Khiêm tốn là một đức tính quan trọng trong cuộc sống. Người có đức tính khiêm tốn sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng của mọi người. Vậy khiêm tốn là gì? Ý nghĩa và biểu hiện khiêm tốn là gì?. Cùng thapgiainhietliangchi tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết này nhé.
Khiêm tốn là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về khiêm tốn nhưng chung quy lại, khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người được thể hiện qua hành động, cử chỉ, lời nói. Người khiêm tốn luôn ý thức được thái độ, hành động của bản thân, có sự chừng mực, không kiêu căng, tự mãn, biết kính trên nhường dưới, luôn cẩn thận giữ gìn những giá trị mình nhận được.
Họ là người không bao giờ cố tình đề cao các thành tựu, những chiến tích mình đạt được. Ngược lại, họ luôn phấn đấu, nỗ lực để đạt được kết quả cao hơn, thành công hơn trong cuộc sống và công việc.
Những người có tính khiêm tốn khi nói chuyện, làm việc bạn sẽ thấy họ luôn có cách cư xử văn minh, nhã nhặn, tôn trọng người khác. Họ cũng là người luôn đề cao tinh thần học hỏi, luôn trau dồi, rèn luyện kiến thức để cải thiện những hạn chế, thiếu sót của bản thân.
Tuy nhiên, sự khiêm tốn không phải là nhận bản thân mình kém cỏi, không bằng người khác mà đó chỉ là xóa bỏ đi tính ngạo mạn, tự cao, tự đại. Đặc biệt, người có tính khiêm tốn sẽ luôn có cuộc sống tích cực hơn để gia tăng vốn kinh nghiệm và nhận được nhiều sự tín nhiệm.
Ý nghĩa của khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn có ý nghĩa gì? Có thể nói, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta tránh xa được tính tự đại, kiêu căng và hòa đồng với mọi người nhanh chóng. Bên cạnh đó, khiêm tốn còn có rất nhiều ý nghĩa như:
- Trong các mối quan hệ sự khiêm tốn giúp chúng ta nhận được nhiều thiện cảm, sự yêu quý từ người khác, tạo cơ sở để phát triển tốt các mối quan hệ xã hội.
- Người có đức tính khiêm tốn sẽ nhận được sự tôn trọng, tín nhiệm từ người khác. Điều này giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển hơn trong sự nghiệp, trong cuộc sống.
- Sự khiêm tốn, chăm chỉ, luôn trau dồi bản thân, tôn trọng những người giỏi hơn mình và học hỏi từ họ. Chia sẻ những kiến thức mình có bạn sẽ mở mang tầm hiểu biết sẽ nhận được thêm nhiều kiến thức, mở rộng hơn các mối quan hệ xã hội.
- Khiêm tốn là chìa khóa giúp bạn dễ dàng thành công hơn trong công việc, là thước đo giá trị của bản thân, nhận rõ được các ưu khuyết điểm của mình để phát huy nó.
- Khiêm tốn còn giúp chúng ta nhìn nhận đúng, ý thức đúng về bản thân, không bị ảo tưởng cuốn theo những tham vọng cá nhân. Sống có lòng khiêm tốn, biết nâng cao được giá trị của bản thân đúng mức thì mới có thể thành công, được nhiều người coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được giúp đỡ.
Biểu hiện của đức tính khiêm tốn
Khiêm tốn là một đức tính cần thiết để hoàn thiện bản thân, hòa nhập vào cộng đồng và xã hội. Đôi khi biểu hiện của sự khiêm tốn chỉ thể hiện qua những hành động vô cùng nhỏ. Bạn có thể tham khảo một số biểu hiện của khiêm tốn dưới đây:
Biết bao dung, thấu hiểu
Người có đức tính khiêm tốn thường không chấp vặt, cũng không để bụng lời nói, hành động của người khác. Họ luôn bao dung cho những lỗi lầm của mọi người xung quanh, chỉ cần người đó hiểu và biết sửa sai.
Không chỉ vậy, họ còn là người biết thấu hiểu, cảm thông, yêu thương, chia sẻ với người khác, mong muốn đối phương được hạnh phúc. Lòng bao dung của người khiêm tốn còn được thể hiện qua những khó khăn, chia sẻ, giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn.
Có lòng biết ơn
Người khiêm tốn biết bản thân họ có gì, người khác có gì và họ luôn trân quý điều đó. Từ những hành động dù là nhỏ nhất từ những người đã giúp đỡ họ, họ sẽ luôn ghi nhớ biết ơn những gì đang có. Từ hành động đó, họ mới có được những bài học đáng giá, rút được kinh nghiệm để đứng lên từ những vấp ngã, khó khăn trong cuộc sống.
Tinh thần ham học hỏi
Người có tình khiêm tốn luôn nhận rõ được điểm mạnh và yếu của mình. Chính vì vậy họ luôn không ngừng học hỏi, luôn nhìn thấy những ưu điểm của người khác để học hỏi thêm mỗi ngày. Với họ được học tập, tích lũy nhiều kiến thức mới là điều đáng giá.
Có thể nói, người có đức tính khiêm tốn sẽ không đề cao bản thân. Họ biết được rõ bản thân có những thiếu sót gì, đặc biệt họ không hề nhụt chí, tự tin mà biến chúng trở thành động lực để trau dồi, phát triển hoàn thiện hơn.
Xem thêm: Trung thực là gì? Vai trò, biểu hiện của trung thực
Không ngủ quên trên chiến thắng
Biểu hiện của người khiêm tốn sẽ không vì một chiến thắng mà quá chìm đắm vào đó. Họ sẽ không bao giờ ngủ quên hay chìm đắm vào thành công trước mắt, mà bỏ dở cả tương lai. Bởi họ luôn nhận thức được những điều này nên luôn cố gắng biến nó thành bàn đạp cho thành quả tốt hơn.
Không so sánh
So sánh bản thân với người khác là hành động mà chúng ta thường thấy ở mỗi người. Thế nhưng, người khiêm tốn sẽ không như vậy, họ không mất thời gian vào việc hơn thua. Họ sẽ dành thời gian đó để tự cải thiện bản thân và làm những điều mà mình chưa đạt được.
Biết tiếp thu ý kiến
Khi có thành quả tốt, người khiêm tốn sẽ đón nhận lời khen, tán dương từ bạn bè đồng nghiệp nhưng lại không tỏ ra ngạo mạn, kiêu căng. Khi thất bại hay làm chưa đúng họ cũng rất nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu, chắt lọc các ý kiến để cải thiện tốt hơn trong lần tiếp theo.
Giữ các mối quan hệ tốt đẹp
Người khiêm tốn thường có mối quan hệ hòa hợp với nhiều người xung quanh. Bởi họ luôn giúp đỡ những người khác về mặt vật chất, tinh thần với thái độ cởi mở, hòa đồng, có chừng mực.
Những hành động dù nhỏ nhưng lại tinh tế đó giúp người khác cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Từ đó, học cũng duy trì được mối quan hệ bền lâu, tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Lòng tự trọng là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của lòng tự trọng
Có trách nhiệm
Thay vì đổ lỗi, né tránh người khiêm tốn sẽ không trốn chạy hay từ bỏ khi có vấn đề xảy ra. Họ sẵn sàng lên tiếng nhận sai, nhận lỗi, chịu trách nhiệm với phần của họ. Chính thái độ thẳng thắn đó giúp họ tiến bộ nhanh hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn trong tương lai.
Đặt quyền lợi người khác lên đầu
Một trong những biểu hiện đặc trưng của người khiêm tốn đó chính là đặt quyền lợi người khác lên hàng đầu. Họ thường khoe khoang về người khác nhưng lại ít nói về mình.
Ngược lại, những người không khiêm tốn thường ít khi hạ mình trước ai đó, họ luôn cho rằng bản thân biết nhiều hơn so với người khác và hay khoe khoang về chính bản thân mình.
Xem thêm: Thật thà là gì? Người thật thà có dễ thành công trong công việc?
Cách rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu rõ khiêm tốn là gì, ý nghĩa và biểu hiện của nó. Chắc hạn bạn đã phải nhận thức được sự quan trọng của việc rèn luyện tính khiêm tốn rồi đúng không? Để có thể rèn luyện bạn cần:
- Có thái độ sống tốt, học cách bao dung, tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông cho người khác.
- Hãy biết ơn với những gì bạn đang có và bày tỏ sự biết ơn đối với mọi người, có thái độ trân trọng với họ.
- Học cách lắng nghe, bày tỏ sự thành kính với người khác.
- Luôn trau dồi kiến thức, biết linh hoạt chắt lọc nhận xét, ý kiến, đóng góp của người khác để mỗi ngày hoàn thiện bản thân hơn.
- Biết nhận sai, nhận lỗi, nhận khuyết điểm, chịu trách nhiệm với điều mình làm ra và cố gắng tìm cách khắc phục nó.
- Không khoe khoang, tự cao, tự mãn hay hạ thấp bản thân với bất kỳ người nào khác.
Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về khiêm tốn là gì, ý nghĩa, biểu hiệu của người khiêm tốn. Có thể thấy khiêm tốn là đức tính tốt đẹp mà chúng ta nên rèn luyện. Để từ đó có thể học hỏi hoàn thiện bản thân và giúp cuộc sống của bạn mang đến nhiều thuận lợi, thành công hơn.