Vô vi là gì trong Phật giáo và tư tưởng vô vi của Lão tử

Vô vi là tư tưởng khá quen thuộc, thường được sử dụng nhiều ở đời sống. Từ xưa, tư tưởng này đã mang tính chất bao quát, định hướng đến hoạt động sống của người dân và xã hội. Những phân tích sau đây của chúng tôi về vô vi là gì trong Đạo Phật và Lão tử sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tư tưởng này.

Tư tưởng vô vi nghĩa là gì của Lão Tử

Trong vấn đề quốc trị

Nhà vô vi là gì? Đối với vấn đề quốc trị, Lão Tử thường quan niệm rằng người lãnh đạo quốc gia cần phải áp dụng sách lược vô vi nhằm để trở về với đạo hay gốc tự nhiên ban đầu mới có thể an bang tế thế. 

Theo Lão Tử thì đường lối vô vi trong quốc trị là lo cho dân được ấm no, hạnh phúc, mạnh khỏe, dạy cho dân sống hợp với môi trường xung quanh mà không phải suy nghĩ về mỹ vật. 

https://thapgiainhietliangchi.com/tu-tuong-vo-vi-la-gi/
https://thapgiainhietliangchi.com/tu-tuong-vo-vi-la-gi/

Theo quan niệm của ông, một khi dân được ấm no, không bệnh tật, không ham của quý vật lạ, không có nhu cầu khoe tài hay ganh đua thì dân đã thấm nhuần được tinh thần vô vi. 

Nội dung chính của tư tưởng vô vi đối với quốc trị đó chính là Vua cần phải chăm sóc tốt cho đời sống người dân, không áp bức, bóc lột, đề ra luật lệ để hành hạ, giam cầm, xử trảm,… nếu như dân làm sai. 

Thay vào đó, theo Lão Tử thì người lãnh tụ quốc gia cần phải có nhiệm vụ chỉ bảo người dân phải hướng thiện theo đạo chứ, không nên mang cái chết ra để hăm dọa nhân dân. Nếu thương dân thì cần phải lo cho dân được no ấm, tránh sưu cao thuế nặng hay ép buộc dân phải phục dịch. Có như vậy thì đời sống nhân dân mới được ổn định, bình yên.

Vô vi với vấn đề tự nhiên

Theo Lão Tử, thiên đạo là nguồn gốc của sự bắt đầu, lại là cái hữu nội tại. Thiên đạo độc lập, không thay đổi, luôn tồn tại ở khắp nơi. Tư tưởng vô vi của Lão Tử với tự nhiên là quan niệm con người sống phụ thuộc và hài hòa với thiên nhiên. Con người và thiên nhiên luôn đồng hành, bao quát, phối hợp với nhau. Con người không thể tách rời được với tự nhiên

Vô vi với vấn đề tự nhiên của Lão Tử
Vô vi với vấn đề tự nhiên của Lão Tử

Theo Lão Tử, trời đất, muôn vật do Đạo sinh thành, đạo là cái hỗn mang chưa phân, là cái nguyên thủy, được vận động hằng cửu mà ta không thể cảm, cũng không thể biết được. Đạo vô danh vô hình, là căn nguyên, cốt lõi của muôn vật. 

Muôn vật đều khởi nguồn từ Đạo, đi theo Đạo, quay về Đạo. Về Đức, Lão Tử quan niệm rằng, đức là “mầm sống ngấm ngầm” trong vạn vật. Đạo có vai trò sinh ra còn Đức thì có tác dụng nuôi nấng. Những người sống có Đức là sống theo Đạo. 

Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, còn Đạo bắt chước tự nhiên. Đức là thuận theo tự nhiên mà sống, thuận theo thiên lý lưu hành. Đạo mặc dù không thể hiểu, không thể bàn, không thể nói, nhưng Lão Tử cho rằng loài người chỉ có thể tự mình phục vụ mình tốt nhất bằng việc đi trên chính con đường Đạo. Để có thể xoay xở trong tình cảnh nghịch lý đó thì chỉ có Đức, sống có Đức là sống tự nhiên, đi đúng con đường vận hành của Đạo. 

Tự nhiên trong tư tưởng vô vi của Lão Tử chính là sống đúng với bản chất cốt lõi của con người; là sự lương thiện, các đạo đức tốt đẹp vốn có của con người.

Xem thêm: minh là gì trong Phật Giáo? Vô minh sinh ra từ đâu?

Tư tưởng vô vi của đạo Phật

Đạo vô vi trong Phật Giáo có nguồn gốc từ rất lâu, là truyền thống, tín ngưỡng tư tưởng của dân. Đạo Phật là tư tưởng có khả năng truyền bá cao, giúp tác động vào nhận thức, tư duy của người dân, đặc biệt là tư tưởng vô vi.

Tư tưởng vô vi của đạo Phật 
Tư tưởng vô vi của đạo Phật

Tư tưởng vô vi của đạo Phật là triết lý “tánh không của Bát Nhã”, tức là tánh không trung đạo duyên khởi, không để vọng niệm sai lầm tác động đến sự tồn tại của vạn sự, mà tiếp nhận sự tồn tại và không tồn tại của vạn vật theo các nhân duyên sanh khởi, cũng như sự hoại diệt của bản thân sự vật. 

Theo đạo phật, nhân duyên đủ hòa hợp gọi là hữu, nhưng thực tế chúng không thật và chịu sự chi phối của luật sanh – trụ – dị – diệt, được biến đổi tùy theo nhân duyên. 

Nếu như các nhân duyên không đầy đủ sẽ không xuất hiện các pháp, sự không này không phải là “vô” là “không” trống rỗng, mà là không có tác dụng tạo tác của ý thức, cũng như không có sự hòa hợp của nhân duyên, nên pháp không được xuất hiện. 

Mọi sự tồn tại hay xuất hiện của vạn vật không có tính chất quyết định, thay vào đó sẽ tùy vào nhân duyên mà sinh hay diệt. Mỗi người đều có sẵn trí tuệ, nhưng đứng trước nhiều dục vọng, trần cảnh của thế giới đã sinh ra danh vọng ảo tưởng.

Xem thêm: Vô tri là gì? Vô tri trong cuộc sống và phật pháp

Phân biệt giữa tư tưởng vô vi của Lão Tử và của đạo phật

Tư tưởng vô vi của Lão Tử thực chất nhằm hướng đến việc truyền giáo tư tưởng vô vi vẫn ở trong cuộc đời, cho dù không bon chen, tranh giành, nhưng khi có vẫn nhận hưởng. Còn tư tưởng Phật Giáo bắt đầu từ chữ “Không”, có khuynh hướng xuất thế.

Điểm giống và khác nhau giữa tư tưởng vô vi của Lão Tử và đạo Phật
Điểm giống và khác nhau giữa tư tưởng vô vi của Lão Tử và đạo Phật

Phật – Lão – Nho được xem là 3 triết thuyết lớn có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến đời sống tinh thần của người phương Đông, bao gồm cả người Việt.

Chủ thể của Nho là người quân tử, còn đối tượng của Lão là các bậc đế vương, trong khi đó Phật gia chỉ mong độ chúng sinh đạt thành Phật đạo. Bàn về vô vi, luận trong tư tưởng của Lão giáo và Phật giáo đều được đề cập đến. 

Thực tế vẫn có sự khác nhau cơ bản trong tư tưởng vô vi của hai giáo, cụ thể là sự chấp nhận “cái nguyên lý ban đầu” của Lão khác với “nhân duyên” của Phật, còn về cách hành xử vô vi thì đều giống nhau.

Cả 2 quan điểm về tâm của hai tư tưởng này đều tương tự nhau, chúng là những điểm tương đồng. Lão Tử khuyên “tri nhân giả trí, tự tri giả minh”, có nghĩa là biết người khác chỉ mới là trí, tự biết mình mới là sáng. Có thể thấy ông đặc biệt chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là việc cố gắng để chinh phục kẻ khác. 

Mỗi người cần tự biết hài lòng với những gì mà mình đang có: “tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn”, có nghĩa là nên biết đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì lúc nào cũng nhàn cả. 

Con người nên biết hài lòng với những gì mà mình đang có
Con người nên biết hài lòng với những gì mà mình đang có

Một đặc tính cơ bản của sách lược vô vi Lão Tử chính là tiết kiệm. Thánh nhân cần luôn tằn tiện trong mọi trường hợp nhằm để bồi bổ, nuôi dưỡng ngay cả khi phải thi thố tài năng. Chính sự sung mãn, dồi dào đến từ nỗ lực tiết kiệm lâu dài sẽ giúp mang đến thắng lợi.

Xem thêm: Vô thường là gì? Ý nghĩa vô thường trong phật giáo, cuộc sống

Đạo Phật cũng khuyên răn con người cần phải biết đủ với những gì mà mình đang có, không nên lãng phí để giữ phước về sau. Việc tạo phước rất khó khăn nên cần phải biết giữ phước, nếu không khi phước không còn thì sẽ bị đọa lạc. Với các quan niệm, cũng như diễn giải tổng hợp và biện chứng về tư tưởng vô vi, có thể thấy học thuyết về vô vi của Lão Tử có nhiều điểm đồng nhất với giáo thuyết của đạo Phật.

Với những chia sẻ trên đây đã giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ được vô vi là gì theo quan niệm của Phật Giáo và của Lão Tử. Để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đọc đừng quên nhấn theo dõi Thapgiainhietliangchi.com nhé! 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *