Phép nối là gì? Phân loại, tác dụng và ví dụ về phép nối

Để giúp cho câu văn được liên kết mạch lạc với nhau người ta thường sử dụng các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn, điển hình như phép nối. Bài viết sau đây thapgiainhietliangchi.com sẽ cung cấp các thông tin phép nối là gì, phân loại, cũng như tác dụng của phép nối để bạn biết cách sử dụng đúng nhất. 

Phép nối là gì?

Phép nối là phép dùng quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng kết nối từ đứng ở đầu câu sau với câu trước để giúp làm rõ được mối quan hệ nội dung giữa các câu. Phép nối được dùng ở câu đứng sau từ biểu thị quan hệ với câu đứng trước. 

Phép nối giúp làm rõ mối quan hệ nội dung giữa các câu
Phép nối giúp làm rõ mối quan hệ nội dung giữa các câu

Phép nối thường dùng một số các phương tiện liên kết như: quan hệ từ, từ nối, trợ từ, phụ từ, tính từ, kết ngữ hay quan hệ chức năng cú pháp ở trong câu. Những từ thường được dùng ở trong phép nối phải kể đến như: tiếp theo, do đó, tuy vậy, chỉ,… 

Ví dụ về phép nối

Phép nối là nội dung trọng tâm được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 9 để giúp cho các em học có thể vận dụng tốt kiến thức để làm bài tập liên quan. Sau đây là một số ví dụ thường gặp trong phép nối:

Ví dụ 1: … Chị Sáu có đến thăm anh mấy lần,…. Nhưng cái cảnh đi thăm chồng ở chiến trường miền Đông không đơn giản. (Trích từ tác phẩm chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng). 

=> Trong đoạn văn tác giả đã dùng từ “nhưng” để liên kết giữa câu trước và câu sau nhằm để thể hiện sự tương phản. Đồng thời góp phần nói lên sự khó khăn trong những năm kháng chiến.

Một số ví dụ cơ bản về phép nối
Một số ví dụ cơ bản về phép nối

Ví dụ 2: Trong mấy triệu người có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta (trích của Hồ Chí Minh)

=> Trong đoạn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng các từ nối quan hệ: “nhưng” để nhằm bổ sung, làm rõ nghĩa cho đoạn văn.

Xem thêm: Phép lặp là gì? Tác dụng của phép lặp và ví dụ minh hoạ

Tác dụng của phép nối

Phép nối được sử dụng trong câu với nhiều tác dụng, cụ thể như:

Đây là một trong các phép liên kết hình thức thường được dùng ở trong tiếng Việt với tác dụng nối các câu có quan hệ với nhau ở trong một đoạn văn. Vì thế mà ngay chính bản thân phép nối này đã giúp mang đầy đủ các ý nghĩa.

Cùng với chức năng chính, phép nối còn mang ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo nên sự liên kết cho các bộ phận bên trong văn bản. Việc sử dụng phép nối có tác dụng làm tăng tính mạch mạc cho câu, nhờ đó mà người đọc có thể dễ dàng hiểu được mối quan hệ mà tác giả muốn truyền tải.

Tác dụng của phép nối
Tác dụng của phép nối

Phép nối còn có tác dụng nhằm tránh sự nhập nhằng, trùng lặp giữa câu ghép theo quan điểm truyền thông với phép nối. Ví dụ trong một đoạn văn có sử dụng phép liên kết trong: nhân – quả, nhượng bộ, điều kiện – kết quả,… là phần sử dụng phép liên kết.

Phân loại các phép nối

Dựa vào đặc điểm mà phép nối liên kết câu và liên kết đoạn văn được chia làm 4 loại sau đây: 

Phép nối quan hệ từ

Phép nối quan hệ từ là những từ quen thuộc được dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu, điển hình như: và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy,… 

Ví dụ về phép nối liên kết quan hệ từ: 

  • “Ngủ trọ phải 2 xu một tối. Nếu chị không ăn cơm, ăn quả” (trách tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố)

→ Trong đoạn văn này từ nối là “nếu” có tác dụng giúp liên kết hai câu, đồng thời cho biết câu thứ hai là điều kiện của câu thứ nhất.

Phép nối về quan hệ từ
Phép nối về quan hệ từ
  • Mẹ nói mặc dù miệng mỉm cười. Nhưng tôi biết mẹ đang có điều không vui.

→ Trong câu trên dùng từ nối là “nhưng” nhằm liên kết giữa hai câu, đồng thời cho biết câu sau tương phản với câu trước.

Xem thêm: Phép thế là gì? Phân loại, tác dụng và ví dụ về phép thế

Nối tổ hợp từ

Nối tổ hợp từ là phép nối bao gồm một kết từ kết hợp cùng một đại từ hay phụ từ hoặc tổ hợp từ có nội dung để chỉ quan hệ liên kết.

Các tổ hợp từ gồm có một kết từ cùng với một đại từ hay phụ từ như: vì vậy, do đó, tuy vậy, bởi thế, vậy mà, nếu vậy, với lại, thế thì, với lại, vả lại,… hoặc các tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết như: trên đây, nghĩa là, tiếp theo, nhìn chung, tóm lại,… 

Ví dụ: 

  • Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, tù Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”. (Trích “tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh)

→ Danh từ “kết quả” giúp tác dụng liên kết câu văn, bên cạnh đó câu sau chính là kết quả của câu trước.

Phép nối tổ hợp từ
Phép nối tổ hợp từ
  • “Không ai chết đến lần 2 để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch”. (Trích từ “thịt người chết” của tác giả Nguyễn Công Hoan).

→ Từ nối “vì” và đại từ “vậy” được liên kết với nhau thành một nhóm từ có nhiệm vụ liên kết hai câu, đồng thời cho biết câu sau chính là kết quả của câu trước.

Phép nối dùng trợ từ, phụ từ và tính từ

Đây là phép nối sử dụng một số trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ dùng làm phương tiện liên kết, cũng như nối các bộ phận trong văn bản.

Một số trợ từ, phụ từ tính từ tự thân còn mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện để kết nối các bộ phận trong văn bản như: cũng, cả, lại, khác,… 

Ví dụ:

  • Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
  • Tôi biết ở vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là một người khác. 
Phép nối dùng trợ từ, phụ từ và tính từ
Phép nối dùng trợ từ, phụ từ và tính từ

Nối dựa theo quan hệ chức năng cú pháp

Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp là phép nối dùng các câu chỉ tương đương với bộ phận nào đó hay chức năng cú pháp nào đó của một câu liên quan để nhằm liên kết.

Ví dụ cụ thể:

  • Về câu dưới bậc tương đương bổ ngữ của động từ: Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ (Phạm Hổ).
  • Về câu dưới bậc tương đương trạng ngữ của câu: Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn (Nam Cao). 
Phép nối về quan hệ chức năng cú pháp
Phép nối về quan hệ chức năng cú pháp

Một số lưu ý cơ bản khi dùng phép nối

Khi sử dụng phép nối bạn cần chú ý những điều cơ bản sau đây: 

  • Cách nối được người viết dùng trực tiếp và có ý thức, ba phương thức liên kết còn lại thường được dùng theo thói quen, không có ý thức rõ ràng.
  • Căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ dùng trong phép nối, chúng ta có thể xác định được dễ dàng mối quan hệ trong ý nghĩa câu văn.
  • Những phương thức nối được trình bày ở trên cho ta thấy được những ẩn ý của tác giả, các phép nối này được dùng trực tiếp, có chủ ý của tác giả.
  • Căn cứ vào phương tiện, ngôn ngữ dùng trong phép nối chúng ta có thể nhận thấy được mối quan hệ trong ý nghĩa của câu.
  • Nối quan hệ từ sẽ có sự liên kết chặt chẽ hơn so với phép nối tổ hợp từ.

Với những chia sẻ trên đây đã giúp chúng ta hiểu được phép nối là gì, cũng như tác dụng và những ví dụ cụ thể. Từ đó để có thể áp dụng sao cho đúng và phù hợp nhằm góp phần tăng tính biểu cảm và tạo nên sự mạch lạc cho câu văn.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *