Để giúp tạo nên sự liên kết trong các câu văn với nhau người ta thường sử dụng phép lặp. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về phép lặp là gì ví dụ cụ thể để có thể hiểu rõ bản chất của loại phép liên kết này, từ đó vận dụng tốt hơn khi thực hành viết văn.
Phép lặp là gì?
Phép lặp là phép liên kết trong liên kết câu, liên kết đoạn văn hay còn được gọi là phép lặp từ vựng. Những từ lặp này thường tạo ra sự liên kết câu trước và câu sau ở trong văn bản. Có thể dùng để lặp lại một cụm từ, lặp một phần từ hoặc lặp lại cú pháp.
Đối với phép lặp sẽ không bắt buộc các từ ngữ lặp cần xuất hiện ở đầu, giữa hay cuối câu, chúng có thể được đứng ở bất kỳ vị trí nào trong câu.
Chúng ta có thể sử dụng lặp lại cụm từ, lặp lại từ hay lặp lại cú pháp, nội dung này giúp xác định các dạng phép lặp trên thực tế để giúp tạo nên những nội dung truyền tải gây chú ý hơn đối với người đọc, người nghe.
Tác dụng của phép lặp
Phép lặp để liên kết câu giúp mang lại nhiều tác dụng cụ thể như:
- Giúp nhấn mạnh, khẳng định hay khắc sâu nội dung, hình ảnh mà tác giả hướng tới.
- Phép lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có trước để có thể tạo ra được tính liên kết giữa các câu ở trong văn bản.
- Phép lặp giúp cho các câu liên kết, nối ý xuyên suốt.
Xem thêm: Phép thế là gì? Phân loại, tác dụng và ví dụ về phép thế
Các loại phép lặp
Phép lặp từ ngữ
Phép lặp này dùng các từ ngữ được lặp lại từ câu này qua câu kia, từ câu trước sang câu sau để tạo nên được tính liên kết giữa các phần trong đoạn văn với nhau.
Ví dụ về phép lặp từ ngữ:
- Tập thể dục là điều rất cần thiết. Chăm chỉ tập thể dục hằng ngày giúp bạn có được một sức khỏe tốt.
→ Từ “tập thể dục” lặp lại 2 lần giúp người đọc có thể hiểu rõ được tác dụng của việc tập thể dục hằng ngày.
- Trường học của chúng ta nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt. Về mọi mặt, trường học của chúng ta hơn hẳn so với những trường học của thực dân phong kiến.
→ Có thể thấy ở trong câu từ “trường học của chúng ta” lặp lại 2 lần nhằm để nhấn mạnh ngôi trường đang được nhắc tới.
Lặp ngữ âm
Lặp ngữ âm là hiện tượng lặp vần, cắt nhịp điệu trong các câu của văn bản. Kiểu lặp lại ngữ âm này chúng ta thường thấy trong các bài thơ hay bài hát với các yếu tố lặp lại như vần, nhịp,…
Ví dụ 1:
“Con quạ đứt đuôi
Con ruồi đứt cánh
Đòn gánh có mấu
Củ ấu có sừng
Bánh chưng có lá
Con cá có vây
Ông thầy có sách”
→ Trong câu ca dao trên cách gieo vần của câu trên được lặp lại ở câu dưới, nhờ đó giúp tạo nên sự liên kết, thêm vần điệu cho bài ca dao. Vì thế mà bài ca dao này rất dễ thuộc và dễ nhớ.
Ví dụ 2:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt”
→ Sự lặp lại về cấu trúc câu trên giúp tạo nên sự liên kết giữa các câu thơ.
Xem thêm: Phép nối là gì? Phân loại, Tác dụng và ví dụ về phép nối
Lặp cú pháp
Lặp cú pháp là phép lặp dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo câu có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định nội dung hay hình ảnh mà tác giả muốn nhấn mạnh. Vị trí phép lặp thường là ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước giúp tạo nên tính liên kết giữa các câu ở trong đoạn văn.
Cú pháp được dùng trong nội dung các câu tạo nên sự đa dạng, độc đáo của việc dùng từ. Những cấu trúc có thể sử dụng bao gồm: Vì – nên; Không những – mà còn; Tuy – nhưng,…
Nên chú ý việc sử dụng phép lặp cần phải đảm bảo mục đích, ý nghĩa sử dụng. Tránh lạm dụng phép lặp khiến cho ngữ nghĩa không đảm bảo, cũng như làm cho câu cú lủng củng, rời rạc.
Ví dụ 1: Con người Việt Nam có thể không sở hữu vóc dáng to hơn người Mỹ. Con người Việt Nam có thể không có làn da trắng như những người Châu Âu. Nhưng con người Việt Nam dù nhỏ bé nhưng lại rất thông minh, nhanh nhẹn.
Trong đoạn văn trên cấu trúc được lặp lại là: Con người Việt Nam…… Điều này có tác dụng giúp nhấn mạnh và làm nổi bật hình ảnh của con người Việt Nam trong đoạn văn.
Ví dụ 2:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước”
Trong câu thế trên đã dùng phép lặp cú pháp “con sóng….” có tác dụng giúp tạo nên một thể đối xứng, giúp khắc họa hình ảnh mọi con sóng đều đang ở trong tâm trạng nhớ thương day dứt, khôn nguôi.
Phân biệt giữa phép lặp và điệp ngữ
Điệp ngữ là một phần của phép lặp nhưng điệp ngữ có sức biểu cảm cao hơn về mặt âm thanh, hình ảnh, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. Trong khi đó thì lặp từ chỉ đơn giản là lặp về ngữ âm, chỉ có tác dụng liên kết câu, đoạn, mà ít mang tính nghệ thuật.
Ta có thể dễ dàng phân biệt giữa phép lặp với điệp ngữ như sau:
Điệp ngữ
Điệp là lặp lại, ngữ là từ ngữ, nếu các từ được lặp lại trong một câu thì đó được gọi là điệp ngữ, vì các từ ngữ được dùng để nhắc lại một cách có chủ đích với ý nghĩa nhấn mạnh. Điệp ngữ dùng trong câu văn, câu thơ nhằm mang đến giá trị nghệ thuật, cũng như truyền tải liệt kê, nhấn mạnh.
Ví dụ:
“Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.”
Phép lặp
Phép lặp là sự lặp lại ở các câu khác nhau liên tiếp hay theo cấu trúc nhất định. Việc lặp đi lặp lại các từ ngữ cũng giống như điệp ngữ, khác nhau là ở các từ hoặc cụm từ được lặp lại tại những câu khác nhau hay lặp cấu trúc của những câu trước đó.
Phép lặp chỉ có tác dụng nối câu, nối đoạn, chúng không mang đến giá trị nghệ thuật cao giống như điệp ngữ mặc dù vẫn mang ý nghĩa liệt kê, nhắc lại.
Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu được phép lặp là gì, cũng như những kiến thức cơ bản về biện pháp nghệ thuật này để áp dụng tốt hơn trong những bài văn của mình.