Lòng dũng cảm là gì? Biểu hiện, dẫn chứng về lòng dũng cảm

Dũng cảm – một trong những phẩm chất tốt đẹp và luôn được mọi người đề cao. Trong cuộc sống bạn có thể dễ dàng bắt gặp những người có đức tính này. Vậy bạn có biết lòng dũng cảm là gì không? Biểu hiện của người dũng cảm là gì? Hãy cùng với chúng tôi nghị luận về lòng dũng cảm trong bài viết này nhé.

Lòng dũng cảm là gì?

Dũng cảm hiểu đơn giản là sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách; dám đương đầu với những hiểm nguy để bảo vệ, vươn đến cái thiện, cái chính nghĩa cùng với chân lý tốt đẹp trong cuộc sống.

Lòng dũng cảm - sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách
Lòng dũng cảm – sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách

Người có lòng dũng cảm sẽ dám vượt qua những nỗi sợ hãi của bản thân để đương đầu với những khó khăn, thử thách; thậm chí là có thể đặt mình vào trong nguy hiểm để vươn đến cái thiện.

Tuy nhiên, dũng cảm ở đây không phải là sự liều lĩnh. Thực chất liều lĩnh là hành động một cách thiếu sáng suốt hoặc là khi ai đó đang rơi vào đường cùng. Do đó mà liều lĩnh có thể dẫn con người ta tới những việc làm sai trái, mù quáng hoặc đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm. Còn với lòng dũng cảm thì đòi hỏi bản thân phải có những suy nghĩ thấu đáo, chín chắn; có ý chí và sự quyết tâm.

Biểu hiện của lòng dũng cảm là gì?

Trong cuộc sống

  • Vượt qua nỗi sợ của chính mình
Vượt qua nỗi sợ của chính mình
Vượt qua nỗi sợ của chính mình

Dũng cảm là khi bạn vượt qua được nỗi sợ hãi của chính bản thân mình. Hiểu đơn giản, dũng cảm là lúc bạn dám bước ra khỏi vòng an toàn để đương đầu với những khó khăn, thử thách; hiện thực hóa giấc mơ, hoài bão của mình.

Lòng dũng cảm sẽ giúp bạn không dễ dàng bỏ cuộc trước “sóng gió” của cuộc đời. Mọi thành quả lớn đều phải bắt đầu từ những bước chân nhỏ. Nếu như bạn sợ hãi mà không dám bước những bước chân đầu tiên thì bạn sẽ không thể nào vượt qua được chính mình. Như vậy thì bạn sẽ không bao giờ có được sự thành công.

  • Luôn giúp đỡ và bảo vệ người khác
Sẵn sàng giúp đỡ người khác
Sẵn sàng giúp đỡ người khác

Dũng cảm chính là khi bạn dám đứng lên để bảo vệ và giúp đỡ những người yếu thế hơn mình. Rộng hơn thì dũng cảm còn được thể hiện thông qua hành động hy sinh thân mình vì tập thể, tổ chức hay vì đất nước, nhân loại.

Ví dụ như nam sinh viên Nguyễn Văn Nhã đã quên mình cứu 3 bạn nữ khỏi đuối nước.

  • Dùng lời nói chân thành, tiếp thêm động lực

Không cần phải thực hiện những hành động anh hùng, xả thân thì mới được coi là dũng cảm. Dũng cảm chỉ đơn giản là những lời an ủi, động viên nhưng đôi khi nó lại mang sức mạnh cứu rỗi cả một con người. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bạn có đủ can đảm để nói ra được những điều ấy hay không.

Xem thêm: Lòng nhân ái là gì? Dẫn chứng, biểu hiện của lòng nhân ái

Trong công việc

  • Dám nêu ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình

Trong công việc sự dũng cảm đôi khi được thể hiện ở việc bạn có dám đứng lên để nêu ra các ý kiến, quan điểm và bảo vệ ý kiến của mình hay ý kiến mà bạn cho là đúng hay không. Đây không chỉ là một biểu hiện của lòng dũng cảm mà còn là phẩm chất cần có của một nhân viên. 

  • Không ngại khó khăn, thử thách
Người dùng cảm không bao giờ bỏ cuộc
Người dùng cảm không bao giờ bỏ cuộc

Trong công việc thì khó khăn, thử thách là điều không thể tránh khỏi. Người dũng cảm thì sẽ không vì những rào cản này mà nản chí hay bỏ cuộc. Họ sẽ biến nó trở thành cơ hội để rèn luyện bản thân hay là “bàn đạp” để đến gần hơn với thành công. Đặc biệt, khi bạn cố gắng tìm cách giải quyết các vấn đề; hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao phó thì chắc chắn bạn sẽ nhận được đánh giá tích cực và thành quả tương xứng

  • Dũng cảm thừa nhận sai lầm

Điểm khác biệt giữa những người dũng cảm và người tự kiêu, tự đại trong công việc đó chính là có dám thừa nhận sai lầm của mình hay không. Bởi việc chúng ta có thể chấp nhận các thiếu sót của bản thân cũng cần phải có lòng dũng cảm.

Dẫn chứng về lòng dũng cảm

Có thể nói dù trong thời bình hay thời chiến thì lúc nào cũng có những tấm gương về lòng dũng cảm, có thể kể đến như:

Lê Văn Tám

Lê Văn Tám sinh năm 1932; là đứa trẻ thuộc sinh ra trong gia đình bần cùng, nghèo khó nhất của Sài Gòn lúc bấy giờ. Cuộc sống hàng ngày của anh không phải là đi học mà phải lang thang trên những con đường để bán kẹo, bán lạc rang, đánh giày… 

Khi phải sống trong những khổ cực của một xã hội bị đô hộ, áp bức; chứng kiến cảnh đồng bào ta bị sát hại dã man bởi súng đạn của kẻ thù đã khiến cho anh nuôi trong mình lòng căm thù giặc và muốn tiêu diệt những kẻ cướp nước.

Vào năm 13 tuổi, anh đã nảy ra ý định là phải diệt kho xăng đạn của kẻ thù. Do bán kẹo, lạc rang cho bọn lính gác kho xăng đạn nên anh đã quen mặt bọn chúng. Anh đã lợi dụng lúc bọn giặc gác lơ là để lẩn vào kho xăng đạn đó và đốt cháy kho xăng đạn của giặc; khiến chúng bị thiệt hại hết sức nặng nề.

Anh Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và trở thành biểu tượng “em bé đuốc sống” vang danh dân tộc Việt về lòng dũng cảm của mình.

Xem thêm: Lòng vị tha là gì? Ý nghĩa, dẫn chứng về lòng vị tha trong cuộc sống

Kim Đồng

Anh hùng trẻ tuổi Kim Đồng chắc hẳn là cái tên không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Kim Đồng sinh năm 1928; tên khai sinh là Nông Văn Dền. Anh chính là một thiếu niên người dân tộc Tày.

Lòng dũng cảm của anh hùng trẻ tuổi Kim Đồng
Lòng dũng cảm của anh hùng trẻ tuổi Kim Đồng

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng và anh được anh trai cùng với các anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng.

Dền đã theo các anh làm các công việc như: canh gác, chuyển thư từ… và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Anh đã nhanh chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật; nhiều lần đưa, chuyển thư từ và đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây và canh gác của quân địch.

Vào năm 1943, trong một lần không may bị quân địch phát hiện tại vùng Pắc Pó thì anh đã nhanh trí dụ địch nổ súng vào phía mình để cho bộ đội ta chạy thoát. Tuy nhiên do địch phục kích với số lượng quá đông nên cuối cùng Kim Đồng đã trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ khi chỉ mới 15 tuổi.

Ngày 23/9/1997, anh hùng Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Xem thêm: Đoàn kết là gì? Ý nghĩa, biểu hiện, dẫn chứng về tinh thần đoàn kết

Nguyễn Văn Nam

Nguyễn Văn Nam – chàng trai trẻ quê Nghệ Anh, sinh năm 1995. Vào ngày 30/4/2013, anh đã cứu sống 5 em học sinh đang bị đuối nước. Tuy nhiên sau khi đã cứu sống các em nhỏ thì Nam đã không may bị cuốn vào dòng nước dữ và hy sinh. Thời điểm ấy Nam mới chỉ vừa tròn 18 tuổi, cái tuổi còn bao ước mơ, hoài bão và tương lai tươi đẹp ở phía trước.

Trước đó Nam cũng đã từng 9 lần cứu người bị đuối nước dù vẫn còn đang ở trong độ tuổi THPT. Đây chính là một tấm gương cao đẹp và sáng ngời về lòng dũng cảm của con người. Để cứu những người bị đuối nước, em đã không ngần ngại hy sinh chính bản thân mình. 

Nhận thấy được lòng dũng cảm hiếm có của chàng trai trẻ này, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư chia buồn đến gia đình Nam. Còn riêng với cá nhân Nam thì em đã được truy tặng Huân chương Dũng cảm của Nhà nước Việt Nam.

Như vậy bạn đã hiểu được dũng cảm là gì rồi đúng không nào. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được bài học về lòng dũng cảm; không ngừng học tập, rèn luyện để phát huy đức tính tốt đẹp này của con người.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *