Hoán dụ là gì, ví dụ? Phân biệt phép ẩn dụ và hoán dụ

Hoán dụ là biện pháp tu từ được sử dụng rất phổ biến trong văn chương, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hoán dụ là gì, các hình thức hoán dụ và nó khác ẩn dụ như nào. Do vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các vấn đề này. 

Hoán dụ là gì?

Khái niệm

Chúng ta đều đã được học hoán dụ là gì ở lớp 6, nếu như bạn đã quên thì hãy cùng chúng tôi ôn lại nhé. Hoán dụ chính là phép tu từ trong câu, nó gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên các sự vật, hiện tượng khác, dựa trên nét tương cận, gần gũi với nhau với mục đích làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong câu và giúp cho sự diễn đạt tốt hơn.

Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là gì?

Ví dụ câu: “Đầu xanh có tội tình gì”

Ở trong câu thơ trên đầu xanh chỉ bộ phận của con người. Đầu xanh được hoán dụ để chỉ người còn trẻ. 

Ý nghĩa

  • Đầu tiên hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho câu văn diễn đạt trôi chảy hơn.  
  • Phép hoán dụ được dùng để biểu thị mối quan hệ gần gũi và có tính chất tương đồng giữa sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác. Điều này giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến đối tượng khác mà không cần phải so sánh chúng với nhau.  
  • Hoán dụ cũng là cơ sở để hình thành sự liên tưởng và phát hiện ra mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật – hiện tượng với nhau. Đây cũng chính là điều khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hoán dụ với ẩn dụ. 
  • Giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự tương đồng giữa 2 sự vật – hiện tượng với ý nghĩa đầy đủ mà không cần phải suy nghĩ quá phức tạp hoặc quá nhiều. 
  • Thể hiện được nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nên phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong văn học. Ngoài ra sức mạnh của nó vừa thể hiện ở tính cá thể hóa vừa được thể hiện cùng với tính cụ thể cho biểu cảm kín đáo, nhiều hàm ý lại sâu sắc.

Các hình thức hoán dụ

Trong ngữ văn 6, hoán dụ được thực hiện bằng hình thức các quan hệ cặp đôi sẽ đi liền với nhau. Hiện nay, có 4 kiểu hoán dụ phổ biến và hay gặp nhất trong văn học đó là: 

Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể

 “Bàn tay ta làm nên tất cả.” (Ca dao) 

Câu thơ trên dùng hình ảnh “bàn tay” để nói về sức lao động của một con người.

Soạn bài hoán dụ
Hoán dụ được sử dụng rất nhiều trong thơ ca, văn viết

Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng

Cô ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngạc nhiên.

Hoán dụ trong câu thơ trên chính là từ “phòng”, nó được sử dụng để nói về những người đang ở trong phòng. 

Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật

 “Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”. (Nguyễn Du)

Trong câu thơ trên, hoa sen là biểu tượng của mùa hè, còn hoa cúc là biểu tượng của mùa thu. Sen tàn, cúc lại nở hoa ở đây tác giả muốn nói mùa hè đã qua đi, mùa thu lại đến. Điều này giúp câu văn thêm duy mỹ hơn. 

Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng

 “Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. (Ca dao)

Ba cây và một cây đều được dùng để nói về người với số lượng nhiều và ít. 

Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật này bằng tên một sự vật khác nhưng dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa chúng.

Hiện nay gồm có 4 loại ẩn dụ: Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Ví dụ trong bài thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.”

Trong câu thơ trên của Nguyễn Du, hoa lựu màu đỏ như lửa, do vậy từ lửa trong câu trên được dùng làm ẩn dụ để chỉ hoa lựu. 

Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụ và hoán dụ đều là biện pháp tu từ giúp sự diễn đạt thêm sinh động, chuyển đổi cảm giác, tăng tính gợi hình gợi cảm trong câu và được tạo ra bằng cách thay đổi tên gọi của sự vật này thành tên gọi của sự vật khác nên thường gây nhầm lẫn cho học sinh. Để phân biệt được hai biện pháp tu từ này, chúng ta hãy cùng xem điểm giống và khác nhau giữa chúng.   

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
  • Điểm giống nhau:

+ Bản chất đều là sự chuyển đổi tên gọi: Gọi sự vật hiện tượng này bằng một tên gọi khác. Hay đơn giản hơn là lấy A để chỉ B.

+ Đều dựa vào quy luật liên tưởng.

+ Tác dụng của hai biện pháp này đều là làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho lời văn, giúp biểu đạt cảm xúc dễ dàng hơn. 

  • Điểm khác nhau:

+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:

Ẩn dụ: Phép tu từ này dựa vào sự liên tưởng tương đồng, có nghĩa là giữa A và B có điểm giống nhau, vì vậy người ta dùng A để thay cho tên gọi B.

Ví dụ: Giọng nói của cô ấy rất ngọt ngào.

Ngọt ngào là chỉ sự cảm nhận của vị giác. Dùng từ “giọng nói ngọt ngào” là ẩn dụ của sự chuyển đổi cảm giác – từ thính giác sang vị giác.

Hoán dụ: Phép tu từ này thì dựa vào sự liên tưởng tương cận giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên cũ B và tên mới A chính là mối quan hệ gần kề

Ví dụ như câu: “Áo chàm đưa buổi phân li”

Áo chàm là chiếc áo phổ biến của người dân vùng Việt Bắc, vì vậy từ “áo chàm” trên câu thơ trên giúp người đọc liên tưởng ngay đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc.  

+ Hoán dụ và ẩn dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B, nhưng lại khác nhau như sau: 

Ẩn dụ: A và B đều có quan hệ tương đồng với nhau. 

Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi hoặc đi liền với nhau.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hoán dụ là gì, cách phân biệt hoán dụ với ẩn dụ và có thể soạn bài hoán dụ hiệu quả. Nếu như vẫn còn thắc mắc, chưa biết soạn văn lớp 6 bài hoán dụ như thế nào thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *