Tình trạng dân số già ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Chính điều này đã tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều vấn đề trong xã hội. Cùng tìm hiểu già hóa dân số là gì, nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của tình trạng này trong mọi mặt của đời sống ngay bài viết sau.
Dân số già là gì? Biểu hiện cụ thểĐịnh nghĩa
Dân số già hay còn gọi là già hóa dân số là tình trạng gia tăng độ tuổi trung vị của dân số do tỷ suất sinh giảm hay tuổi thọ trung bình tăng. Có thể dễ dàng nhận thấy ở một số nước đang có nền kinh tế phát triển, dân số già dần tăng cao. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể gặp ở một số nước có nền kinh tế kém phát triển hơn.
Xu hướng chung của phụ nữ hiện nay là ngại sinh con hoặc thực hiện sinh theo kế hoạch hóa gia đình từ 1-2 con, vì thế cho nên tỉ lệ dân số già đang bị tăng cao dẫn tới già hóa dân số.
Biểu hiện
Biểu hiện của tình trạng già hóa dân số:
- Độ tuổi bình quân và độ tuổi trung niên của dân số tăng lên
- Tỷ lệ trẻ em sinh ra giảm thiểu tỷ lệ trẻ nhỏ. Cụ thể là tỉ lệ người dưới 15 tuổi giảm, còn tỉ lệ của những người trên 65 tuổi tăng.
Nguyên nhân già hóa dân số
Chênh lệch giữa tỷ lệ sinh và tử cao
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế giúp nâng cao điều kiện sống của con người. Nhờ vậy mà tuổi thọ được tăng cao, nhưng tỉ lệ sinh lại giảm đi bởi như đã giải thích ở trên, xu hướng giới trẻ ngày nay ngày càng trì hoãn sinh con để tập trung vào kinh tế.
Quan niệm về sinh sản thay đổi
Trước đây ông cha ta thường thích con đàn cháu đống, có gia đình sinh tới tận chục người hoặc hơn. Nhưng thời đại ngày nay thì khác, mọi người chỉ muốn tập trung để phát triển sự nghiệp, tận hưởng cuộc sống, nhiều người còn không có ý định sinh con.
Áp lực kinh tế, xã hội
Trong xã hội ngày nay, gia đình nào cũng muốn con mình có được môi trường học tập tốt nhất. Để có thể thực hiện này yêu cầu tài chính phải vững vàng với mức thu nhập ổn định.
Đó là lý do các cặp vợ chồng trẻ thường chỉ tập trung vào kinh tế, đợi khi đủ điều kiện mới dự định sinh con.
Có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của mỗi người
Thời điểm hiện nay mọi người thường chỉ chú trọng đến sức khỏe của mình, sức khỏe luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Mọi người thường tập trung chăm sóc sức khỏe cá nhân để kéo dài tuổi thọ, dẫn đến tuổi thọ trung bình tăng cao trong khi tỷ lệ sinh lại không đủ cân bằng. Tình trạng này kéo dài gây ra tình trạng dân số già xảy ra.
Nhờ tác động của kế hoạch hóa gia đình
Theo kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con, tuy nhiên lại chưa đưa ra được dự báo bất cập, giới hạn của nó. Đặc biệt là mục tiêu đảm bảo mức sinh thay thế.
Việc làm tốt công tác giảm sinh, vì thế mà số lượng và tỷ lệ trẻ em trong cơ cấu dân số của Việt Nam ngày càng giảm. Việc duy trì tỷ lệ sinh như hiện tại trước mắt sẽ tác động tích cực đến mục tiêu kiểm soát tình trạng bùng nổ dân số, nhưng đi cùng với đó là hệ lụy thúc đẩy tình trạng già hóa dân số.
Xem thêm: Mật độ dân số là gì? Đơn vị, cách tính, ý nghĩa mật độ dân số
Hậu quả của già hóa dân số đến mọi mặt của đời sống
Vấn đề an ninh quốc phòng
Đối với nghĩa vụ quân sự yêu cầu người tham gia cần phải có sức khỏe tốt, chiều cao đạt chuẩn, vì trong quân đội đều là người trẻ. Nhưng với tình trạng già hóa dân số sẽ khiến việc tuyển quân đi lính bị hao hụt, khó khăn, nếu đất nước xảy ra chiến tranh sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu dân số già chiếm tỉ lệ cao, các quốc gia sẽ phải chấp nhận có người nước ngoài định cư để đảm bảo có lao động. Sau thời gian thì đất nước đó sẽ có tỷ lệ người nước ngoài chiếm cao hơn so với người dân trong nước.
Ảnh hưởng trật tự xã hội
Tình trạng già hóa dân số sẽ khiến cho thời gian sống sau nghỉ hưu tăng lên, chính điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là vấn đề y tế và trợ cấp lương hưu.
Vấn đề già hóa dân số sẽ tạo ra thách thức trong vấn đề phát triển kinh tế, đặc biệt vấn đề cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động bị giảm đi, cơ cấu nghề nghiệp thay đổi, tạo gánh nặng kinh tế cho người trẻ,…
Dân số già đến sớm, trong khi đó thì nền kinh tế của đất nước đang ở trong thời kỳ thoát nghèo. Người cao tuổi sẽ phải chịu nhiều gánh nặng bệnh tật, chi phí y tế lớn gây áp lực cho hệ thống y tế.
Tác động đến kinh tế
Người già thường có xu hướng tiết kiệm hơn người trẻ, vì thế mà mức chi tiêu cho hàng tiêu dùng ít đi. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, một đất nước có dân số già thì tình trạng lãi suất thấp, cùng với đó là tỷ lệ lạm phát thấp.
Người lớn tuổi tiêu dùng ít nên quốc gia nào có tỷ lệ dân số già tăng cao thì mức lạm phát sẽ thấp. Ngoài ra, việc thiếu hụt người lao động trẻ khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, cải tiến kỹ thuật bị giảm đi.
Biện pháp giúp đối mặt với già hóa dân số
Đối mặt với tình trạng già hóa dân số, cần có những biện pháp như sau:
- Khuyến khích người cao tuổi tích cực tham gia hoạt động kinh tế, đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn cao từ đó. Nhờ đó giúp giảm thiểu thất nghiệp, góp phần giảm sự phụ thuộc.
- Đổi mới trong xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút hiệu quả lực lượng lao động nằm trong độ tuổi nghỉ hưu
- Thay đổi quan niệm, thái độ xã hội về người cao tuổi, nhìn nhận người cao tuổi là những thành viên có đóng góp tích cực trong xã hội
- Chấm dứt sự phân biệt tuổi tác, bảo đảm hòa nhập xã hội với người cao tuổi.
- Tăng cường tuyên truyền, thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức, tạo môi trường đồng thuận cùng tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
- Người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để tạo ra một môi trường thân thiện.
- Nỗ lực tạo ra việc làm nhằm mang lại thu nhập cho người cao tuổi trong khả năng của họ.
Xem thêm: Bùng nổ dân số là gì? Nguyên nhân, tác hại, giải pháp
Thực trạng vấn đề dân số già tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những đất nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất ở trên thế giới. Tốc độ gia tăng tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên ngày càng nhanh.
Trong vòng 10 năm từ 1999 đến 2009, tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên chỉ tăng 0,58 điểm % (từ 8,10% lên 8,68%). Đến 10 năm tiếp theo (2009 – 2019), tỷ trọng này tăng lên là 3,18 điểm % (từ 8,68% lên 11,86%), tương ứng tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu người.
Dự báo đến năm 2029, lượng người cao tuổi ở nước ta 17,28 triệu người (chiếm 16,5% dân số). Đến năm 2029, vào năm 2038 con số này là 22,29 triệu người (chiếm 20,21% dân số).
Đến năm 2049, cả nước có tới 28,61 triệu người cao tuổi (chiếm 24,88% dân số). Cho đến năm 2069, nước ta có thể có đến 31.69 triệu người cao tuổi (chiếm 27.11% dân số).
Già hóa dân số là vấn đề đặc biệt quan trọng và cần có phương án xử lý tốt nhất. Hy vọng thông qua nội dung thông tin mà chúng tôi mang đến trên đây đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi già hóa dân số là gì, cũng như những vấn đề bị tác động, ảnh hưởng bởi thực trạng dân số già như hiện nay.