Tự ti là gì? Biểu hiện và tác hại của tự ti? Cách khắc phục

Sự tự ti gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống của mỗi người. Nó khiến cho con người ta ngày càng trở nên chậm chạp và thụ động hơn. Vậy bạn hiểu tự ti có nghĩa là gì? Biểu hiện, tác hại và cách khắc phục sự tư ti là gì? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây. 

Tự ti là gì?

Tự ti (tiếng Anh là self-deprecation) chính là việc tự đánh giá bản thân mình thấp hơn so với những người khác. Chính vì vậy mà những người tự ti thường rất ngại suy nghĩ, phát ngôn, hành động cũng như ngại phải giao tiếp với mọi người xung quanh.

Tự ti - tự đánh giá thấp năng lực của bản thân
Tự ti – tự đánh giá thấp năng lực của bản thân

Tự ti được coi là một trạng thái cao hơn rất nhiều của sự khiêm tốn. Tự ti có thể được xem như một vấn đề ở tâm lý bởi vì người tự ti thường mặc cảm về chính bản thân mình. Họ không dám đứng ra để tranh luận hay thể hiện cái tôi của bản thân mình trước đám đông hoặc người khác.

Biểu hiện của tự ti là gì?

Ngại đối mặt với lời khen

Khiêm tốn là một việc rất cần thiết. Tuy nhiên khi bạn thể hiện sự khiêm tốn quá mức; từ chối những lời khen tặng thì cũng có nghĩa là bạn đang đánh giá thấp về bản thân mình. Vì vậy bạn phải phân biệt được lúc nào phải khiêm tốn và lúc nào phải thể hiện cá tính cũng như giá trị của bản thân mình.

Người tự ti ngại ngùng khi được khen
Người tự ti ngại ngùng khi được khen

Không coi trọng bản thân

Một người tự ti thường không coi trọng giá trị của bản thân; không thấy tự hào và tin rằng mình có thể làm được. Họ luôn nghĩ rằng bản thân là người không có khả năng gì. Trường hợp họ hoàn thành xuất sắc trong công việc thì sẽ nghĩ là nó đơn giản chứ không phải phải là sự nỗ lực và tài năng của bản thân.

Luôn nghĩ về điểm yếu của bản thân

Một người tự ti thì thường chỉ luẩn quẩn suy nghĩ về những lời dèm pha của mọi người xung quanh; nhanh chóng cho rằng những nhận xét đó là đúng. Họ luôn có xu hướng nghĩ rằng người khác chỉ nhìn vào điểm chưa tốt của mình và lấy đó để làm trò cười.

Luôn tự “giam lỏng”

Những người tự ti, tự đánh giá thấp bản thân mình thường hiếm khi làm điều gì đó một cách thoải mái cả. Họ nghĩ ra rất nhiều lý do để không làm một việc mình muốn thay vì là cố gắng làm để khiến bản thân thấy tích cực, yêu đời hơn.

Người tự ti tự giam lỏng bản thân
Người tự ti tự giam lỏng bản thân

Không có chính kiến

Một biểu hiện khác của người tự ti là ngại bày tỏ ý kiến của mình. Họ luôn xem nhẹ suy nghĩ của bản thân; cảm thấy tham khảo ý kiến của người khác thì sẽ dễ dàng hơn. Họ cho rằng những ý kiến đó sẽ có sức thuyết phục hơn của mình.

Nghĩ người khác giỏi hơn mình

Nếu như bạn luôn so sánh bản thân với người khác; luôn nghĩ người khác giỏi hơn mình thì sự tự ti đang xâm chiếm lấy bạn. Các nhà tâm lý học đã khuyên rằng: chúng ta nên ngừng việc so sánh đó bởi nó là những suy nghĩ mang tính hủy hoại; có thể dẫn đến những sai lầm.

Sợ thất bại, trốn tránh điều mới

Người có tính tự ti nên rất sợ thất bại. Đó cũng là nguyên nhân vì sao mà họ thích đi theo những lối mòn có sẵn; có sự đảm bảo của người đi trước thay vì việc thử một cái mới. Những người này thường khá nhạy cảm; dễ dàng bị gục ngã trước những thứ tưởng chừng như vô hại.

Người tự ti luôn sợ thất bại
Người tự ti luôn sợ thất bại

Xem thêm: Bình tĩnh là gì? Cách để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Tác hại của tự ti là gì?

Những người thiếu tự tin vào bản thân nếu như không biết cách kiểm soát cũng như khắc phục nó một cách kịp thời thì sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như:

Người tự ti luôn sợ thất bại

Người tự ti luôn e ngại, không dám đưa ra ý kiến của bản thân và có xu hướng tránh né mọi lời khen hay đề bạt của người khác. Do đó họ dễ bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc sống. Họ luôn sợ thất bại nên không dám thử sức với bất kì điều gì. Từ đó liên tục đánh mất nhiều cơ hội quý giá của bản thân.

Không thể hiện được năng lực

Người tự ti thường không biết cách thể hiện giá trị; khả năng của bản thân. Ví dụ như trong các cuộc họp nhóm, hội nghị thì họ đều không dám đưa ra ý kiến của mình và luôn có xu hướng làm theo biểu quyết của số đông.

Tự ti khiến bạn không thể hiện được năng lực của mình
Tự ti khiến bạn không thể hiện được năng lực của mình

Khó khăn khi tạo dựng các mối quan hệ

Điều này dễ gặp nhất ở những người tự ti về ngoại hình của mình. Họ thường không dám chủ động kết bạn; thậm chí là từ chối các lời mời của bạn bè và đồng nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao mà người tự ti lại có rất ít bạn bè. Đôi lúc họ là người rất cô đơn bởi không thể bày tỏ cũng như tâm sự được với ai.

Khó thăng tiến trong công việc

Những người thiếu tự tin thường không bao giờ dám thể hiện những khả năng vốn có. Họ thường lựa chọn cho mình một công việc ổn định; không đòi hỏi sự thăng tiến; không có sự tranh đua và giành giật với bất kỳ ai.

Bản thân bị giới hạn

Người tự tin thì luôn muốn thử thách và trải nghiệm những điều mới lạ. Ngược lại, người tự ti thì sẽ luôn tránh né và giới hạn bản thân mình trong một vùng an toàn nào đó. Điều này đã hình thành nên một lối sống bó buộc, khuôn khổ; không có được sự phát triển và không hề có bất kì trải nghiệm thú vị nào.

Tự ti khiến bản thân bị giới hạn
Tự ti khiến bản thân bị giới hạn

Không thể theo đuổi đam mê

Do tâm lý lo sợ, e ngại và không có niềm tin vào năng lực của bản thân khiến những người tự ti thường chùn bước. Họ tự buông xuôi đam mê và hoài bão của mình. Mặc dù họ có rất nhiều định hướng và mục tiêu trong tương lai nhưng lại rất dễ nản lòng, bỏ cuộc.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội

Sự tự ti không chỉ tác động tiêu cực đến cá nhân mà còn gây nên nhiều hậu quả đối với xã hội, cộng đồng. Nếu như phần lớn con người đều tự ti thì xã hội sẽ không thể nào phát triển được; thậm chí là càng ngày càng bị thụt lùi.

Xem thêm: Sĩ diện là gì? Sĩ diện tốt hay xấu? Cách bỏ tính sĩ diện

Các cách khắc phục sự thiếu tự tin

Nếu như bạn nhận thấy bản thân đang có biểu hiện của sự tự ti thì hãy nhanh chóng áp dụng các biện pháp dưới đây nhé.

Nâng cao kiến thức

Việc tự ti có thể xuất phát từ việc bản thân có quá ít kiến thức và kinh nghiệm sống. Như vậy thì cách tốt nhất là bạn nên trau dồi, tích lũy thêm cho mình các kiến thức bổ ích. Việc học và bổ sung thêm kiến thức chưa bao giờ là điều vô ích cả. Bên cạnh đó, hãy cố gắng phát huy điểm mạnh cũng như lợi thế mà mình đang có. 

Nâng cao sự hiểu biết của bản thân
Nâng cao sự hiểu biết của bản thân

Mặc dù bạn không thể hiểu sâu rộng về tất cả các vấn đề nhưng khi bạn có được cho mình một kho tàng rộng lớn về bất kì lĩnh vực nào thì đó cũng là điểm nổi bật và thu hút của bạn.

Ngừng so sánh

Việc bạn cứ liên tục so sánh mình với những người khác sẽ khiến cho lòng tin về năng lực của bạn bị giảm bớt. Việc biết năng lực và khả năng của bản thân mình ở đâu để từ đó cố gắng phát huy chúng một cách trọn vẹn nhất.

Tha thứ cho quá khứ

Nếu như sự tự ti là do bạn đã từng phải đối mặt với những sự tổn thương hay một ai đó đã từng lớn tiếng chỉ trích, phê bình và chê bai bạn thì bạn hãy chọn cách chấp nhận và tha thứ. Mặc dù họ hành xử không đúng; gây cho bạn những tổn thương nhưng bạn đừng để nó làm ảnh hưởng đến bản thân mình.

Quên đi quá khứ khiến bạn tự ti
Quên đi quá khứ khiến bạn tự ti

Hãy để cho quá khứ được ngủ yên; nhẹ nhàng cho qua những việc đau buồn, thất bại để rồi cố gắng, phấn đấu nhiều hơn cho hiện tại và tương lai.

Biết chấp nhận bản thân

Một trong những cách tốt nhất để khắc phục sự tự ti là bạn nên ngừng việc tự đánh giá và hạ thấp bản thân mình. Mỗi một người đều những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì thế hãy chấp nhận và hài lòng với những gì mà mình đang có. Bạn chỉ cần tập trung vào việc phát huy các thế mạnh của bản thân mình là được.

Đặt ra các mục tiêu cụ thể

Bạn sẽ không thể nào thành công nếu như không đặt ra được các mục tiêu cụ thể. Vì vậy ngay cả khi bạn đang xây dựng lại mức độ tự tin cho mình thì cũng cần phải có đích đến rõ ràng. Hãy đặt ra cho mình những cột mốc; đưa ra các kế hoạch phù hợp để hoàn thành chúng một cách tốt nhất.

Đặt ra các mục tiêu cụ thể
Đặt ra các mục tiêu cụ thể

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cho mình một hình mẫu lý tưởng để cố gắng, phấn đấu nhiều hơn. Từ đó phát triển nhận thức, tư duy, suy nghĩ và dần cải thiện được sự rụt rè, nhút nhát của mình.

Nhờ đến các chuyên gia tâm lý

Bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để cải thiện sự tự ti của mình. Việc được trò chuyện, trao đổi với các chuyên gia sẽ giúp bạn dần thay đổi suy nghĩ và tư duy theo chiều hướng tích cực và lạc quan hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến tự ti là gì? Nếu như bạn là một người thiếu tự tin thì hãy nhanh chóng khắc phục tình trạng này để có thể đạt được những thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *