Vô minh là gì trong Phật Giáo? Vô minh sinh ra từ đâu?

Vô minh là khái niệm được nhắc đến rất nhiều ở trong các giáo lý nhà Phật. Vậy vô minh là gì, nguồn gốc sinh ra vô minh, cũng như cách để giúp bạn có thể thoát khỏi được vô minh như thế nào. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây của chúng tôi.

Vô minh có nghĩa là gì?

“Vô Minh” là từ ghép Hán Việt, dịch nghĩa từng chữ ta có thể hiểu rõ được khái niệm này. Trong đó, từ “vô” có nghĩa là không, “minh” có nghĩa là sáng suốt. Vì thế, từ vô minh nhằm để ám chỉ trạng thái u mê, không sáng suốt của con người.

Định nghĩa về vô minh
Định nghĩa về vô minh

Trong đạo phật, vô minh khiến cho chúng sanh không thấy rõ được tứ diệu đế, thực tướng của pháp, của vạn hữu. Theo đó, chúng ta hiểu được vô minh làm chi phối tâm, trí của chúng sanh. Chính nó đã khiến cho tâm nảy sinh tham, sân, si, hơn nữa trí còn bị chi phối bởi tà kiến, chấp ngã, sở tri chướng.

Qua khái niệm về vô minh chúng ta có thể định nghĩa được sự vô minh là gì hay cõi vô minh là gì. 

Người vô minh là gì?

Vô minh tạo ra nghiệp, nghiệp được tạo ra bởi chính chúng ta, cho nên những nghiệp quả hôm nay đến từ những hành động ở trong quá khứ tạo thành. Nói cách khác, những điều tốt, xấu, vui, buồn, đau khổ mà mỗi người trải qua là việc làm của chính bản thân người đó ở trong quá khứ. 

Sáng suốt hay mê muội, thanh tịnh hay ô nhiễm, cao sang hay thấp hèn,.. đều đến từ chính nghiệp báo gây ra bởi chính mình.

Như lời Đức Phật dạy: “Chúng hữu tình thọ lãnh báo ứng tất yếu của nghiệp do chúng đã tạo tác; và chính vì luật nhân quả nghiệp báo ấy mà có sự bất đồng sai khác giữa xã hội và chúng sanh”.

Từ luật nhân quả, nghiệp báo của người vô minh được hiểu như sau:

  • Vận mệnh được tạo ra bởi chính chúng ta, những nhân tố khác chỉ là lực tương tác, phụ tùy, được gọi là duyên.
Biểu hiện của người vô minh
Biểu hiện của người vô minh
  • Ta như chính là Thượng Đế của ta vậy.
  • Những bất công mà ta gặp trong cuộc sống được bắt nguồn bởi nghiệp của mỗi người.
  • Chúng sinh chỉ thay đổi vận mệnh khi đã nắm rõ nghiệp báo để có thể thay đổi nghiệp.
  • Đạo đức cá nhân được phụ thuộc vào mức độ giác ngộ, làm chủ quy luật nghiệp báo của mình.
  • Cải thiện xã hội là cách để giúp cải thiện gốc nghiệp của từng người.

Vô minh sinh ra từ đâu?

“Vô minh” không từ đâu mà sinh ra, cũng không có cái gì có thể sinh ra được nó, chỉ chính bản thân chúng ta không sáng suốt chính là “vô minh” thôi. Cho tới khi nào chúng ta có thể gột bỏ được hết “Vô Minh”, thì lúc đó “Minh” là tự sáng suốt, cái chân tâm bản tính sẽ được xuất hiện.

Tương tự như bóng tối và ánh sáng, bóng tối không từ đâu sinh ra, cũng không ai có khả năng tạo ra được bóng tối. Khi nào không có ánh sáng bóng tối sẽ xuất hiện. Nhưng chúng ta có thể tạo ra ánh sáng, ánh sáng sẽ giúp tiêu diệt hết bóng tối, lúc đó chúng ta có thể nhìn thấy rõ được mọi thứ.

Người tu hành có bổn phận là phá tan xiềng xích của vô minh để trở về với cái Minh sẵn có ở tâm của mình.

Nguyên nhân dẫn đến vô minh

Các các giáo lý của Phật pháp đã chỉ ra rằng vô mình tự thân ta sinh ra, là con người thì ai cũng mang trong mình ham muốn, dục vọng (tham, sân, si, mạn, nghi). Người trần mắt thịt khó để nhìn thấu được bản chất sự việc.

Nguyên nhân khiến con người rơi vào vô minh
Nguyên nhân khiến con người rơi vào vô minh

Vô mình có thể vô tình hay cố tình, mặc dù biết sai nhưng vẫn không thể thắng nổi được lòng tham, bản ngã vẫn tiếp tục những hành vi sai trái là cố ý. Không tỉnh táo, ham danh lợi, vì thế vô tình bị người khác lợi dụng làm điều xấu.

Xem thêm: Vô vi là gì trong Phật giáo và tư tưởng vô vi của Lão tử

Học cách thoát khỏi vô minh phiền não

Hãy bớt tham và biết đủ

Người trẻ là những người luôn có nhiều hoài bão, dự định. Bởi khi đó còn sức khỏe thì ai cũng muốn chinh phục được giấc mơ của mình. Chỉ khi ốm đau hay lúc về già thì người ta mới biết quý trọng sức khỏe, sự bình yên, cũng như nhận ra được vật chất không thể mang đến cho mình hạnh phúc.

Danh lợi, tiền tài, địa vị, tài sắc,.. tất cả những yếu tố này chỉ là lý do dẫn đến vô minh mà thôi. Nếu như bị những này chi phối thì bạn sẽ có thể thoát khỏi được cám dỗ.

Nên hiểu rằng một khi đã phạm phải vô minh thì cho dù có làm nhiều đến đâu thì bạn cũng sẽ cảm thấy không đủ. Một khi đã quá ham danh lợi thì sẽ mất đi tính lương thiện, từ đó làm trái với quy luật tự nhiên.

Để thoát ra khỏi được lòng tham thì bạn cần phải lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân. Cần xác định được mục tiêu cần đạt được, nếu như không đạt được các mục tiêu này thì sẽ tác động đến cuộc sống của bạn như thế nào.

Nên chú ý tránh xa những công việc “hái ra tiền nhanh” mà không có đạo đức. Cần biết tiết kiệm và biết hài lòng với cuộc sống hiện tại, giúp đỡ những người có hoàn cảnh chưa bằng mình.

Bạn cần biết thế nào là đủ trong cuộc sống
Bạn cần biết thế nào là đủ trong cuộc sống

Xem thêm: Vô tri là gì? Vô tri trong cuộc sống và phật pháp

Biết kiềm chế cảm xúc, tránh giận quá mất khôn

Khi giận dữ chắc chắn ai cũng sẽ bị mất bình tĩnh, từ đó không nhận ra được đúng sai trong hành động, vì thế mà dẫn đến vô minh. Để quản lý tốt được cảm xúc bạn cần chú ý:

  • Cần loại bỏ ngay những suy nghĩ tiêu cực, bởi chúng chỉ khiến bạn cảm thấy chán nản, căng thẳng. Bạn nên lạc quan để nhìn nhận vấn đề với tinh thần tích cực, rồi bạn sẽ nhận ra mọi thứ không tồi tệ như những gì bạn vẫn nghĩ.
  • Nen tập trung để xử lý vấn đề thay vì mất thời gian tranh cãi, bởi sự việc dù sao cũng xảy ra rồi, việc lên tiếng chỉ trích người còn lại sẽ không thay đổi được điều gì cả. Vì thế cho nên bạn cần bình tĩnh để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.
  • Không nên giữ thù hận và ác cảm trong lòng, bởi chúng chính là nguồn gốc của sự vô minh, cũng chính từ đó mà dẫn đến mù quáng. Khi đã giải quyết xong bạn nên bỏ qua và không nên giữ bất cứ điều gì trong lòng.
  • Khi nóng giận hãy xin ý kiến từ 1 người bạn quan trọng, đáng tin, đây sẽ là cách hiệu quả giúp bạn bình tâm lại, cũng như tham khảo được hướng giải quyết vấn đề hiệu quả.

Hãy thoát khỏi si mê

Si mê là sự ngu muội, không biết phân biệt được đúng sai, phải trái. Những đối tượng này thường rất dễ bị người khác lợi dụng, trục lợi làm điều xấu. Vô minh từ si mê khiến cho con người ta không nhận thức và hiểu những tệ nạn chính từ những si mê này. 

Cần cố gắng để thoát khỏi si mê 
Cần cố gắng để thoát khỏi si mê

Đạo Phật chỉ ra 4 cách giúp con người ta có thể thoát khỏi được sân si gồm:

  • Dùng tâm đối trị: Tích lũy tri thức để phân biệt được đúng sai. Tìm hiểu đạo phật, nghe bài giảng kinh phật hay tìm hiểu về môn thiền tịnh,.. sẽ giúp bạn tu tâm, khiến tâm vững hơn.
  • Dùng lý đối trị: Nếu tâm không ngăn được bạn phải dùng đến lý trí. Trước khi làm điều gì đó bạn nên truy vấn bản thân xem mình có sân si hay không. Tự hỏi bản thân sẽ tạo ra cảm giác có lỗi khi sai trái, theo thời gian dần tạo nên thói quen.
  • Dùng sự đối trị: mỗi khi bạn nổi nóng, không thể kiểm soát được cảm xúc bằng lý trí thì hay xuống 1 cốc nước lạnh nhé. 
  • Dùng sám đối trị: Nếu chẳng may không trị được dẫn đến sự việc sai trái thì chỉ có thể dùng cách tạ tội, sám hối. Làm nhiều việc thiện tích đức nhằm để bù đắp được cho những lỗi lầm mà mình gây nên.

Xem thêm: Vô thường là gì? Ý nghĩa vô thường trong phật giáo, cuộc sống

Tránh kiêu căng, ngạo mạn

Những người kiêu căng, ngạo mạn thường luôn cho rằng mình đúng, coi mình như trung tâm của vũ trụ. Nhiều người còn tỏ thái độ khinh thường người khác, không tôn trọng người lớn tuổi, bề trên,.. thực chất những điều này là thể hiện của sự mô minh.

Để giảm bớt đi sự kiêu căng, ngạo mạn bạn nên học thêm tính khiêm nhường để giúp cho việc tu hành được tiến bộ hơn. Nên biết cách kiềm chế lời nói của mình.

Trong cuộc sống không nên kiêu căng, ngạo mạn
Trong cuộc sống không nên kiêu căng, ngạo mạn

Ngoài ra, bạn cũng nên học cách lắng nghe suy nghĩ, ý kiến của người khác. Dành thời gian thăm thú nhiều nơi, gặp gỡ mọi người, tiếp xúc với kiến thức mới bạn sẽ thấy bản thân mình thật nhỏ bé.

Vì vậy, việc học hỏi luôn là thường xuyên và liên tục hơn để nhằm phát triển bản thân hơn nữa.

Bớt sự hoài nghi, ngờ vực người khác

Nghi ngờ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cảm xúc tiêu cực như: Bất an, tức tối, mặc cảm, tuyệt vọng,… Bạn nên sàng lọc, loại bỏ những thứ tiêu cực để hướng đến suy nghĩ tích cực. 

Để làm được điều đó bạn cần xem xét vấn đề trên nhiều phương diện, lắng nghe ý kiến của mọi người để biết được rằng sự nghi ngờ của mình có đúng không. Bởi rất có thể bạn đang “kịch hóa” vấn đề, thực tế thì mọi chuyện lại không giống như bạn vẫn nghĩ. 

Hãy loại bỏ thói quen xấu này, mặc kệ sự việc diễn ra, nhiều làn khi thu được kết quả trái với suy nghĩ ban đầu của bạn chứng tỏ là bạn đã sai. Như vậy những lần sau bạn sẽ có các phản ứng tự nhiên như kiểu mọi chuyện không tệ thế đâu.

Nghi ngờ không giống như cẩn thận, cẩn thận là điều rất cần thiết trong cuộc sống nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Còn nghi ngờ sẽ khác, việc nghi ngờ sẽ khiến đánh mất lòng tin của bạn dành cho những người xung quanh, từ đó bị lạc vào vô minh.

Vô minh là nghiệp của thế gian mà con người rất dễ bị rơi vào. Hy vọng với những chia sẻ mà chúng tôi mang đến trên đây đã giúp bạn đọc có thể hiểu được vô minh là gì, cũng như cách để bản thân không bị rơi vào vô minh. Từ đó giúp bản thân luôn cảm thấy vui vẻ, thanh thản. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *