Theo số liệu thống kê, có tới 90% mọi người bị thường bị nhầm lẫn giữa từ chân trọng và trân trọng. Vậy trân trọng hay chân trọng mới đúng chính tả? Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng giải đáp, cũng như xem bản thân mình thuộc 90% số đông như trên hay 10% còn lại nhé!
“Trân trọng” hay “chân trọng” là từ đúng chính tả?
Để biết được từ nào đúng và từ nào sai chúng ta chúng ta sẽ cùng phân tích nghĩa của từ chân trọng và trân trọng nghĩa là gì ngay sau đây:
Trân trọng là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, từ “trân” có nghĩa là quý giá, quý trọng, cao quý. Còn từ “trọng” mang ý nghĩa nhằm để chỉ sự quan trọng, cấp thiết, cần thiết. Như vậy, ta có thể hiểu “trân trọng” có nghĩa là đề cao vấn đề người nói muốn nhắc đến, qua đó giúp thể hiện được thái độ trân trọng đối với vấn đề đang được đề cập.
Sự “trân trọng” mang ý nghĩa tích cực, thể hiện cho việc tôn kính, kính trọng ai đó, điều gì đó,…
Chân trọng là gì?
Theo như từ điển tiếng Việt, từ “chân” có nghĩa là chân lý, chân thành, chân thực. Nhưng khi ghép từ “chân” với từ “trọng” thì lại không mang ý nghĩa nào cả. Hơn nữa, từ này trong từ điển Tiếng Việt cũng hoàn toàn không tồn tại.
Như vậy, ta có đáp án, trong 2 từ “trân trọng” và “chân trọng” thì từ “trân trọng” mời đúng chính tả. Còn “chân trọng” là từ sai.
Xem thêm: Đề xuất hay đề suất là đúng? Cách viết và sử dụng đúng nhất
Từ “trân trọng” được dùng khi nào?
Từ “trân trọng” được sử dụng trong trường hợp muốn bày tỏ sự cảm ơn, tri ân hay thể hiện cho sự yêu quý, kính trọng ai đó.
Ví dụ:
- Trân trọng kính mời cô Mai lên phát biểu!
- Trân trọng cảm ơn tất cả quý vị đã lắng nghe tôi nói.
- Trân trọng biết ơn vì mọi người đã đến bữa tiệc của chúng tôi.
- Trân trọng thông báo.
- Gửi lời chào trân trọng nhất đến toàn thể thầy cô và các bạn
- Tôi mong ngài sẽ trân trọng lời hứa này.
- Nếu không biết trân trọng người bên cạnh bạn lúc khó khăn bạn sẽ phải hối hận.
Vậy việc trân trọng một người là như thế nào? Trân trọng người nào đó là việc đánh giá cao, tôn trọng, cũng như quan tâm đến những ý kiến, giá trị, cảm xúc của họ. Một số biểu hiện cơ bản cho thấy sự trân trọng dành cho ai đó:
- Biết lắng nghe chân thành, thể hiện sự quan tâm ý kiến và suy nghĩ của họ đối phương.
- Đối xử tôn trọng, lịch sự với người đó
- Cảm nhận, đánh giá đúng giá trị, nỗ lực, cũng như đóng góp của người đó. Biết ơn và công nhận những thành tựu và đóng góp của họ.
- Quan tâm đến cảm xúc, tình cảm của người đó.
- Nhường nhịn, tôn trọng đến ý kiến, quyết định của họ.
Xem thêm: Chia sẻ hay chia sẽ hay chia xẻ là đúng? Ý nghĩa của sự chia sẻ là gì?
Lý do thường sai chính tả ở từ “trân trọng” và “chân trọng”?
Việc dùng từ “trân trọng” sai chính tả phổ biến hiện nay là bởi các nguyên nhân sau:
- Do đặc thù ngôn ngữ của từng vùng miền có sự khác nhau nên dẫn đến dùng sai từ ngữ toàn dân.
- Do thói quen giao tiếp hàng ngày, khi phát âm không tách biệt được “ch” và “tr”.
- Việc chưa nắm rõ ý nghĩa của các từ cũng sẽ dẫn đến việc viết sai chính tả.
- Việc nói ngọng cũng dẫn đến sử dụng sai từ.
Sự nhầm lẫn giữa hai từ “trân trọng” và “chân trọng” cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều từ tiếng Việt bị viết sai. Việc dùng sai từ ảnh hưởng đến văn viết và văn nói, gây ra những hiểu lầm không đáng có, cũng như khiến tiếng Việt ngày càng bị mất đi giá trị. Vì thế, trước khi viết hay nói bạn nên tìm hiểu kỹ từ nào đó trước khi chưa chắc chắn.
Cách giúp khắc phục lỗi viết sai chính tả
Việc sai chính tả là tình trạng thường hay gặp, đặc biệt là giữa từ “tr” và “ch”. Để khắc phục tình trạng này bạn hãy bỏ túi ngay những bí quyết sau đây:
- Ghi chú lại ngay trong sổ và nhìn chúng mỗi ngày để tránh việc sai sót đối với những lần sau.
- Chỉ dùng từ khi đã hiểu rõ nghĩa, khi hiểu rõ nghĩa bạn mới biết áp dụng chúng vào từng trường hợp. trường hợp với từ không hiểu nghĩa nên thử dùng các từ đồng nghĩa để hạn chế việc dùng từ sai.
- Ghi nhớ mặt chữ bằng cách luyện tập cũng như sử dụng chúng hàng ngày.
- Phát âm chuẩn, bởi việc phát âm sai rất dễ làm cho bạn viết sai, đọc sai, như trường hợp của 2 từ “trân trọng” và “chân trọng”.
- Nên dùng từ điển tiếng Việt, bởi không phải ai cũng có thể hiểu hết được nghĩa của mọi từ vựng tiếng Việt. Từ điển giúp ta có thể biết được nghĩa của từ, cũng như nắm rõ được các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- Tăng cường đọc sách để trau dồi từ vựng, khắc phục lỗi sai chính tả.
Qua đây chúng ta đã xác định được từ trân trọng hay chân trọng đúng chính tả. Từ đó, biết cách sửa sai và dùng từ sao cho phù hợp với hoàn cảnh, trường hợp cụ thể, tránh việc dùng sai chính tả làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu nói, cũng như khiến người khác hiểu sai về vấn đề!