Sĩ diện là gì? Sĩ diện tốt hay xấu? Cách bỏ tính sĩ diện

Sĩ diện là một trong những đặc điểm tính cách được đánh giá là không tốt của con người. Nhưng có lẽ bạn chưa biết, ý nghĩa ban đầu của từ sĩ diện không mang ý nghĩa tiêu cực như hiện nay. Để hiểu rõ được sĩ diện là gì, mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết sau đây. 

Sĩ diện là gì?

“Sĩ diện” là từ ghép của tiếng Việt, bao gồm 2 từ Hán – Việt là “sĩ” và “diện”, cụ thể:

  • “Sĩ” (士): Là người trí thức, những người có học thức, phẩm chất đạo đức cao. Trong quá khứ, đây là từ được dùng để chỉ các quan chức thời xưa, những người có địa vị và yêu nước. 
  • “Diện” (面): Là mặt, vẻ bề ngoài, được dùng để chỉ diện mạo của một người, nét tốt xấu của một người hoặc miêu tả sự tôn trọng, danh dự, uy tín của người nào đó trong xã hội.
Định nghĩa về từ sĩ diện
Định nghĩa về từ sĩ diện

Trong từ điển tiếng Việt, “sĩ diện” khi là danh từ nhằm để nói đến thể diện cá nhân. Còn khi là động từ nhằm để chỉ những người muốn làm ra vẻ không thua kém ai để muốn được coi trọng.

Thời xưa, từ “sĩ diện” được dùng để miêu tả những người có phẩm chất đạo đức tốt, có trí tuệ, cũng như kiến thức rộng lớn. Họ là những người giúp mang lại giá trị cho xã hội.

Ngoài ra, từ “sĩ diện” cùng được dùng để miêu tả sự tinh tế, lịch thiệp trong cách ứng xử thông qua lời nói, suy nghĩ, hành động, vẻ ngoài để có thể hợp hơn với các tiêu chuẩn chung nhằm nhận được sự tôn trọng từ phía người khác hay che giấu đi sự thua kém của mình để tránh bị người khác coi thường.

Bệnh sĩ diện là gì?

Bệnh sĩ là gì? Bệnh sĩ diện hay còn được gọi là sĩ diện hão, đó là sự giả tạo, khoe mẽ, hợm hĩnh, giấu dốt, phù phiếm,… nhằm để muốn người khác phải tôn trọng mình bởi những điều mà mình không có. 

Bệnh sĩ diện của người đàn ông khá phổ biến
Bệnh sĩ diện của người đàn ông khá phổ biến

Những người sĩ diện hão luôn tự nâng mình lên quá tầm, học đặc biệt thích thú khi nhận về những lời khen hay được người khác nhìn mình với ánh mắt ngưỡng mộ, ghen tị.

Xem thêm: Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận biết đàn ông có tính gia trưởng

Hàm nghĩa chân chính của từ “sĩ diện”

Với hàm nghĩa này giúp chúng ta hiểu được lý do vì sao phải sĩ diện. Trong xã hội xưa, “sĩ’ được xếp ở vị trí đầu tiên trong năm giai cấp chính của xã hội là “Sĩ nông công thương binh”. Qua đó cho thấy tri thức thời xưa đóng vai trò đặc biệt to lớn đối với sự phát triển của xã hội.

Những người có trí thức cần phải biết chịu trách nhiệm đối với những hành vi của mình, có ý thức trách nhiệm, biết xấu hổ và giữ sự trong sạch nhân cách, phẩm chất của bản thân. Đặc biệt luôn phải có ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những người như vậy sẽ không bao giờ khiến quốc gia hổ thẹn, bản thân bị sỉ nhục.

Vì thế, kẻ sĩ trong văn hóa truyền thống là những người được xã hội trọng vọng. Họ thuộc những người có nhân cách, đạo đức, phong thái, tài năng vượt xa hơn hẳn người thường.

Sĩ diện trong xã hội xưa mang ý nghĩa, giá trị tốt đẹp
Sĩ diện trong xã hội xưa mang ý nghĩa, giá trị tốt đẹp

Với một người mà nói, vẻ ngoài có học thức, sang trọng, quý phái, lịch lãm, trầm ổn là hình mẫu mà ai cũng muốn hướng tới. Những người có trí thức thường biết lễ nghĩa, biết cách để giữ “sĩ diện”. Chỉ là ngày nay khi những giá trị văn hóa truyền thống dần bị phai nhạt đi, thậm chí là bị hiểu sai lệch làm mất nội hàm vốn có. 

Đó là khi chỉ còn phần vỏ ngoài rỗng tuếch thì từ sĩ diện này hầu như chỉ dùng với những ý nghĩa tiêu cực.

Hiện nay “sĩ diện” bị biến chất mang nghĩa tiêu cực

Như đã nói ở trên thì từ “sĩ diện” ngày nay thường dùng để chỉ những kẻ thích khoe khoang, tự cao tự đại, thích ra vẻ mình có học thức. Những lời chê bai ai đó sĩ diện nhằm thể hiện đó là điều không tốt và không nên.

Từ một từ ngữ với ý nghĩa ban đầu tốt đẹp lại dần mang ý nghĩa tiêu cực nguyên nhân sâu xa là bởi chính phong trào chống trí thức tại Trung Quốc (phong trào Trăm hoa đua nở 1956-1957) đã tác động lớn đến Việt Nam.

Bệnh sĩ diện của giới trẻ ngày nay mang nghĩa vô cùng tiêu cực
Bệnh sĩ diện của giới trẻ ngày nay mang nghĩa vô cùng tiêu cực

Do ảnh hưởng cuộc đại cách mạng văn hóa và phong trào chống trí thức này nên từ “sĩ” bị xem như sự sỉ nhục. Tại Việt Nam, từ “sĩ diện” bỗng khoác lên mình hàm ý xấu xa, không tốt. Trong khi đó ở thời xa xưa thì “sĩ diện” đặc biệt cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là người trí thức.

Xem thêm: Tham vọng là gì? Sự khác nhau giữa tham vọng và ước mơ

Những kẻ sĩ diện hão sẽ chỉ tự hại mình

Theo nghĩa tích cực thì bất cứ ai cũng cần nên có sĩ diện, tuy nhiên bạn nên đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn giữa “sĩ diện” với “sĩ diện hão”. Chính điều này đã gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển của văn hóa, kinh tế, giáo dục, cũng như mọi mặt của đời sống xã hội.

Có thể thấy, biểu hiện của sĩ diện hão là muôn hình vạn trạng mà khi bạn nhìn ở đâu trong xã hội này cũng sẽ đều thấy được. Bạn đi làm nhưng không muốn hỏi tiền công vì sợ làm mất cái thanh cao của người tri thức, đó là sĩ diện hão.

Bạn nhất định muốn làm việc xứng với chuyên môn chỉ vì không muốn khiến bản thân mình bị hạ thấp, đó cũng là sĩ diện hão. Với những việc được cho là quá sức với mình, những vẫn không thừa nhận bản thân không đủ năng lực vì sợ xấu hổ cũng là điều bạn đang sĩ diện hão.

Sĩ diện hão sẽ chỉ tự hại mình
Sĩ diện hão sẽ chỉ tự hại mình

Là con người dù ít hay nhiều cũng sẽ đều có tính sĩ diện hão, điều này đã được ẩn dụ trong rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ Việt Nam như: 

“Con gà tức nhau tiếng gáy”
“Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”,…

Chính vì nhận rõ được việc sĩ diện hão mang đến nhiều hệ lụy nên người ta dần sợ nó, bởi tính sĩ diện khiến con người sống rời xa thực tế, biến mọi thứ thành hư ảo, không được thảnh thơi.

Cách bỏ tính sĩ diện

“Sĩ diện là thứ khó buông bỏ nhất, nhưng cũng là thứ vô dụng nhất”, đúng vậy có rất nhiều người vẫn cứ thích cố đánh bóng vẻ bên ngoài bởi những thứ hào nhoáng. Hành động này một phần là để nhằm che lấp cái trống rỗng bên trong, một phần cũng là bởi trong xã hội, một bộ phận con người quá đề cao những thứ bề ngoài, đề cao vật chất.

Để sửa đổi được tính sĩ diện hão đã “ăn” sâu vào máu, chúng ta cần phải biết suy nghĩ cẩn thận trước khi làm bất cứ điều gì. Bên cạnh đó, mọi người nên không ngừng học hỏi để:

  • Củng cố kiến thức cho bản thân, học lại các giá trị nền tảng để hiểu được rằng con người được tôn trọng bởi những điều bên trong thay vì những thứ phù phiếm ở bên ngoài.
  • Học để biết cách hành xử đúng mực, đúng giá trị để được tôn trọng theo đúng nghĩa.
  • Học cách biết chấp nhận bản thân, biết mình đang ở đâu để cố gắng, nỗ lực bởi chính thực lực của mình.
Cách chữa bệnh sĩ diện
Cách chữa bệnh sĩ diện

Một người biết sĩ diện đúng lúc, đúng chỗ sẽ luôn được tôn trọng ngay cả khi họ không khoác lên mình đồ hiệu sang chảnh. Vì thế, thay vì mải chạy theo những thứ hữu danh vô thực thì bạn nên cố gắng làm việc, sống chân thành, tử tế khắc mọi thứ tốt đẹp sẽ đến và được mọi người tôn trọng, mến mộ.

Sự khác nhau giữa sĩ diện và thể diện

Nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa “sĩ diện’ và “thể diện”. Thực chất thì đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, thể hiện những khía cạnh khác nhau của con người.

Thể diện dùng để chỉ vẻ bề ngoài của một người như cách ăn mặc, cách trang điểm, ăn uống, hành vi, ứng xử, trình độ,.. của người đó. “Thể diện” còn có thể dùng để miêu tả sự đẹp, tốt hay xấu của một người. Bên cạnh đó nó còn liên quan đến phẩm giá và uy tín trong các mối quan hệ xã hội.

Trong khi đó, sĩ diện thường để chỉ đức hạnh, phẩm chất, lời nói, sự hiểu biết, trí thức của một người. Từ “sĩ diện” còn dùng để miêu tả sự tinh tế, lịch thiệp trong cách ứng xử của một người, đặc biệt là ở trong mối quan hệ cộng đồng hay giao tiếp xã hội.

Bài viết trên đây chúng ta đã cùng nhau làm rõ vấn đề sĩ diện là gì, cũng như những điều liên quan đến sĩ diện. Qua đó nhận thức rõ và tránh xa “bệnh sĩ diện” để không khiến bản thân rơi vào bế tắc.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *