Văn học dân gian Việt Nam sở hữu kho tàng thành ngữ, tục ngữ phong phú, đa dạng, chứa đựng nhiều kinh nghiệm, bài học về cuộc sống. Bài viết sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi giải nghĩa cho câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh là gì, cũng như bài học sâu sắc ẩn chứa trong câu thành ngữ này.
Lên thác xuống ghềnh nghĩa là gì?
Để có thể hiểu rõ về thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” ta có thể cắt nghĩa của câu như sau:
- Nghĩa đen: Thác là nơi nước chảy qua các vách đá. Còn ghềnh là nơi có đá lởm chởm, nước chảy xiết -> Thác và ghềnh đều nhằm để chỉ địa hình nguy hiểm của sông núi, gây ra nhiều khó khăn, nguy hiểm đối với người đi lại.
- Về nghĩa bóng: Cụm từ “lên – xuống” nhằm để chỉ hành động ngược chiều nhau -> thể hiện sự vượt qua mọi gian truân, khó khăn, vất vả. Người xưa sử dụng hai cụm từ đối lập nhau là lên – xuống cùng thác – ghềnh nhằm để nhấn mạnh sự thăng trầm ấy.
Xem thêm: Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí là gì? Giải thích thành ngữ
Ý nghĩa của lên thác xuống ghềnh trong cuộc sống
Qua những phân tích cụ thể trên tra có thể hiểu được rằng ý nghĩa câu lên thác xuống ghềnh là để chỉ cuộc đời của những con người gặp nhiều gian lao, vất vả. Bên cạnh đó, câu thành ngữ cũng nhằm để nói đến sự cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại gian nan nguy hiểm để tiếp tục hoàn thành công việc.
Xem thêm: Tiến thoái lưỡng nan là gì? Ví dụ về tiến thoái lưỡng nan
Những câu thành ngữ tương tự nghĩa của từ lên thác xuống ghềnh
Những câu nói mang ý nghĩa tương tự như với thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” như:
- Lên núi đao, xuống biển lửa: vẫn cấu trúc câu “lên – xuống” nhằm biểu đạt sự khó khăn vất vả của đời người. Kết hợp với 2 nơi nguy hiểm là đao kiếm và biển lửa giúp người đọc cảm nhận sự gian truân mà con người có thể gặp phải ở trong đời.
- Lên rừng xuống biển: Ý nghĩa của câu thành ngữ này là nhằm để nói đến cuộc sống làm lụng vất vả của con người, thể hiện nỗi nhọc nhằn phải đi muôn nơi để hoàn thành công việc hay vượt qua cuộc sống đầy thử thách này.
- Mấy núi cũng leo, mấy sông cũng lội: câu hoàn chỉnh của câu này là “Thương nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” nhằm để nói về tình yêu đôi lứa, trong sáng, đơn giản, có thể vì người mình yêu mà không ngại gian nguy, khổ cực.
- Ba chìm bảy nổi: Thành ngữ này được sử dụng để ví cảnh ngộ của một người nhiều phen lên xuống, long đong, vất vả. Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau, việc biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm rồi lại nổi câu nói thể hiện sự vất vả, long đong, thân phận trôi nổi của một kiếp người.
Xem thêm: Mèo mả gà đồng là gì? Tổng hợp thành ngữ – tục ngữ về mèo
Với những phân tích trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn được câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì, cũng như những bài học sâu sắc mà câu thành ngữ này biểu đạt. Bạn đọc nhớ theo dõi thapgiainhietliangchi.com của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác cho mình nhé!