Trong cuộc sống chắc chắn chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Lúc này sự bình tĩnh là trạng thái cân bằng đặc biệt cần thiết đối với tất cả mọi người. Cùng tìm hiểu sự bình tĩnh là gì, cũng như cách để giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống tốt nhất sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Bình tĩnh nghĩa là gì?
Bình tĩnh có nghĩa là gì? Bình tĩnh là trạng thái tâm lý bình thản, nhẹ nhàng thay vì nóng nảy, dữ dội,… mỗi khi đối diện với các rắc rối, những chuyện xui rủi xảy đến bất ngờ.
Khi các sự việc xảy đến với bạn theo những chiều hướng tiêu cực, vượt qua giới hạn và mức độ kiểm soát sẽ khiến cho não bộ sản sinh ra các loại hormone gây căng thẳng như: Cortisol, Adrenaline, Norepinephrine; làm cho bạn bị mất đi lý trí, sáng suốt, mọi cách hành xử đều thực hiện vô cùng cảm tính và bản năng.
Trái nghĩa với bình tĩnh là gì? Trái nghĩa với bình tĩnh là căng thẳng, vội vàng, kích động, hốt hoảng, hung hăng,…
Những phản ứng thường thấy khi mất bình tĩnh
Những phản ứng khi con người mất bình tĩnh có thể kể đến như:
- Tức giận: đây là phản ứng thường gặp khi xảy ra xung đột, tranh luận với ai đó hoặc khi bạn cảm thấy bị xúc phạm,.. Việc tức giận khiến cơ thể nóng lên, tim đập nhanh, nhịp thở dồn dập, đồng tử giãn, ra nhiều mồ hôi,…
- Hoảng sợ: Đây là phản ứng khi bạn bị mất bình tĩnh, thường xảy đến khi bạn gặp những tình huống nguy hiểm hay bị ám ảnh tâm lý như: sợ độ cao, sợ đám đông,… Việc sợ hãi mất kiểm soát có thể làm cho cơ thể run rẩy, tim đập nhanh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, ù tai, toát mồ hôi,…
- Hành động theo bản năng: Bạn thường phản ứng theo bản năng khi mất bình tĩnh để bảo vệ bản thân. Ví dụ: khi cãi cọ, bạn có thể buông những lời làm tổn thương người khác. Hay khi gặp nguy hiểm bất ngờ, bạn thường bỏ chạy,…
Việc thường xuyên mất bình tĩnh sẽ khiến tâm lý bất ổn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, chính sự mất bình tĩnh còn dẫn đến nhiều sai lầm, ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ. Vậy nên, việc bình tĩnh trong mọi tình huống là điều cần thiết.
Tạo sao phải biết giữ bình tĩnh trong mọi vấn đề?
Bạn đã bao giờ bạn nghĩ lại những lời nói, hành động của mình khi mất bình tĩnh thường làm tổn thương đến mọi người xung quanh? Việc giữ bình tĩnh, kiểm soát bản thân là điều đặc biệt cần thiết trong cuộc sống.
Các cảm xúc tiêu cực như: nóng giận, bực tức, bất mãn,… đều sẽ xuất hiện ở bất kỳ đâu với bất kỳ ai. Điều này chúng ta không thể kiểm soát được, thứ mà ta có thể kiểm soát được là chọn cách cư xử trước những cảm xúc này.
Người không giữ được bình tĩnh thường có các hành động, lời nói không phù hợp. Chính họ sau khi bình tĩnh trở lại mới cảm thấy những phản ứng của mình thực sự có phần quá đáng.
Lời nói và hành động khi bạn bị mất bình tĩnh vô cùng nghiêm trọng, chúng có thể làm tổn hại đến tinh thần, sức khỏe của mọi người xung quanh. Vì thế, bạn cần phải kìm hãm, khống chế được cảm xúc để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Cách giúp giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
Hãy hít thở thật sâu
Khi mất bình tĩnh, con người hoặc là nói nhiều và to hoặc là run rẩy, lắp bắp không thành lời,.. Cho dù là hành động hay phản ứng nào chúng đều sẽ phát triển theo xu hướng tiêu cực thái quá. Để ngắt kết nối bản thân với sự mất bình tĩnh bạn cần im lặng, điều hòa nhịp thở.
Im lặng sẽ giúp bạn tránh được việc buông ra những lời lẽ gây tổn thương người khác. Hãy hít thở sâu để giảm sản xuất hormone adrenaline – loại hormone khiến bạn hành động thiếu kiểm soát.
Hãy tìm một điểm tựa, hít vào thở ra trong 5 nhịp liên tiếp. Trong 5 nhịp đó, bạn có thể suy nghĩ, trau chuốt lại ngôn từ để mang lại phản ứng tích cực hơn. Cách để giữ được bình tĩnh trước không phải là điều đơn giản, bởi cảm xúc của con người là điều khó để nói trước. Vậy nên bạn cần chuẩn bị cách phản ứng phù hợp với từng hoàn cảnh.
Xem thêm: Thư giãn là gì? Lợi ích của việc thư giãn đối với cơ thể
Thả lỏng cơ thể
Thường thì khi nóng giận, mất bình tĩnh các cơ trên cơ thể sẽ gồng lên, cụ thể là những biểu hiện như: nghiến răng, cau mày, nhăn nhó,… điều này sẽ làm mất hình tượng của bạn. Lúc này bạn cần thả lỏng cơ thể và cơ mặt để đưa chúng về trạng thái bình thường nhất.
Trì hoãn hành động, không được nóng vội
Khi nhận thấy bản thân dần mất bình tĩnh, câu nói đang thiếu kiểm soát, bạn hãy trì hoãn hành động mà mình đang làm. Hãy tự suy nghĩ trong đầu bằng những câu nói tích cực, điều này sẽ giúp bạn không kiềm chế cảm xúc thái quá của mình để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng.
Bạn có thể đi ra một nơi khác, rửa mặt bằng nước lạnh và trở lại khi bạn đã lấy lại được bình tĩnh.
Nở một nụ cười thân thiện
Việc mất bình bình tĩnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Lúc này, bạn hãy nói chậm và nở một nụ cười thân thiện để giúp xóa tan bầu không khí căng thẳng cho mọi người và cả chính mình.
Nụ cười có thể xoa dịu căng thẳng, cải thiện cảm xúc tích cực trong con người chúng ta. Bên cạnh đó, nụ cười còn có tác dụng lan tỏa đến những người xung quanh. Bạn vui vẻ thì người khác cũng cảm nhận được điều này, nhờ đó giúp thúc đẩy mối quan hệ của bạn với nhiều người.
Chuyển hướng vấn đề
Một số tình huống, khi việc tranh luận trở nên gay gắt nhưng không hiệu quả, bạn nên rời khỏi chỗ ngồi, bước ra ngoài và hít thở. Hoặc thay đổi vấn đề để tập trung suy nghĩ sang mối quan tâm khác.
Hãy nghe nhạc, bởi đây là cách khá hay để đánh lạc hướng, cũng như xoa dịu cơ thể, tâm trí của bạn.
Rèn luyện sự cách giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
Để bản thân kiên nhẫn hơn, ít khi xao động hay hoảng loạn, mất bình tĩnh bạn cần học cách giữ bình tĩnh với những việc như sau:
- Học cách xem xét nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh, nên đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để đánh giá.
- Biết lắng nghe để hiểu mọi chuyện chi tiết, cũng như giúp bản thân trở nên thông thái hơn.
- Rèn luyện tính kiên trì và sự tịnh tâm bằng cách câu cá. Bộ môn này có tác dụng thay đổi tâm trạng và cách suy nghĩ rất nhiều
- Dạo bộ, tập thể dục để tăng cường lượng oxy đi vào cơ thể, nhờ đó mà trí tuệ của bạn sẽ minh mẫn hơn.
- Yoga, thiền cực tốt nếu bạn muốn rèn luyện sự kiên nhẫn, tĩnh tâm. Luyện tập bộ môn này bạn sẽ thấy cuộc sống tinh thần của mình được thay đổi.
- Tiếp xúc với những nguồn năng lượng tích cực như thường xuyên xem phim hài, chơi với trẻ nhỏ, thú cưng,.. những nguồn năng lượng này sẽ giúp bạn bạn mỉm cười nhiều hơn. Nhờ đó, giúp xua đi những năng lượng xấu như bất an, lo lắng, căng thẳng,…
- Rèn luyện khả năng chờ đợi qua việc xếp hàng dài khi đi siêu thị, đi mua đồ ăn,.. thay vì phát cáu và khó chịu thì bạn hãy nhắc nhở bản thân nên biết kiên nhẫn chờ đợi, nhẫn nại.
Hy vọng qua những chia sẻ mà chúng tôi mang đến trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được bình tĩnh là gì, cũng như cách để bạn duy trì, rèn luyện được sự bình tĩnh. Hãy ghi nhớ và áp dụng để luôn giữ được sự bình tĩnh trong mọi tình huống xảy ra. Điều này sẽ giúp cuộc sống của bạn có nhiều điều tốt đẹp và hạnh phúc hơn.