Điệp cấu trúc là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học với vai trò giúp biểu đạt được dụng ý nghệ thuật mà tác giả muốn truyền tải. Cùng tìm hiểu phép điệp cấu trúc là gì, tác dụng và ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về biện pháp nghệ thật này!
Phép điệp cấu trúc là gì? Ví dụ cụ thể
Điệp cấu trúc là biện pháp tu từ với việc lặp lại cấu trúc cú pháp và láy lại một số từ nhất định mà vẫn đảm bảo triển khai được ý nghĩa của câu một cách hoàn chỉnh.
Để nhận biết được phép điệp cấu trúc câu trong đoạn văn chúng ta có thể để ý sự xuất hiện của câu và cấu trúc câu sẽ lặp lại từ 2 lần trở lên.
Ví dụ điệp cấu trúc:
– Ví dụ 1:
“Tôi yêu người Việt Nam này
Cả trong câu hát ca dao
Tôi yêu người Việt Nam này
Cười vui để quên đớn đau,…”
Phép điệp cấu trúc là “Tôi yêu người Việt Nam này” nhằm khẳng định tình yêu dành cho những con người Việt Nam.
– Ví dụ 2: Trong tác phẩm “Bếp Lửa” của tác giả Bằng Việt có đoạn:
“1 bếp lửa chờn vờn sương sớm/ 1 bếp lửa, ấp iu nồng đượm/ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
Cụm từ “một bếp lửa” lặp lại nhằm nhấn mạnh lại hình ảnh bếp lửa trong tâm trí người cháu. Từ đó bày tỏ nỗi nhớ da diết về người bà của mình.
– Ví dụ 3:
“Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
Điệp từ “còn” này nhằm liệt kê sự vật có sự liên kết với nhau để nhấn mạnh tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.
Phân loại phép điệp cấu trúc
Phép điệp cấu trúc câu được chia thành 3 loại cơ bản như sau:
– Điệp nối tiếp: Là kiểu điệp từ mà trong đó các cụm từ, các từ được lặp lại, nối tiếp ở trong 1 câu hay 1 đoạn văn.
– Điệp ngắt quãng: Là từ được lặp lại giãn cách nhau trong 1 câu văn hoặc trong 2, 3 câu thơ trong 1 khổ.
– Điệp vòng: Là những cụm từ lặp lại được xuất hiện ở trong cuối đoạn văn.
Tác dụng của điệp cấu trúc
Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc trong câu có tác dụng nhằm:
– Giúp tác giả nhấn mạnh được ý muốn nhắc đến, từ đỏ thể được những tâm tư, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đó.
– Giúp gợi lên hình ảnh, cảm xúc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Nhờ đó mà người đọc có thể hiểu và ghi nhớ được điều mà tác giả muốn truyền tải
– Có tác dụng liệt kê, giúp cho người đọc hiểu rõ được ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc được liệt kê.
– Nhằm khẳng định những vấn đề, niềm tin tác giả nói đến sẽ có thể xảy ra.
Xem thêm: Biện pháp tư từ là gì? Khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ
Sự khác nhau giữa lặp cấu trúc và điệp cấu trúc
Lặp cấu trúc là cách dùng nhiều lần 1 yếu tố trong các câu và phần khác nhau của văn bản với mục đích nhằm để liên kết câu và phần đó lại với nhau.
Trong khi đó thì điệp cấu trúc lại là việc lặp lại 1 yếu tố mang tính diễn đạt nhằm mục đích nhấn mạnh, khẳng định hay liệt kê để thể hiện cảm xúc, ý nghĩa, biểu cảm cũng như sức gợi cho đoạn văn đoạn thơ.
Như vậy có thể thấy, phép điệp là 1 phần của phép lặp. Cả 2 phép lặp và điệp sẽ có sự khác nhau tùy theo biểu cảm, cụ thể phép lặp thường thiên về ngữ âm hơn, trong khi đó điệp lại chỉ thiên về lặp từ, ngữ vì vậy cho nên tính biểu cảm sẽ cao hơn phép lặp. Nhờ đó người đọc thấy được tính biểu cảm, tượng hình, tượng thanh hơn trong câu.
Tác dụng cụ thể của phép lặp và điệp trong câu như sau:
– Phép lặp: Dùng để liên kết câu và các phần khác ở trong văn bản với nhau, đồng thời phép lặp còn tạo ra sự nhấn mạnh nhằm mục đích gây được ấn tượng và cảm xúc cho người đọc.
– Phép điệp cấu trúc: Ngoài việc nhấn mạnh cảm xúc, ý nghĩa trong câu để tăng sức gợi hình, biểu cảm thì điệp cấu trúc còn giúp cho câu, đoạn văn thêm phần cân đối, hài hòa hơn.
Hy vọng với những thông tin chi tiết mà chúng tôi mang đến trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ được phép điệp cấu trúc là gì, cũng như đặc điểm chi tiết về biện pháp tu từ này. Từ đó để có thể củng cố kiến thức, giúp việc đọc, hiểu văn bản được tốt hơn!