Tình thái từ là loại từ được dùng nhiều trong giao tiếp, nhưng lại ít được dùng trong văn viết. Mặc dù được sử dụng thường xuyên không phải ai cũng hiểu rõ được tình thái từ là gì, cũng như cách sử dụng chúng như thế nào. Nếu bạn đang quan tâm đến nội dung này thì tuyệt đối không nên bỏ qua bài viết hữu ích sau đây.
Tình thái từ là gì? Ví dụ về tình thái từ
Khái niệm
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu nhằm để giúp tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, có tác dụng giúp biểu thị sắc thái, tình cảm của người nói. Như đã giới thiệu ở trên tình thái từ được sử dụng rất nhiều trong lời nói hằng ngày nhưng ít dùng trong văn viết.

Tình thái từ thường đứng ở vị trí cuối câu với vai trò để nhấn mạnh cảm xúc, thái độ của người sử dụng.
Ví dụ
- “Con nín đi!”, nếu như để mình từ “Con nín” thì đây là một câu trần thuật, nhưng khi thêm từ “đi” vào phía sau câu giúp cho câu được trở thành câu cảm thán. Từ “đi” chính là tình thái từ được sử dụng ở trong câu.
- “Bạn tôi đi làm rồi à”, cũng như câu trên nếu ta bỏ từ “à” thì câu này là câu trần thuật, khi thêm từ “à” chúng lại trở thành câu nghi vấn. Với câu này thì từ “à” là tình thái từ được thêm vào cuối của câu nhằm giúp thể hiện cảm xúc, thái độ hoài nghi của người nói.
Phân loại tình thái từ
Để giúp cho việc sử dụng tình thái được dễ dàng hơn, ngôn ngữ tình thái từ được chia làm các loại sau đây:
- Tình thái từ là phương tiện để cấu tạo nên câu nghi vấn (ví dụ các từ: à, ư, hử, chứ, chăng,…)
- Tình thái từ là phương tiện nhằm để giúp tạo câu cầu khiến (ví dụ các từ như: đi, nào, với,…).
- Tình thái từ là phương tiện nhằm giúp tạo nên các câu cảm thán (ví dụ như các từ: thay, sao,…)
- Tình thái từ biểu thị tình cảm, thái độ của người nói (ví dụ như các từ: ạ, nhé, cơ, mà, vậy,…).

Lưu ý: Sự phân loại mà chúng tôi chia sẻ trên đây chỉ mang ý nghĩa tương đối. Vì thực tế, một số tình thái từ thuộc loại là phương tiện nhằm để cấu tạo câu theo mục đích phát ngôn, nhưng lại cũng có khả năng nhằm để biểu thị tình cảm, thái độ của người nói.
Xem thêm: Tiếng lóng là gì? Ý nghĩa những tiếng lóng của giới trẻ hiện nay
Chức năng của tình thái từ
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ học, tình thái từ đảm nhiệm 2 chức năng quan trọng như sau:
Tạo câu theo mục đích nói của người dùng
Chức năng này được thể hiện qua các câu nghi vấn như các từ: hả, à, sao,… hoặc trong những trong câu cảm thán như những từ: thay, sao,… hoặc câu cầu khiến với các từ như: nghe, đi, thôi, nhé,… Về vấn đề nào đó.
Ví dụ:
- Chiếc ô tô này hỏng rồi sao: Việc thêm tình thái từ nhằm để tạo thành câu nghi vấn có sự xuất hiện của từ “sao” trong câu.
- Bạn đã làm hết bài tập trong ngày hôm nay thật à: Cũng như ví dụ trên, câu này dùng tình thái từ “à” để tạo ra câu nghi vấn có tác dụng thể hiện thái độ ngạc nhiên của người dùng nó.
Có tác dụng biểu thị sắc thái tình cảm đối với câu nói
Các sắc thái biểu cảm bao gồm:
- Thể hiện sắc thái, thái độ nghi ngờ, hoài nghi.
Ví dụ: Nó có người yêu rồi hả”: Tình thái từ “hả” có tác dụng giúp biểu lộ cảm xúc, thái độ hoài nghi, không có niềm tin tuyệt đối của người dùng khi biết người nào đó mình quen đã có người yêu.

- Thể hiện sắc thái vô cùng bất ngờ, ngạc nhiên
Ví dụ: Có thật là em nhận được giải thưởng này không hả anh: Câu này sử dụng tình thái từ là “hả” để thể hiện sự bất ngờ của người dùng về việc mình được trúng giải..
- Giúp thể hiện thái độ trông chờ hay cầu mong.
Ví dụ: Nào ta cùng đi chơi thôi: Trong câu sử dụng tình thái từ là “thôi”, thể hiện sự mong chờ về chuyến đi chơi sắp tới.
Xem thêm: Đại từ xưng hô là gì? Các đại từ xưng hô, ví dụ và bài tập
Hướng dẫn cách sử dụng tình thái từ
Các câu tình thái từ mang các sắc thái, cảm xúc khá là tinh tế, tế nhị. Vì thế, trước khi sử dụng bạn cần phải hiểu rõ ý nghĩa của chúng để có thể dùng đúng với đối tượng, cũng như hoàn cảnh giao tiếp, cụ thể:
- Khi dùng tình thái từ để biểu hiện sự lịch sự, kính trọng, lễ phép với những người bề trên bạn có thể dùng từ “ạ” cuối câu ở trong câu nói. Ví dụ: Cháu chào ông bà ạ!
- Khi dùng tình thái từ để biểu hiện sự gần gũi, thân mật trong các mối quan hệ ngang hàng có thể dùng đến các từ như: à, nhé,… Ví dụ: Chiều nay mình đi cafe nhé!

- Khi dùng thái từ để giao tiếp nhưng bạn muốn hướng người nghe đến một đối tượng khác có thể sử dụng các từ như: kia, này,… Ví dụ: Anh ấy rất thích chiếc xe đằng kia!
- Khi dùng tình thái từ để thể hiện thái độ miễn cưỡng, bạn có thể dùng từ “vậy”. Ví dụ: Thôi cứ quyết định thế đi vậy!
- Khi dùng tình thái từ để nhằm bày tỏ sự quan tâm hay giải thích về một điều gì đó, chúng ta có thể dùng từ “mà”. Ví dụ: “Em đã bảo chị làm vậy rồi mà! Sao chị lại không nghe!”
Xem thêm: Danh từ là gì tiếng việt lớp 4? Các dùng, phân loại, ví dụ về danh từ
Cách để phân biệt giữa tình thái từ và câu cảm thán
Tiêu chí | Tình thái từ | Câu cảm thán |
Đặc điểm hình thức | Ở cuối câu thường có các từ như: ạ, à, hử, ư, chăng, chứ, nhé, mà, cơ, vậy,… | Trong câu thường có cá từ cảm thán như: than ôi, trời ơi, hỡi ơi, cùng với đó là dấu chấm than ở ngay cuối câu. |
Chức năng | – Để tạo câu nói theo mục đích giao tiếp
– Thể hiện sắc thái biểu cảm cho câu nói như thái độ mong chờ, nghi vấn, ngạc nhiên. |
Trực tiếp biểu lộ cảm xúc của người nói một cách rõ nét nhất. |
Một số bài tập về tình thái từ là gì lớp 8
Bài 1: Đặt câu với tình thái từ để biểu thị các ý sau đây:
- Miễn cưỡng
- Kính trọng
- Thân thương
- Thân mật
- Phân trần
Hướng dẫn:
- Miễn cưỡng: “Thôi để tớ làm cho cũng được vậy”.
- Kính trọng: “Xin mời cô phát biểu đôi lời ạ.
- Thân thương: “Con yêu mẹ nhiều lắm ạ”
- Thân mật: “Hai đứa mình cùng nhau làm nhé”
- Phân trần: “Mình không hề làm sai mà”.
Bài 2: Sử dụng tình thái từ để điểm vào dấu 3 chấm sao cho phù hợp:
- Bác gọi cháu đến có việc gì… ?
Trả lời: Bác gọi cháu đến có việc gì ạ -> Tình thái từ thể hiện sự lễ phép.

- Mẹ ở nhà, con đi…
Trả lời: Mẹ ở nhà, con đi nhé! -> Tình thái từ nhằm để biểu thị thái độ thân mật với người đối thoại
- Nói mãi mà vẫn thế/…./?
Trả lời: Nói mãi mà vẫn thế à ->Tình thái từ biểu thị thái độ nghiêm nghị, gắt gỏng khi hỏi
- Con đã nói thế thì ba mẹ phải thuận theo ý của con
Trả lời: Con đã nói thế thì ba mẹ phải thuận theo ý của con chứ -> Tình thái từ biểu thị sự miễn cưỡng.
- Con không đi, u cho con ở nhà với u…
Trả lời: Con không đi, u cho con ở nhà với u nhé -> Tình thái từ biểu thị sự nhấn mạnh ý kiến riêng của mình khi trái với ý kiến của người đối thoại.
Bài 3: Bạn hãy chỉ ra những tình thái từ được dùng ở trong những câu sau đây:
Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Hướng dẫn:
Tình thái từ được dùng trong câu là: đi, mà.
Qua những chia sẻ mà chúng tôi mang đến trong bài viết trên đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi tình thái từ là gì, cũng như những thông tin liên quan. Từ đó, giúp củng cố kiến thức để các em học sinh có thể sử dụng loại từ này sao cho phù hợp với hoàn cảnh.