Thủ thư là công việc dành cho những ai yêu thích sách và muốn tìm kiếm một công việc ổn định, không có quá nhiều cạnh tranh và áp lực. Nếu bạn đang quan tâm đến công việc này thì hãy cùng tìm hiểu thủ thư là gì, yêu cầu và những công việc cụ thể cho vị trí này sau đây nhé!
Thủ thư nghĩa là gì?
Thủ thư là người làm ở trong thư viện, chuyên quản lý các hoạt động của thư viện như quản lý tài liệu, sách, tìm kiếm thông tin trong các hệ thống thư viện. Người làm công việc thủ thư sẽ nắm rõ nhất các thông tin trong thư viện để có thể phục vụ được nhu cầu của bạn đọc nhanh chóng nhất.
Vì thế để làm công việc này không chỉ cần đến khả năng xử lý thông tin nhanh chóng mà còn yêu cầu cả về kỹ năng công nghệ thông tin thành thạo. Môi trường làm việc của các nhân viên thủ thư là tại các thư viện.
Công việc này phù hợp với những ai thích đọc sách và muốn tìm kiếm công việc ổn định, không quá áp lực.
Tìm hiểu về công việc của thủ thư
Đối tượng phục vụ của nhân viên thủ thư là độc giả, tùy vào thư viện cũng như quy mô thư viện mà nhân viên thủ thư cần thực hiện các công việc với vai trò như sau:
Lưu trữ thông tin
Công việc của nhân viên thủ thư chính là lưu trữ thông tin ở dạng tài liệu bản cứng, file ghi âm, bản thảo,… để làm tài liệu phục vụ cho công việc tìm kiếm thông tin của độc giả.
Đối với các thư viện lớn sẽ có rất nhiều nhân viên thủ thư đóng các vai trò khác nhau, tuy nhiên lưu trữ thông tin là công việc chính mà các thủ thư đều cần phải thực hiện.
Bổ sung và kiểm soát nguồn tài nguyên thông tin cho thư viện
Nhiệm vụ tiếp theo mà một nhân viên thủ thư phải thực hiện đó chính là bổ sung, sưu tập, cũng như kiểm soát nguồn tài nguyên để cung cấp các thông tin cho thư viện.
Một thủ thư sẽ có trách nhiệm tổ chức, quản lý và cung cấp các quyền truy cập vào thông tin ở trong thư viện. Họ sẽ chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, mua các tài liệu như sách, báo, tạp chí,… cho bộ sưu tập của thư viện, đồng thời thực hiện lập danh mục, phân loại để người dùng có thể dễ dàng trong việc truy xuất.
Quản lý thông tin và tài nguyên trong thư viện
Ngoài các nhiệm vụ trên thì nhân viên thủ thư còn đảm nhiệm các công việc liên quan đến quản lý cơ sở dữ liệu – bản mềm để cung cấp các thông tin cho độc giả nhanh chóng.
Bên cạnh đó thủ thư còn hỗ trợ độc giả trong việc định vị thông tin, cung cấp hướng dẫn để tìm hiểu tài liệu hiệu quả. Họ có thể phát triển cũng như cung cấp dịch vụ để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của cộng đồng.
Xem thêm: QS là gì? Yếu tố mang đến sự thành công cho kỹ sư dự toán
Các công việc khác
Ngoài việc lưu trữ, cung cấp, quản lý thông tin thì các thủ thư còn thực hiện các công việc khác như:
– Giới thiệu thông tin về thư viện để độc giả nắm được và thực hiện theo quy tắc như: nội quy, cách dùng, tìm kiếm thông tin có trong thư viện.
– Thủ thư còn phải đảm bảo thực hiện các công việc liên quan đến quản lý thông tin bạn đọc như: Thời gian mượn, trả sách, giải đáp thông tin liên quan để độc giả nắm rõ được quy tắc khi dùng dịch vụ trong thư viện.
– Đảm bảo sách, tài liệu trên kệ được ngăn nắp, gọn gàng để thuận tiện cho việc tìm kiếm, quản lý và tăng thẩm mỹ cho không gian thư viện.
– Hướng dẫn, cung cấp thông tin đến những người thuộc các thành phần khác nhau trong xã hội như: người khuyết tật, người vô gia cư,…
Hiện nay với thời đại số hóa thì các thủ thư còn chịu trách nhiệm quản lý các tài nguyên kỹ thuật số như sách điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến. Công việc này cần thường xuyên cập nhật các thay đổi về công nghệ để đọc giả có thể truy cập được vào các tài nguyên mới nhất, phù hợp nhất.
Kỹ năng mà thủ thư cần có trong công việc
Để có thể trở thành thủ thư bạn cần có những kỹ năng cơ bản sau:
Kỹ năng giao tiếp cùng khả năng tương tác tốt
Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết đối với những người làm nghề thủ thư để có thể truyền tải thông tin rõ ràng. Thủ thư là công việc sẽ cần tương tác nhiều với người dùng thư viện, cho nên giao tiếp tốt là điều cần thiết để có thể hiểu được nhu cầu của đọc giả để giúp họ tìm kiếm được thông tin hữu ích cho mình.
Kỹ năng tương tác giúp người thủ thư làm việc hiệu quả để duy trì được mối quan hệ chuyên nghiệp với tất cả các bên. Đồng thời giúp họ quản lý công việc tốt để thư viện vận hành hiệu quả, trơn tru.
Có kỹ năng đọc hiểu
Sách là cốt lõi của thư viện, vì thế thủ thư sẽ cần phải có những kỹ năng tương ứng liên quan đến sách. Khả năng đọc hiểu tốt sẽ giúp bạn có thể cập nhật được tài liệu mới. Đây là yếu tố rất quan trọng và cần thiết với các thủ thư chuyên nghiệp.
Xem thêm: Thật thà là gì? Người thật thà có dễ thành công trong công việc?
Kỹ năng cập nhật công nghệ tốt
Công nghệ thông tin là phần rất quan trọng đối với hệ thống thư viện. Việc hiểu và tối đa hóa công cụ công nghệ sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc thủ thư trong thời đại số hóa như hiện nay.
Cho nên để trở thành thủ thư bạn cần hiểu cách dùng máy tính để tạo được cơ sở dữ liệu, cũng như thực hiện tác vụ quản trị, phân loại tài nguyên.
Cơ hội việc làm và thu nhập dành cho vị trí thủ thư
Thủ thư có thể làm ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tổ chức học thuật, thư viện công cộng, cơ quan chính phủ hay tổ chức tư nhân. Các thủ thư sẽ làm việc phần lớn tại các tổ chức học thuật như tại trường đại học và cao đẳng để quản lý, duy trì thư viện, trung tâm thông tin của tổ chức.
Các thư viện công cộng cũng giúp tạo nên việc làm cho các thủ thư, thư viện này được tạo nên bởi chính phủ để quản lý, phục vụ thông tin giáo dục cho cộng đồng địa phương. Cán bộ thư viện sẽ quản lý và cung cấp dịch vụ tham khảo, thúc đẩy xóa mù chữ, đồng thời giúp phổ cập giáo dục của người dân trên địa bàn.
Mức lương của thủ thư hiện nay giao động từ 5-7 triệu đồng, tùy thuộc vào trình độ học vấn, kinh nghiệm, cũng như lĩnh vực làm việc. Với những thủ thư làm việc trong các viện nghiên cứu và thư viện công cộng mức lương sẽ thấp hơn so với việc làm tại các cơ quan chính phủ, các tổ chức tư nhân.
Qua đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về công việc của một thủ thư là gì, cũng như cơ hội việc làm, mức thu nhập và yếu tố cần có để trở thành một thủ thư. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích để những ai đang qua tâm đến công việc này có thể tham khảo để có được cho mình những định hướng công việc phù hợp!