Tinh thần tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của người Việt đã có từ lâu đời, được thể hiện ở việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận kỹ hơn về truyền thống tương thân tương ái là gì để có thể hiểu rõ hơn về đạo lý tốt đẹp này!
Tinh thần tương thân tương ái nghĩa là gì?
Tương thân tương ái là từ Hán Việt nhằm để nói về sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đây chính là một trong những giá trị đạo đức tốt đẹp của người dân Việt Nam.
Tương thân tương ái thể hiện cho sự đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người, giúp mang đến nhiều lợi ích cho xã hội. Chính nhờ tinh thần tương thân tương ái nên mọi người mới có thể cùng nhau vượt qua khó khăn để cùng nhau xây dựng được cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Có thể thấy được rằng, tương thân tương ái là đức tính cao đẹp, chúng thể hiện sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người. Trái nghĩa với tương thân tương ái là đố kỵ, ganh ghét, ích kỷ, chia rẽ,… đây là những đức tính khiến cho xã hội trở nên lạnh lẽo, xa cách, cũng như khó để có thể phát triển.
Biểu hiện thường thấy của tinh thần tương thân tương ái
Tinh thần tương thân tương ái được biểu hiện ở những khía cạnh sau:
– Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn, điều này được thể hiện ở nhiều cách thức khác nhau như: Quyên góp tiền của, vật chất, công sức, hiến máu,…
– Biết cách tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau ở trong cuộc sống để cùng nhau phát triển và vươn lên. Tránh xảy ra các tranh chấp, mâu thuẫn, tạo nên một xã hội văn minh, tốt đẹp.
– Chung tay để xây dựng một xã hội tốt đẹp bằng việc tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, tham gia tình nguyện,… và những hoạt động khác vì cộng đồng khác.
– Giúp đỡ những người yếu thế để bảo vệ quyền lợi của họ.
– Biểu dương những hành động tốt để khuyến khích mọi người sống đẹp và ý nghĩa hơn.
Tinh thần tương thân tương ái là truyền thống quý báu cần được gìn giữ và phát huy. Vì thế mỗi cá nhân cần ý thức được trách nhiệm của bản thân để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, giàu tình yêu thương.
Ý nghĩa to lớn của tinh thần tương thân tương ái
Tương thân tương ái thể hiện tình yêu thương, sẻ chia giữa con người với con người. Khi con người yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau sẽ tạo dựng được một xã hội ấm áp và chan chứa tình người.
Chính tinh thần tương ái giúp chúng ta vượt qua khó khăn, hoạn nạn, những lúc này chúng ta sẽ cảm thấy ấm lòng và có thêm sức mạnh để có thể vượt qua được khó khăn nhờ tình cảm của những người xung quanh.
Chính tinh thần tương thân tương ái giúp cho chúng ta xây dựng được một xã hội tốt đẹp. Chỉ khi chúng ta đoàn kết, cùng nhau xây dựng thì mới có thể tạo dựng được xã hội văn minh, tiến bộ.
Tinh thần này sẽ giúp gắn kết xã hội, tạo nên giá trị sống và phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Và người có lòng nhân ái sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và biết ơn. Còn với những người sống vô cảm, ích kỷ, thờ ơ thì sẽ thường bị xa lánh và sống cô lập. Vì thế chúng ta nên biết cách rèn luyện đạo đức, đề cao tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn.
Hãy đóng góp công sức nhỏ bé của mình để xây dựng xã hội văn minh và giàu có để tạo nên một thế giới tốt đẹp.
Xem thêm: Lên thác xuống ghềnh nghĩa là gì? Ý nghĩa câu thành ngữ
Ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tương thân tương ái của người Việt
Tinh thần tương thân tương ái của người Việt được thể hiện trong rất nhiều câu ca dao, tục ngữ như:
Câu 1:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.”
Câu ca dao đã mượn hình ảnh của cây bầu và bí để nêu bật lên được tinh thần tương thân tương ái. Mặc dù khác giống nhưng bầu và bí vẫn đều cùng chung 1 giàn và cùng nhau lớn lên, đơm hoa kết trái. Con người cũng vậy dù khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, màu da và cả tôn giáo thì con người luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Câu ca dao khuyên mọi người hãy biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, chính tinh thần này sẽ giúp cho chúng ta tạo dựng được xã hội ấm áp, chan chứa tình yêu thương.
Câu 2:
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Câu tục ngữ thể hiện được tinh thần đoàn kết, gắn bó của con người khi cùng nhau sống chung trong một tập thể. Nếu như trong tập thể có một thành viên gặp khó khăn, hoạn nạn thì mọi người trong tập thể sẽ cùng nhau chung tay giúp đỡ.
Câu 3:
“Lá lành đùm lá rách”
Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” thể hiện tinh thần tương thân tương ái, mỗi khi thấy người khác gặp khó khăn, hoạn nạn chúng ta sẽ cần giúp đỡ họ và không nên bỏ mặc.
Bên cạnh đó trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn có rất nhiều câu thể hiện tinh thần tương thân tương ái như: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” hay “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
Có thể thấy được rằng tinh thần tương thân tương ái là đức tính cao đẹp mà mỗi con người cần phải biết gìn giữ và phát huy. Đặc biệt điều này lại càng cần thiết và quan trọng trong xã hội ngày nay để tạo nên sức mạnh tập thể để cùng nhau phát triển hơn nữa.
Việc hiểu được tinh thần tương thân tương ái là gì sẽ giúp cho chúng ta ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp này. Từ đó để tiến tới một xã hội tốt đẹp, văn minh và chứa chan tình người!