Từ chỉ trạng thái là gì? Bài tập ví dụ về từ chỉ trạng thái

Cùng với từ chỉ hoạt động thì từ chỉ trạng thái được sử dụng khá nhiều trong đời sống. Đây cũng là một trong những nội dung khá quan trọng trong tiếng việt lớp 2,3. Vậy từ chỉ trạng thái là gì, cùng với các dạng bài tập vận dụng cụ thể về từ chỉ trạng thái sẽ được chúng tôi mang đến sau đây.

Thế nào là từ chỉ trạng thái? Ví dụ cụ thể

Từ chỉ trạng thái có nghĩa là gì? Từ chỉ trạng thái là từ được dùng để chỉ sự vận động ở bên trong sự vật. Đó là những vận động không nhìn thấy được ở bên ngoài hay những vận động không có khả năng để có thể kiểm soát được. Những vận động này được diễn ra ở bên trong mà chúng ta không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Ví dụ về các từ chỉ trạng thái lớp 3: yêu, thích, ghét, vui, buồn,… 

Tìm hiểu những từ chỉ trạng thái trong tiếng việt
Tìm hiểu những từ chỉ trạng thái trong tiếng việt

Các loại từ chỉ trạng thái và ví dụ về từ chỉ trạng thái của sự vật:

  • Từ chỉ trạng thái tồn tại với các từ như: còn, hết, có,.. Ví dụ: Em có một chiếc cặp.
  • Từ chỉ trạng thái tiếp thụ với các từ như: được, bị, phải, chịu… Ví dụ: Em được mẹ mua cho áo mới.
  • Từ chỉ trạng thái biến hóa với các từ như: thành, hóa,… Ví dụ: Tấm hóa thành chim vàng anh, bay về cung vua.
  • Từ chỉ trạng thái so sánh với các từ như: bằng, thua, hơn, là… Ví dụ: Em thua bạn 2 điểm.

Từ chỉ trạng thái mang đặc điểm là từ chỉ sự tồn tại, trạng thái của một vật về các mặt không đổi. Từ chỉ trạng thái thường không kết hợp cùng với từ xong ở trong câu. 

Tùy vào từng ngữ cảnh sử dụng mà từ chỉ trạng thái có thể là nội hoặc ngoại động từ. Trong ngữ pháp, những từ chỉ trạng thái có ngữ pháp giống với tính từ, chúng có thể đảm nhận nhiệm vụ dùng để làm vị ngữ trong câu.

Xem thêm: Tính chất là gì? Từ chỉ tính chất là gì? Ví dụ về từ chỉ tính chất lớp 2, 3

Sự khác nhau giữa từ chỉ hoạt động và từ ngữ chỉ trạng thái là gì?

Từ chỉ trạng thái là các hoạt động không thể cảm nhận được bằng giác quan trực tiếp, sự vận động đó cũng không biểu hiện ra bên ngoài. Ngược lại, thì từ chỉ hoạt động lại nhìn thấy được, quan sát được, cũng như có thể cảm nhận bằng giác quan rõ ràng.

Sự khác nhau cơ bản giữa từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động
Sự khác nhau cơ bản giữa từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động

Ví dụ: Lan rất thích chiếc váy mẹ mới mua. Trong câu, từ chỉ trạng thái là “thích”. Ta không thể biết được Lan có cảm xúc ra sao với chiếc váy mẹ mới mua, trừ khi chính bạn ấy nói ra cảm xúc của mình.

Ví dụ: Con mèo đang ngủ ở ngoài hiên. Từ chỉ hoạt động là “ngủ”, bằng mắt thường ta có thể quan sát được hoạt động ngủ của chú mèo.

Một số từ nội động từ cũng được xem là động từ chỉ trạng thái tiếng việt như: nằm, ngồi, ngủ, lăn, lê, vui, buồn, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,… Những từ này có những đặc điểm như sau:

  • Một số từ vừa là động từ chỉ hành động, vừa là động từ chỉ trạng thái.
  • Một số từ chuyển nghĩa cũng được xem là động từ dùng để chỉ trạng thái.
  • Có một số từ có mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ

Các ngoại động từ cũng được coi là động từ chỉ trạng thái như: yêu, ghét, kính trọng, chán, thèm, hiểu… Những từ này mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ, có tính chất trung gian ở giữa động và tính từ.

Ngoài ra, một số động từ chỉ hành động cũng được dùng như một động từ chỉ trạng thái, như: Trên tường có treo 1 bức tranh.

Động từ chỉ trạng thái có mang một số đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa tương tự như tính từ, cho nên chúng có thể dùng để làm vị ngữ ở trong câu kể.

Xem thêm: Từ chỉ đặc điểm là gì? Khái niệm, ví dụ bài tập về từ chỉ đặc điểm lớp 2, 3

Dạng bài tập liên quan đến từ chỉ trạng thái là gì lớp 2,3

Dạng 1: Tìm những từ chỉ trạng thái lớp 2, 3

Đây là dạng bài cơ bản và thường gặp nhất, vì thế các em học sinh cần phải đặc biệt chú ý để có thể đạt được điểm tối đa ở trong dạng bài này. 

Bài 1: Các em hãy tìm những từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật ở trong những câu sau đây:

a) Con trâu ăn cỏ

b) Đàn bò uống nước dưới sông

c) Mặt trời tỏa nắng rực rỡ.

Các dạng bài tập cơ bản về từ chỉ trạng thái
Các dạng bài tập cơ bản về từ chỉ trạng thái

Hướng dẫn:

a) Trong câu có từ chỉ hoạt động là ăn .

b) Trong câu có từ chỉ hoạt động là uống.

c) Trong câu có từ chỉ trạng thái là tỏa.

Bài 2: Đọc đoạn văn sau đây và hãy xác định các từ chỉ hoạt động, trạng thái:

“Buổi sáng mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, đàn gà con vui vẻ gọi vịt ra vườn chơi. Gà rủ vụt bắt sâu bọ, côn trùng, vì sở hữu chiếc mỏ nhọn nên gà mổ bắt sâu dễ dàng. Nhưng vịt không có mỏ nhọn, vì thế mà chúng không thể nào bắt được chú sâu nào. Thấy thế gà vội chạy đến và giúp vịt.”

Hướng dẫn:

Những từ chỉ trạng thái có trong đoạn văn trên gồm có: vui vẻ, vội vàng

Những từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn trên gồm có: gọi, chơi, rủ, bắt, mổ, bắt sâu, chạy.

Xem thêm: Từ chỉ hoạt động là gì? Ví dụ bài tập về từ chỉ hoạt động lớp 2, 3

Dạng 2: Phân biệt giữa từ chỉ trạng thái với từ chỉ hoạt động

Dạng bài phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động cũng không quá khó. Chỉ cần nắm được khái niệm của 2 loại từ này là các em có thể chinh phục được dạng bài tập này dễ dàng. 

Phân biệt giữa từ chỉ trạng thái và hoạt động là dạng bài rất thường hay gặp
Phân biệt giữa từ chỉ trạng thái và hoạt động là dạng bài rất thường hay gặp

Bài 1: Trong số những từ sau đây, từ nào là từ chỉ hoạt động và từ nào là từ dùng để chỉ trạng thái: “lăn, ngủ, buộc, thức, cắt, lấp, phát triển, giơ, bay, nghi ngờ, tưởng tượng, ngồi”.

Hướng dẫn:

Những từ chỉ hoạt động gồm: buộc, lăn, lấp, giơ, cắt, bay, ngồi.

Những từ chỉ trạng thái gồm: thức, ngủ, phát triển, nghi ngờ, tưởng tượng.

Xem thêm: Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Bài tập, đặt câu với từ chỉ sự vật

Dạng 3: Phân biệt từ chỉ trạng thái, hoạt động với loại từ khác

Dạng bài tập này sẽ có phần nâng cao hơn so với 2 dạng mà chúng tôi giới thiệu ở trên. Tuy nhiên chỉ cần học thuộc lý thuyết về các từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động là các em có thể làm được.

Bài 1: Yêu cầu các em hãy thực hiện chia các từ sau thành hai nhóm, đồng thời hãy gọi tên từng nhóm đó: “yêu, làm, câu chuyện, trận mưa, đặt, công ty, mất, sân chơi, cấy, thùng, nhớ, mua, máy tính”.

Hướng dẫn:

  • Nhóm từ chỉ sự vật gồm có: thùng, công ty, sân chơi, máy tính, câu chuyện, trận mưa.
  • Nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái gồm có: yêu, làm, cấy, nhớ, mua, đặt, mất.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp chúng ta có thể hiểu được từ chỉ trạng thái là gì, cũng như cách nhận biết và cách làm bài tập về từ chỉ trạng thái. Chỉ cần nắm rõ lý thuyết là các em sẽ có thể làm được các dạng bài tập liên quan một cách dễ dàng.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *