Tự phụ là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại của tính tự phụ

Tự phụ là một trong những nét tính cách xấu mà mỗi người cần khắc phục và loại bỏ. Cùng tìm hiểu tự phụ là gì, nguyên nhân, biểu hiện và tác hại của tính cách này sau đây để giúp mỗi người tự nhìn nhận lại bản thân, tránh trở thành một kẻ tự phụ, kiêu ngạo nhé!

Tự phụ nghĩa là gì?

Tự phụ là sự kiêu ngạo của con người khi luôn ảo tưởng về bản thân, luôn cho rằng mình là nhất, mọi thứ mình nói và làm đều đúng đắn và coi thường mọi người xung quanh.

Tự phụ là việc luôn tỏ ra kiêu ngạo, khinh thường người khác
Tự phụ là việc luôn tỏ ra kiêu ngạo, khinh thường người khác

Tự phụ chính là thói kiêu ngạo, tự đại, tự cao của con người với việc tự nâng bản thân mình lên cao. Những người này sẽ tự cho mình cái quyền ưu tiên, không cần tuân theo quy tắc, chuẩn mực nào bởi bản thân luôn là nhất. 

Chính tính tự phụ, tự tin quá đà, luôn cho mình là nhất đã dẫn đến việc làm lu mờ ý chí tư duy, cũng như nhận thức của mỗi người.

Nguyên nhân của tự phụ

Sự tự phụ của mỗi người đến từ những nguyên nhân sau đây: 

  • Nguyên nhân tiếp được bắt nguồn từ việc không có tính khiêm nhường với mọi người.
  • Luôn đề cao cái tôi của mình, mắc bệnh ngôi sao luôn tự xem mình là trung tâm của vũ trụ
  • Do bản tính kém khiêm tốn với mọi người, cũng như không có tinh thần cầu tiến, học hỏi từ người khác.
  • Rất nhiều người bị mắc bệnh ngôi sao khi cho rằng tất cả mọi thứ đều xoay quanh mỗi cá nhân của họ. Việc bản thân đã quá quen thuộc với việc được tán dương sẽ khiến con người ta trở nên tự phụ và không nhận thức được thực tế.

Biểu hiện của tính tự phụ

Tính tự phụ được biểu hiện đa dạng với nhiều khía cạnh trong cuộc sống, cụ thể những người có tính cách tự phụ sẽ thường có những biểu hiện cơ bản sau đây: 

  • Luôn tỏ thái độ xem thường người khác khi làm bất cứ việc gì.
  • Luôn cho bản thân là đúng, bác bỏ mọi ý kiến của người khác.

Người tự phụ luôn tự xem mình là trung tâm của vũ trụ

  • Người tự phụ luôn cho rằng bản thân mình giỏi hơn người khác. Mỗi khi làm bất cứ việc gì đều tỏ thái độ khinh thường người khác, không xem ai ra gì.
  • Những ý kiến mà bản thân đưa ra đều đúng và không có bất cứ điều gì phải xem xét lại cả.
  • Đề cao bản thân một cách quá mức, luôn xem người khác là tầm thường, kém cỏi.
  • Người có tính tự phụ đặc biệt thích đổ lỗi cho người khác.
  • Luôn có thái độ vênh váo, kiêu ngạo khi tiếp xúc với những người khác.
  • Thường hay khoe khoang những thành tích cá nhân và phóng đại mọi thứ mà mình có
  • Thích cãi nhau và không bao giờ chịu nghe ý kiến của người khác.

Xem thêm: Sĩ diện là gì? Sĩ diện tốt hay xấu? Cách bỏ tính sĩ diện

Tác hại của tính tự phụ

Khác với tự tin, sự tự phụ sẽ để lại nhiều tác hại, cụ thể như:

  • Không được mọi người yêu mến, nể trọng thay vào đó là sự xa lánh, miệt khinh, từ đó làm ảnh hưởng nhiều đến công việc cá nhân.
  • Người có tính cách tự phụ thường sẽ không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn thu mình trong một cái vỏ bọc nên dễ bị chậm tiến hơn so với mọi người.
  • Những người này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bản thân, tạo nên bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Tính tự phụ làm kìm hãm sự phát triển, bứt phá của mỗi người
Tính tự phụ làm kìm hãm sự phát triển, bứt phá của mỗi người
  • Ảo tưởng về tài năng, sức mạnh của bản thân nên nảy sinh thói huênh hoang khoác lác, khoe khoang, bịa đặt, thổi phồng để thỏa mãn tính hơn thua của bản thân. Vì thế mà những người này khó để có thể thành công, cũng như ít nhận được sự ủng hộ của số đông.
  • Những người tự phụ nếu như phải nhận những lời chê bai sẽ dễ khiến cho bản thân bị tổn thương, ức chế, từ đó dễ dẫn đến xảy ra các hành vi thiếu kiểm soát.

Xem thêm: Tự cao là gì? Tự cao tự đại là gì? Biểu hiện của tính tự cao

Cách khắc phục tính tự phụ

Để khắc phục tính tự phụ của bản thân, bạn cần:

Biết xem trọng người khác

Việc học cách tôn trọng người khác ngay cả khi năng lực, trình độ của họ thấp hơn bạn là điều rất quan trọng. Bởi trong cuộc sống này chúng ta sẽ không thể lường trước được điều gì. Sự tôn trọng là điều cần thiết để giúp bạn nhận về sự yêu thương, giúp đỡ những lúc khó khăn.

Cần học cách tôn trọng người khác
Cần học cách tôn trọng người khác

Tôn trọng người khác cũng là cách để bạn bè, đồng nghiệp và mọi người xung quanh có những ấn tượng tốt về bạn.

Xem thêm: Tự ti là gì? Biểu hiện và tác hại của tự ti? Cách khắc phục

Hãy sống khiêm tốn

Đây là đức tính tốt đẹp được đánh giá cao hiện nay, những người sống khiêm tốn sẽ luôn được tôn trọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi bản thân được mọi người công nhận năng lực thì không nên tự cao. Hãy xem lời khen đó như động lực để giúp bản thân có thể cố gắng nhiều hơn nữa. 

Kiêu ngạo hay khoe khoang sẽ chỉ khiến bản thân thêm ỷ lại, ảo tưởng, lười nhác hơn mà thôi. Bạn tuyệt đối nên ghi nhớ không được ngủ quên quá lâu trên chiến thắng. Không nên vì một chút thành tựu mà hống hách, lên mặt. Hãy xem những gì mình đạt được là bước đệm nhỏ để hoàn thiện bản thân.

Luôn khiêm tốn 
Luôn khiêm tốn

Xem thêm: Khiêm tốn là gì? Ý nghĩa và biểu hiện của khiêm tốn

Hãy sống trung thực, thật thà

Người thường hay nói dối và lươn lẹo sẽ khó để có thể nhận về được sự yêu quý của người khác. Vậy nên bạn cần phải luôn sống thật thà, trung thực, không nên chỉ vì một chút thỏa mãn của mình mà bóp méo sự thật. 

Chính điều này sẽ làm giảm đi sự uy tín của bạn trong mắt người khác.

Sống hòa đồng với mọi người

Chính sự ngạo mạn, kiêu căng của bản thân nên những người tự phụ thường ít khi chịu nhìn xuống. Để được mọi người yêu quý, tôn trọng bạn cần giảm bớt cái tôi của mình, sống chan hòa, hòa đồng với mọi người xung quanh.

Sống chan hòa với tất cả mọi người
Sống chan hòa với tất cả mọi người

Sự khác nhau cơ bản giữa tự phụ, tự ti và tự trọng

Nếu như tự phụ là một thói quen xấu, sinh ra ngạo mạn, kiêu căng, dễ làm tổn hại đến bản thân, ảnh hưởng đến sự phát triển trong sự nghiệp thì sự tự ti và tự trọng mang những đặc điểm sau:

  • Tự trọng: Là sự tôn trọng danh dự, phẩm cách của bản thân. Những người này họ luôn biết phân biệt phải trái, đúng sai. Cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn đề cao danh dự cá nhân, giữ cho mình một nếp sống trong sạch.
  • Tự ti: Luôn cho rằng bản thân kém cỏi hơn người khác, luôn cho rằng mình vô dụng, yếu kém, bất tài. Vì luôn mang tâm lý thất bại nên họ không dám làm bất cứ điều gì, từ đó cản trở đến việc tiến đến thành công trong công việc và cả cuộc sống. 

Những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu được tự phụ là gì, cũng như tác hại của nét tính cách này. Từ đó dần khắc phục để sống chan hòa với mọi người hơn, giúp bản thân phát triển và sớm đạt được thành công như mong đợi.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *