Đại từ xưng hô là gì? Các đại từ xưng hô, ví dụ và bài tập

Tiếng Việt là ngôn ngữ có vốn từ loại cực phong phú và đa dạng. Trong số đó, đại từ xưng hô là từ loại được dùng phổ biến và rất quan trọng, có tác dụng xác định mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong giao tiếp. Vậy đại từ xưng hô là gì mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây. 

Đại từ xưng hô là gì?

Đại từ là gì?

Để hiểu rõ hơn về đại từ xưng hô, trước hết ta cần khái quát về đại từ nói chung. Đại từ là loại từ được dùng để thay thế cho danh từ, tính từ, động từ, cụm danh từ, cụm tính từ hoặc cụm động từ ở trong câu. Nhờ vậy giúp tránh sự lặp lại của các từ ngữ đó. 

Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ trong câu, tùy vào vị trí, vai trò của từ trong ngữ cảnh câu.

Đại từ xưng hô là gì?

Đại từ xưng hô là từ mà người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp, ví dụ: 

  • Tôi, chúng tôi
  • Ta, chúng ta
  • Mày, chúng mày
  • Nó, chúng nó,…
Đại từ xưng hô là từ dùng để chỉ bản thân hay người khác khi giao tiếp
Đại từ xưng hô là từ dùng để chỉ bản thân hay người khác khi giao tiếp

Ngoài các từ nói trên, thì người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, giới tính, tuổi tác: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,…

Ví dụ về đại từ xưng hô: 

  • Cháu chào bà.
  • Chị lấy hộ em cốc nước với ạ.

Khi xưng hô, bạn cần chú ý chọn từ lịch sự, thể hiện đúng được mối quan hệ giữa mình với người nghe và những người được nhắc tới.

Tác dụng của đại từ xưng hô

Đại từ xưng hô có tác dụng quan trọng trong giao tiếp, cũng như trong câu, cụ thể như sau:

  • Đại từ xưng hô có thể đảm nhận nhiều vị trí như: Chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cho một danh từ, động từ, tính từ bất kỳ
  • Đại từ xưng hô cũng có thể đảm nhận vai trò như một thành phần chính ở trong câu, không làm nhiệm vụ định danh
  • Ngoài ra, đại từ xưng hô còn có tác dụng khác đó là dùng để chỉ một sự việc, sự vật hay hiện tượng nào đó
  • Khi viết hay nói, ta có thể dùng đại từ xưng hô để nhằm thay thế những thành phần khác của câu.

Xem thêm: Quan hệ từ là gì lớp 5? Chức năng, ví dụ về quan hệ từ

Lưu ý cơ bản trong đại từ nhân xưng

  • Đại từ xưng hô có thể thay thế danh từ, vì vậy chúng có thể đảm nhiệm chức vụ ở trong câu như một danh từ.
  • Đại từ xưng hô có khả năng thay thế động từ, tính từ. Vậy nên chúng giữ chức vụ trong câu giống như một động từ, tính từ.
Một số lưu ý có bản khi sử dụng đại từ nhân xưng
Một số lưu ý có bản khi sử dụng đại từ nhân xưng
  • Ngoài các đại từ xưng hô chuyên dùng, trong Tiếng Việt còn dùng nhiều danh từ để làm từ xưng hô như: Chỉ quan hệ gia đình, chức vụ hay nghề nghiệp đặc biệt.

Phân loại các đại từ xưng hô

Đại từ xưng hô chuyên dùng

Đại từ xưng hô chuyên dùng thể hiện ở 3 ngôi khác nhau, cụ thể như sau:

  • Ngôi thứ nhất (người nói): Là những từ dùng để chỉ người nói, dùng khi người nói muốn thể hiện bản thân hay nhóm mình, ví dụ: Tôi, chúng tôi, ta, chúng ta. Ví dụ: “Chúng tôi đều là những người bạn tốt của nhau”.
  • Ngôi thứ hai (người nghe): Là những từ dùng để chỉ người nghe, sử dụng khi người nói muốn gọi tên hay nhắc đến người nghe, ví dụ: Bạn, mày, chúng mày. Ví dụ: “Mày đã làm xong bài chưa?”
  • Ngôi thứ ba (người được nói tới): Là những từ chỉ người được người ở ngôi thứ nhất và thứ hai nói tới, ví dụ: nó, chúng nó. Ví dụ: “chúng nó đều rất nghịch ngợm”.

Không chỉ thế ở trong tiếng Việt còn dùng thêm danh từ xưng hô nhằm thể hiện rõ tuổi tác, giới tính, thứ bậc của người được nhắc tới. Những danh từ này gồm có: Ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,….

Đại từ xưng hô chuyên dùng
Đại từ xưng hô chuyên dùng

Khi sử dụng đại từ xưng hô, bạn cần lưu ý:

  • Nên sử dụng các từ ngữ phù hợp nhằm thể hiện sự lịch sự, cũng như phản ánh được đúng mối quan hệ giữa người nói với người nghe hoặc người được nhắc tới.
  • Với người lớn tuổi, khi xưng hô bạn nên sử dụng các từ như “em”, “cháu” để xưng hô với người đó.

Đại từ xưng hô giúp ta thể hiện được sự tôn trọng, cũng như giúp tạo nên được mối quan hệ xã giao tốt trong giao tiếp hàng ngày.

Xem thêm: Từ nhiều nghĩa là gì? Đặc điểm, ví dụ từ nhiều nghĩa

Đại từ xưng hô lâm thời

Ngoài đại từ xưng hô chuyên dùng, thì trong tiếng Việt còn dùng danh từ làm đại từ xưng hô, đó là những đại từ xưng hô lâm thời. Những đại từ này được bao gồm đại từ chỉ quan hệ gia đình, đại từ chỉ chức vụ nghề nghiệp:

  • Đại từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc với các từ như: “ông”, “bà”, “cha”, “mẹ”, “anh”, “chị”, “cháu”, “cô”,… Cách để dùng danh từ này sẽ được phụ thuộc vào mối quan hệ, tuổi tác, cũng như mức độ thân thuộc trong giao tiếp.

Ví dụ:

– “Con”: Dùng với ông bà, cha mẹ, những người ngang vai với ông bà cha mẹ, người lớn tuổi.

– “Cháu”: Dùng với ông bà, chú bác,… những người lớn tuổi hơn.

– “Em”: Dùng với anh chị, những người hơn tuổi, hơn chức phận.

– “Anh”, “chị”: Được dùng với các em, những người là đàn em của mình.

– “Tôi”: dùng với tất cả mọi người nếu bản thân lớn hơn hoặc ngang bằng.

– “Tao”, “ta”: Với bạn bè, người kém tuổi không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, tức giận,…

Đại từ xưng hô lâm thời
Đại từ xưng hô lâm thời
  • Đại từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: Gồm những từ như “bộ trưởng”, “thứ trưởng”, “hiệu trưởng”, “bác sĩ”, “giáo viên”, “y tá”, “luật sư”,”công an”,…

Việc dùng những danh từ chỉ quan hệ gia đình và chức vụ nghề nghiệp hay đại từ xưng hô sẽ được phụ thuộc vào ngữ cảnh, cũng như mục đích giao tiếp.

Xem thêm: Từ chỉ trạng thái là gì? Bài tập ví dụ về từ chỉ trạng thái

Bài tập đại từ xưng hô lớp 5

Bài tập 1: Tìm các đại từ xưng hô ở trong các câu dưới đây:

  1. Chúng ta cùng nhau đi đá bóng thôi!
  2. Thầy giáo khen ngợi em trước cả lớp.
  3. Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc rất khó tả.

Đáp án:

  1. Chúng ta
  2. Em
  3. Tôi

Bài tập 2: Hãy xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi đối với từng câu sau đây:

  1. Tôi đang học bài thì Vân đến.
  2. Người được mọi người tuyên dương là tôi.
  3. Cả nhà vô cùng yêu quý tôi.
  4. Anh chị tôi đều là những người học giỏi.
Bài tập về đại từ xưng hô
Bài tập về đại từ xưng hô

Đáp án: 

  1. Chủ ngữ
  2. Vị ngữ
  3. Bổ ngữ
  4. Định ngữ

Bài tập 3: Điền vào ô trống để hoàn thành các câu sau:

  1. Năm nay … lên lớp 7.
  2. … cùng đi chơi nhé!
  3. … của em đang học Đại học.
  4. Người vừa đạt điểm cao môn Ngữ Văn là …

Đáp án:

  1. Em/tôi/tớ/mình…
  2. Chúng mình/tụi mình/bọn mình…
  3. Anh/chị…
  4. Tôi/tớ/mình…

Qua đây chúng ta đã có thể hiểu rõ được đại từ xưng hô là gì, cũng như những thông tin chi tiết về đại từ này. Qua đó, biết cách sử dụng đại từ xưng hô như thế nào sao cho phù hợp.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *