Lực ma sát gì? Đặc điểm, ví dụ, công thức tính lực ma sát

Lực ma sát là lực được diễn ra liên tục, xung quanh cuộc sống của chúng ta. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lực ma sát là gì, cũng như những thông tin chi tiết về loại lực này ngay bài viết sau đây. 

Lực ma sát là gì cho ví dụ

Chúng ta đã được làm quen với nội dung lực ma sát là gì lớp 6, 8, từ đó ta có thể định nghĩa về loại lực này như sau:

Lực ma sát là lực được tạo ra bởi 2 mặt tiếp xúc và trượt lên nhau, được xác định bởi kết cầu bề mặt tiếp xúc và lực tác động lên 2 vật thể ma sát vào nhau. Khối lượng của lực ma sát được phụ thuộc vào góc ma sát và vị trí tiếp xúc giữa 2 vật ảnh hưởng.

Tìm hiểu lực ma sát là lực gì
Tìm hiểu lực ma sát là lực gì

Ví dụ cơ bản về lực ma sát mà chúng ta có thể dễ nhận thấy nhất chính là khi thực hiện kéo hay đẩy một thùng gỗ trên sàn nhà. Chính sự tiếp xúc giữa mặt của thùng gỗ với mặt của sàn nhà đã sinh ra lực ma sát.

Công thức tính lực ma sát

Nếu như ta đặt một vật vào một vật, lực ma sát sẽ bằng trọng lượng của vật đó. Với trường hợp một vật bị đẩy so với bề mặt, lực ma sát sẽ tăng lên và trở nên lớn hơn so với trọng lượng của vật đó.

Chúng ta có thể dễ dàng đo được toàn bộ lực ma sát của một bề mặt có thể tác dụng lên một vật thể với việc áp dụng công thức sau đây:

Fms= μ.N

Trong đó:

  • Fms: Là độ lớn của lực ma sát (N)
  • µ: là hệ số ma sát
  • N: Là áp lực (N). 

Phân loại lực ma sát và đặc điểm của từng loại

Lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt là ma sát tác dụng lên vật khi chúng được trượt trên bề mặt. Ma sát trượt thường yếu hơn so với ma sát nghỉ. 

Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt

Đặc điểm của lực ma sát trượt:

  • Lực được xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên nhau hoặc ở trên bề mặt khác
  • Lực ma sát sẽ ngược hướng với vận tốc
  • Độ lớn của lực ma sát được tỉ lệ với độ lớn của áp lực
  • Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào trạng thái bề mặt (nhám, khô, trơn,…), không bị phụ thuộc vào tốc độ và diện tích tiếp xúc của vật.

Ví dụ về ma sát trượt:

  • Chà hai tay vào nhau sẽ sinh ra nhiệt do ma sát trượt.
  • Cửa sổ trượt
  • Di chuyển chuột ở trên mặt bàn
  • Viết phấn lên bảng. 

Lực ma sát lăn

Lực ma lăn là lực được hình thành khi một vật chuyển động so với vật còn lại và có xảy ra sự cọ xát giữa chúng. Hệ số của ma sát lăn cũng sẽ nhỏ hơn so với hệ số của ma sát nghỉ. 

Lực ma sát lăn
Lực ma sát lăn

Ví dụ về ma sát lăn: Khi một đĩa tròn, một bánh xe, một vòng hay quả cầu được lăn trên bề mặt,… Một lực chống lại chuyển động của nó chính là lực ma sát lăn.

Ma sát nghỉ

Ma sát nghỉ hay lực ma sát tĩnh là lực ma sát tác dụng giữa các bề mặt khi chúng ở trạng thái nghỉ. Khi lực tăng lên thì tại một thời điểm nào đó ma sát nghỉ sẽ đạt được cực đại.

Ví dụ về ma sát nghỉ: Trượt tuyết; chuyển động lùi của chân lên đường khi chân kia tiến về phía trước; Hai loại vải trượt qua nhau,… 

Xem thêm: Lực ma sát nghỉ là gì? Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?

Lực ma sát với những ứng dụng ở trong cuộc sống

Lực ma sát luôn xuất hiện và được diễn ra xung quanh con người mà nhiều khi chúng ta không để ý đến. Theo đó, ứng dụng của lực ma sát rất rộng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể như:

  • Nhờ lực ma sát mà cá phương tiện di chuyển không bị trượt bánh tại những khúc cua hay ở những đoạn đường trơn.
  • Lực ma sát giúp giữ các vật thể và con người đứng yên ở trong không gian, trên mặt đất.
  • Giúp con người có thể dễ dàng cầm nắm một vật trên tay. Đinh được giữ ở trên tường cũng là nhờ vào lực ma sát,…
  • Lực ma sát còn giúp sinh ra nhiệt năng, nên chúng được ứng dụng để đánh lửa hay sử dụng trong đá lửa.
Ứng dụng của lực ma sát
Ứng dụng của lực ma sát
  • Lực ma sát còn là lực phát động để các vật chuyển động.
  • Lực ma sát hiện được ứng dụng rất nhiều vào việc phanh xe, hãm tốc độ của các phương tiện giao thông khi di chuyển trên Trái Đất. 
  • Lực ma sát còn dùng để thay đổi hình dạng của các bề mặt trong một số lĩnh vực như đánh bóng, sơn mài, mài gương,…

Xem thêm: Lực đàn hồi là gì? Đặc điểm, đơn vị, công thức lực đàn hồi của lò xo

Hướng dẫn các cách giúp làm giảm lực ma sát

Có thể thấy lực ma sát mang đến rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó cũng chính ma sát cũng là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của máy móc, cùng với các thiết bị ở xung quanh. Vì vậy, để làm giảm lực ma sát bạn có thể áp dụng các cách sau đây:

  • Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn bằng cách sử dụng ổ bi để tăng hiệu quả sử dụng, đồng thời giảm những hao mòn trên sản phẩm. Cách làm này thường được ứng dụng ở trong các hệ thống cơ học.
  • Giảm ma sát tĩnh, với cách làm này ta có thể lấy ví dụ đơn giản với các đoàn tàu hỏa trước đây: khi khởi động, đầu tàu sẽ được đẩy giật lùi, tạo khe hở giữa các toa tàu trước khi tiến. Điều này sẽ giúp cho đầu tàu kéo từng toa tàu một, chỉ phải chống lại lực ma sát tĩnh của từng toa thay vì của cả đoàn tàu.
  • Sử dụng chất liệu bôi trơn như dầu mỡ, nhớt,.. trong động cơ xe, máy móc để tránh tình trạng hao mòn trong thời gian dài.

Qua bài viết trên chúng ta đã có thể hiểu rõ về lực ma sát là gì, cũng như những thông tin cơ bản cần về loại lực này. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích, hỗ trợ cho các bạn trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *