Lòng tự trọng là gì mà ai trong chúng ta cũng đều cần phải có? Người ta thường nói việc đánh mất đi lòng tự trọng cũng giống như việc đánh mất đi giá trị của bản thân. Cụ thể lòng tự trọng có nghĩa là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của những người có lòng tự trọng như thế nào sẽ được chúng tôi thông tin đầy đủ sau đây.
Thế nào là lòng tự trọng? Phân loại lòng tự trọng
Lòng tự trọng có nghĩa là gì?
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất quý giá của con người, thể hiện sự coi trọng về phẩm giá, cũng như đánh giá danh dự của người đó.
Tự trọng khá giống với tự tôn, bản thân mỗi người chúng ta cần phải biết được giá trị của bản thân mình để không đánh mất đi lòng tự trọng.
Những người có lòng tự trọng sẽ biết được giá trị cũng như khả năng của bản thân mình. Những người này thường không nâng cao giá trị hay quá tự mãn về việc làm của bản thân. Họ biết cách giữ khoảng cách, không thể hiện quá lố bịch hay nâng cao bản thân quá mức.
Những người biết tự trọng sẽ luôn đi đúng hướng với lương tâm của mình, họ biết cách để bảo vệ lòng tự trọng, tránh để bị người khác coi thường
Phân loại lòng tự trọng
Lòng tự trọng chia thành 2 cấp bậc là: lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp. Người có lòng tự trọng thấp thường nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực, họ cho rằng mọi thứ không quá quan trọng đối với họ. Từ đó họ có những khuynh hướng làm mất đi giá trị của bản thân với những hành vi, việc làm sai trái.
Còn đối với những người có lòng tự trọng cao sẽ không bao giờ xem nhẹ giá trị của bản thân. Mọi hành động, suy nghĩ của họ đều cho thấy bản thân là một người chính trực, liêm khiết, dám làm dám nhận.
Trên thực tế có rất nhiều tấm gương về lòng tự trọng mà chúng ta nên noi gương để bảo vệ giá trị của bản thân, không bị người khác coi thường.
Biểu hiện của lòng tự trọng là gì?
Biểu hiện của lòng tự trọng trong cuộc sống mà ta có thể dễ thấy như:
- Trong gia đình, lòng tự trọng thể hiện ở việc các thành viên biết kính trên nhường dưới, cởi mở cùng nhau lắng nghe, chia sẻ với nhau.
- Trong xã hội, mọi người biết sống với nhau chan hòa, biết cách để tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, kiên định với mục tiêu của bản thân. Biết xin lỗi đúng lúc và cảm ơn mỗi khi cần. Các cá nhân điều tôn trọng pháp luật, cũng như các chuẩn mực đạo đức ở trong cuộc sống.
- Trong học tập, học sinh sinh viên nghiêm túc học hành và rèn luyện.
- Trong công việc, luôn cố gắng hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao, không thực hiện những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp. Luôn đứng ra nhận trách nhiệm, cũng như luôn giữ thái độ cầu tiến.
Xem thêm: Lòng vị tha là gì? Ý nghĩa, dẫn chứng về lòng vị tha trong cuộc sống
Ý nghĩa của lòng tự trọng là gì?
Lòng tự trọng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với cuộc sống của mỗi con người:
- Lòng tự trọng vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó giúp chúng ta trở nên tự tin hơn, luôn đảm bảo tràn đầy năng lượng tích cực mỗi ngày.
- Những người sống có lòng tự trọng sẽ luôn nhận được sự tôn trọng của mọi người.
- Lòng tự trọng chính là động lực giúp chp chúng ta có thể vượt qua được mọi khó khăn thử thách để có thể hoàn thành được tốt nhất mọi nhiệm vụ.
- Lòng tự trọng giúp bản thân nâng cao được phẩm giá, cũng như uy tín cá nhân.
- Bản thân khi có lòng tự trọng chắc chắn sẽ nhận lại được sự yêu thương, quan tâm của người khác chân thành nhất.
Xem thêm: Đoàn kết là gì? Ý nghĩa, biểu hiện, dẫn chứng về tinh thần đoàn kết
Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
Chúng ta có thể nhận thấy giá trị của lòng tự trọng đối với cuộc sống là rất lớn và không thể thiếu với mỗi người. Tự trọng giống như một đức tính giúp con người ta tự tin hơn, có nhiều năng lượng hơn.
Cuộc sống này sẽ thật tuyệt vời nếu như chúng ta sống đúng là mình, không vướng bận hay ganh đua với ai, luôn luôn được mọi người yêu quý.
Lòng tự trọng chính là thước đo cho các mối quan hệ, khi bạn vượt qua giới hạn tự trọng, trở nên quá ích kỷ thì bản thân cũng sẽ nhận lại những điều không vui trong cuộc sống.
Bản thân chúng ta không thể sống trong sự cô lập với xã hội, nếu như không có các mối quan hệ bạn bè thì chúng ta sẽ tồn tại như thế nào? Chính lòng tự trọng sẽ giúp cho chúng ta có được những mối liên kết lâu dài, bền chặt.
Khi bạn giữ được lòng tự trọng của mình cũng có nghĩa bạn đang sống đúng với chính bản thân mình. Những gì đang có chính là giá trị, thước đo sự hạnh phúc. Bên cạnh đó, lòng tự trọng còn giúp chúng ta có thể vượt qua được cám dỗ, mách bảo bản thân không được làm những điều sai trái với lương tâm. Luôn hành động sau suy nghĩ để giúp cho bạn có thể giảm đi được những sai lầm không đáng có.
Cách giúp rèn luyện, nâng cao lòng tự trọng
Suy nghĩ tích cực, luôn có sự tin tưởng bản thân
Suy nghĩ tích cực là giải pháp cực hiệu quả giúp bạn thoát khỏi được sự u mê, tự ti, ngờ vực bản thân. Chỉ cần bản thân luôn lạc quan, yêu đời với một thái độ sống tích cực thì những mầm mống của những điều sẽ xấu sẽ không có điều kiện để sinh sôi, phát triển. Nhờ đó giúp bạn luôn sống trong tâm thế an nhiên, thiện lành.
Chỉ có bạn mới là chỗ dựa vững chắc nhất cho bản thân của mình. Cho nên, việc tin tưởng vào bản thân, cũng như khả năng của chính mình để động viên bản thân có thêm sức mạnh chiến đấu mỗi ngày.
Xem thêm: Thật thà là gì? Người thật thà có dễ thành công trong công việc?
Hiện thực hoá niềm tin
Bạn nên viết tất cả những điều mà bản thân thực sự muốn ra một tờ giấy. Chỉ khi bạn xác định được mục tiêu của mình thì mới có thể vạch ra được đường lối và hướng đi đúng đắn.
Bạn nên chia nhỏ các mục tiêu lớn của mình, sau đó từng bước nối tiếp và kế thừa nhau. Mục tiêu nếu như càng đơn giản thì bạn càng dễ dàng đạt được. Cứ vậy cho tới khi bạn đạt được những mục tiêu nhỏ của mình thì mục tiêu lớn sẽ tự khắc có thể được hoàn thành.
Luôn giúp đỡ mọi người
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu như bạn muốn hài lòng với bản thân thì hãy nên đi giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người yếu thế. Việc giúp đỡ mọi người sẽ giúp bạn cảm thấy cuộc sống này hạnh phúc và có ý nghĩa hơn. Qua đó có thể nhận thấy được những giá trị của bản thân, được mọi người yêu quý, tôn trọng.
Thay đổi suy nghĩ về định nghĩa hoàn hảo
Nhiều người cho rằng sự hoàn hảo là đích đến cuối cùng của thành công, để tạo động lực giúp chúng ta cố gắng hơn mỗi ngày. Thực tế thì hoàn hảo chỉ mang tính chất tương đối, bởi chúng có thể hoàn hảo theo cách của người này nhưng lại chưa thực sự hoàn hảo theo suy nghĩ, cách nhìn của người khác.
Cho nên thay vì tập trung vào sự hoàn hảo với những hoài bão viển vông, bạn cần phải nỗ lực để giúp bản thân trở thành người tử tế, có giá trị.
Có thể thấy, tự trọng chính là nền tảng của một cuộc sống tự tin, hạnh phúc. Cho nên mỗi chúng ta cần suy nghĩ tích cực, có mục tiêu cụ thể và luôn nỗ lực hết mình để đạt được chúng. Hy vọng bài viết mà chúng tôi mang tới trên đây đã giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về lòng tự trọng là gì, cũng như giá trị quan trọng mà lòng tự trọng mang tới trong cuộc sống này.