Từ nhiều nghĩa là gì? Đặc điểm, ví dụ từ nhiều nghĩa

Tiếng Việt là ngôn ngữ phong phú, đa dạng, trong đó có rất nhiều từ mang đa dạng các nghĩa khác nhau tùy vào ngữ cảnh sử dụng. Cùng tìm hiểu từ nhiều nghĩa là gì, cũng như những đặc điểm cơ bản về từ nhiều nghĩa trong bài viết dưới đây nhé. 

Từ nhiều nghĩa là gì cho ví dụ cụ thể về từ nhiều nghĩa?

Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ luôn có mối liên hệ với nhau. Nói cách khác, một từ có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm khác nhau thì từ đó được gọi là từ nhiều nghĩa.

Từ nhiều nghĩa là từ mà ngoài nghĩa gốc thì chúng còn một hay nhiều nghĩa chuyển
Từ nhiều nghĩa là từ mà ngoài nghĩa gốc thì chúng còn một hay nhiều nghĩa chuyển

Thường thì từ nhiều nghĩa sẽ mang một nghĩa đen và một hoặc nhiều nghĩa bóng, cụ thể:

  • Nghĩa đen: Là nghĩa chính hay còn gọi là nghĩa gốc của từ. Đây là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và thường không hay ít bị phụ thuộc vào ngữ cảnh.
  • Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), suy ra từ nghĩa đen. Để hiểu nghĩa chính xác của một từ, bạn cần tìm nghĩa của từ trong ngữ cảnh đặt ra.

Ví dụ 1: Từ xe đạp nhằm để chỉ loại xe người đi có 2 bánh, sử dụng sức người để đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp và từ này chỉ có 1 nghĩa duy nhất.

Ví dụ 2: Từ “Ăn’’:

  • Ăn cơm: nghĩa gốc là cho cơm vào cơ thể. Đây là động từ chỉ hoạt động dùng răng, lưỡi miệng để nghiền thức ăn ra.
  • Ăn cưới : ăn uống nhân dịp cưới.
  • Da ăn nắng: Tức là da hấp thụ ánh nắng.
  • Ăn ảnh: Tứa là vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
  • Sông ăn ra biển: Có nghĩa là sự ăn lan rộng ra, hướng đến biển.

Có thể thất “Ăn” là một từ nhiều nghĩa.

Nguyên nhân làm xuất hiện từ nhiều nghĩa

Sự xuất hiện và tồn tại của từ nhiều nghĩa là do số lượng từ nhiều, trong khi đó số lượng khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhưng lại không giống hệt nhau. 

Các nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện từ nhiều nghĩa
Các nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện từ nhiều nghĩa

Có thể thấy được rằng hiện tượng từ nhiều nghĩa được tồn tại cả ở thực từ và hư từ, mặc dù hư từ là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa. Ngoài ra, từ nhiều nghĩa còn xuất hiện bởi thực tế giao tiếp nhằm để phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người. Để gọi tên hay biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới, bên cạnh việc tạo ra từ mới hoàn toàn, thì người ta còn thêm vào các nghĩa mới cho từ đã có sẵn. Đây chính là cách giúp tạo ra từ nhiều nghĩa.

Xem thêm: Quan hệ từ là gì lớp 5? Chức năng, ví dụ về quan hệ từ

Tác dụng của từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa mang lại rất nhiều tác dụng trong ngôn ngữ, cụ thể như sau: 

  • Giúp tăng tính đa dạng cho vốn từ vựng tiếng Việt.
  • Trong quá trình dùng ngôn ngữ, có thể dùng nhiều từ ngữ khác nhau để mô tả vấn đề, sự vật hay sự việc nào đó.
  • Từ nhiều nghĩa được dùng để tránh lặp lại một từ được dùng nhiều lần ở trong cùng đoạn văn bản.
  • Giúp người đọc, người nghe có thể hiểu được nội dung câu chuyện, tác phẩm.
  • Mặc dù không phải là biện pháp tu từ, nhưng nếu từ nhiều nghĩa được sử dụng hợp lý trong văn học sẽ giúp làm tăng giá trị nghệ thuật cho văn bản.

Phân loại từ nhiều nghĩa

Từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển

Nghĩa gốc là nghĩa có trước, còn nghĩa chuyển là nghĩa hình thành sau này và được dựa trên nghĩa gốc. Xét về tính ứng dụng thực tế, không phải nghĩa gốc luôn là nghĩa phổ biến nhất.

Từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển
Từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển

Ví dụ: Từ “bạc” có những nghĩa như sau:

  • Đời bạc: Từ bạc ở đây ý muốn nói cuộc đời không được trọn vẹn, không có hạnh phúc
  • Lễ bạc lòng thành: Nhằm để nói lễ ít ỏi, sơ sài
  • Ăn ở bạc tình, bạc nghĩa: Để nói người không giữ tình nghĩa trọn vẹn trước sau.

Nghĩa của từ “bạc” ở câu thứ nhất là nghĩa gốc, còn nghĩa của từ ở câu thứ 2 và thứ 3 được phát sinh từ nghĩa ở câu đầu tiên. Nhưng trong giao tiếp hiện đại thì nghĩa của từ “bạc” ở câu thứ 3 mới là phổ biến và được dùng nhiều nhất.

Xem thêm: Đại từ xưng hô là gì? Các đại từ xưng hô, ví dụ và bài tập

Từ nhiều nghĩa thường trực và từ không thường trực

Một từ có nghĩa thường trực nếu như nghĩa đó đã đi vào cơ cấu chung ổn định. Còn nghĩa không thường trực là nghĩa thường được dùng ở trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hay trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ.

Ví dụ trong một câu hát: “Áo trắng em đến trường”. Ở câu hát này từ “áo trắng” không dùng để nói đến chiếc áo, thay vào đó dùng để nói đến các em nữ sinh. Thực tế từ áo trắng” chỉ mang nghĩa này ở một số ngữ cảnh nhất định. Vậy, từ “áo trắng” ở đây mang nghĩa là không thường trực. 

Từ thường trực và không thường trực
Từ thường trực và không thường trực

Các phương pháp giúp hình thành nên từ nhiều nghĩa

Phương pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp tu từ chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh các mặt, đặc điểm, thuộc tính giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên. 

Ví dụ: Từ “lá” thường dùng theo nghĩa gốc nhằm để chỉ một bộ phận của cây, nằm ở cành cây, đa số thường có màu xanh, dáng mỏng. Từ “lá” khi được mở rộng nghĩa sẽ cấu thành các từ như: lá gan, lá cờ,… Sự chuyển nghĩa này là do sự tương đồng. Ví dụ: lá cờ là vật làm bằng vải, bề mặt cũng mỏng như lá cây.

Phương pháp hoán dụ

Hoán dụ là phương thức biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác, được dựa trên mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Từ “nhà trắng” nếu hiểu theo nghĩa thường là để chỉ một ngôi nhà có màu trắng. Nhưng từ “nhà trắng” còn được dùng để chỉ nơi ở và làm việc chính thức của tổng thống Hoa Kỳ. 

Hoán dụ là một trong những phương pháp làm hình thành nên từ đa nghĩa
Hoán dụ là một trong những phương pháp làm hình thành nên từ đa nghĩa

Xem thêm: Hoán dụ là gì? Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Luyện tập về từ nhiều nghĩa

Bài 1: Đặt câu với các từ dưới đây (một câu theo nghĩa gốc và một câu theo nghĩa chuyển): nhà, ngọt.

Hướng dẫn:

Từ “nhà”:

  • Theo nghĩa gốc: “Ngôi nhà này đẹp quá”
  • Theo nghĩa chuyển: “Anh xã nhà tôi đang làm việc trong nhà nước”.

Từ “ngọt”:

  • Nghĩa gốc: “Quả cam này vừa thơm vừa ngọt”
  • Nghĩa chuyển: “Cô giáo em là người có giọng nói ngọt ngào, ấm áp.

Bài 2: Đặt câu có từ “nhà” với 4 nghĩa sau:

  1. Nơi để ở
  2. Gia đình
  3. Người làm nghề
  4. Chỉ vợ hoặc chồng.

Hướng dẫn:

  1. Nơi để ở: Ngôi nhà này ấm cúng quá!
  2. Gia đình: Nhà tôi có tất cả 3 thành viên
  3. Người làm nghề: Nhà văn là người có cảm hứng sáng tác dồi dào trong mọi hoàn cảnh hay cho dù ở bất kỳ đâu.
  4. Chỉ vợ hoặc chồng: Anh xã nhà tôi thương mẹ con tôi lắm!
Luyện bài tập về từ nhiều nghĩa
Luyện bài tập về từ nhiều nghĩa

Bài 3: Cho các từ sau: Đánh trống, đánh tiếng, đánh trứng, đánh giày, đánh bẫy, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh phèn, đánh bức điện. Bạn hãy:

a) Sắp xếp các từ ngữ cùng nghĩa với nhau thành 1 nhóm.

b) Nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm đã được phân loại.

Hướng dẫn:

  • Nhóm 1 gồm các từ: đánh trống, đánh đàn: Là làm cho phát ra tiếng báo hiệu hay tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy.
  • Nhóm 2 gồm các từ: đánh giày, đánh răng: Tức là làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng việc thực hiện chà xát
  • Nhóm 3 gồm các từ: đánh tiếng, đánh bức điện: Đó là làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi.
  • Nhóm 4 gồm các từ: đánh trứng, đánh phèn: Có nghĩa là làm cho một vật hay chất thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng. 
  • Nhóm 5 gồm các từ: Đánh cá, đánh bẫy: Tức là làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt.

Bài viết trên đây đã giúp chúng ta làm rõ về từ nhiều nghĩa là gì, cũng như những thông tin cơ bản cần nắm rõ về từ nhiều nghĩa. Từ đó, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống cũng như làm các bài tập tiếng Việt liên quan.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *