Sơ đồ tư duy là gì? Tác dụng, cách tạo sơ đồ tư duy

Hiện nay việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong công việc và học tập ngày càng trở nên phổ biến, giúp mang lại nhiều lợi ích đối với con người. Cùng tìm hiểu về sơ đồ tư duy là gì, tác dụng cũng như những cách tạo sơ đồ tư duy hiệu quả với vài bước cơ bản ngay bài viết sau.

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Mindmap, đây là phương pháp ghi chú thông minh với những ý tưởng sử dụng từ ngữ ngắn gọn và hình ảnh sinh động giúp bộ não của con người có thể ghi nhớ nhanh chóng với khả năng lưu trữ lâu dài.

Tìm hiểu về sơ đồ tư duy
Tìm hiểu về sơ đồ tư duy

Mindmap giúp chúng ta ghi nhớ theo một trình tự nhất định, đồng thời giúp liên hệ với các dữ kiện hiệu quả, từ đó giúp kích thích trí não sáng tạo, tạo ra hứng thú trong quá trình làm việc, học tập. 

Việc sử dụng Mindmap sẽ tiết kiệm thời gian hiệu quả, tránh mất nhiều sức ghi chép dày đặc nội dung. Thay vì quá nhiều chữ thì việc sử dụng tiêu đề ngắn gọn, ký hiệu, hình ảnh hai chiều sẽ giúp việc ghi nhớ tổng thể tốt và chi tiết hơn. 

Cấu trúc của sơ đồ tư duy gồm từ khóa/chủ đề chính ngay ở vị trí trung tâm, cùng với đó là các nhánh nhỏ chỉ các nội dung, hình ảnh phát triển từ chủ đề chính xung quanh. Để giúp cho sơ đồ đẹp, dễ ghi nhớ hơn bạn có thể chèn thêm các hình ảnh, biểu tượng vào.

Tác dụng của sơ đồ tư duy

Chúng ta có thể nêu tác dụng của sơ đồ tư duy với những điểm sau đây: 

  • Giúp hệ thống thông tin dễ dàng: sơ đồ tư duy cho người xem thấy được một cái nhìn tổng quan về vấn đề, kiến thức được đề cập. Nhìn qua sơ đồ tư duy người xem có thể biết được nội chính của vấn đề, cũng như nắm được các ý chính, ý nhỏ quan trọng. 
Sơ đồ tư duy giúp việc hệ thống thông tin dễ dàng
Sơ đồ tư duy giúp việc hệ thống thông tin dễ dàng
  • Giúp kích thích não bộ tư duy: khi xây dựng sơ đồ tư duy bạn bắt buộc phải kích thích não bộ hoạt động, tư duy để biến lượng lớn thông tin văn bản thành hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu trực quan. Việc não bộ được luyện tập sẽ giúp phát triển hơn về tư duy.
  • Kích thích sự sáng tạo của não bộ: Mỗi người có cách trình bày sơ đồ tư duy khác nhau. Bạn cần phải tìm được cho mình sơ đồ tư duy như thế nào là tốt nhất, với hình ảnh, liên kết để giúp cho bản thân có thể dễ hiểu nhất. Sự sáng tạo giúp thể hiện rõ ràng qua sơ đồ tư duy của bản thân bạn.
  • Giúp liên kết thông tin một cách có hệ thống: Sơ đồ dùng từ ngữ trọng tâm, ngắn gọn, được sắp xếp liên kết về nội dung. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng thực hiện liên kết các vấn đề nhanh chóng, khoa học nhất.
  • Nâng cao chất lượng dạy và học: Việc áp dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học giúp kích thích bộ não bộ hoạt động và sáng tạo nhiều hơn. Từ đó giúp bạn tư duy logic, phân tích sâu sắc để đưa ra các ý tưởng chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công việc, học tập của bạn.

Xem thêm: Tư duy là gì? Đặc điểm, các loại tư duy, ví dụ về tư duy

Ưu, nhược điểm của việc sử dụng sơ đồ tư duy

Ưu điểm của sơ đồ tư duy

Ưu điểm lớn nhất của sơ đồ tư duy là giúp trình bày kiến thức dưới dạng hình ảnh trực quan. Thay vì phải học thuộc quá nhiều chữ khô khan như phương pháp học truyền thống, thì giờ đây bạn có thể tự chủ động để nắm bắt thông tin, kiến thức quan trọng nhất. 

Ứng dụng sơ đồ tư duy giúp việc ghi nhớ thông tin tốt hơn
Ứng dụng sơ đồ tư duy giúp việc ghi nhớ thông tin tốt hơn

Bạn có thể tự hệ thống lại kiến thức và trình bày theo cách của mình. Tất cả các ý chính, ý phụ đều có đầy đủ giúp bạn dễ dàng tiếp thu được kiến thức hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự lập kế hoạch công việc, sáng tạo với mindmap, qua đó vạch ra chi tiết những điều cần thực hiện trong công việc. 

Sơ đồ tư duy được xem là công cụ đắc lực giúp bạn có thể nâng cao được hiệu quả học tập, làm việc, rèn cho bạn sự logic, khoa học. Áp dụng sơ đồ tư duy thường xuyên sẽ giúp bạn lưu trữ thông tin tốt, giúp cải thiện khả năng ghi nhớ hiệu quả.

Xem thêm: Tư duy logic là gì? Cách rèn luyện tư duy logic, ví dụ

Nhược điểm của sơ đồ tư duy

Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc sử dụng mindmap vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định. Việc vẽ ra sơ đồ cụ thể, chi tiết sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin.

Ngoài ra, trong quá trình vẽ sơ đồ, người học cũng cần phải vận dụng nhiều hình vẽ, ký hiệu để nhằm biểu đạt kiến thức.

Vì sơ đồ tư duy do chính bản thân người học tự thiết kế, nên chỉ có người vẽ có mới có thể dễ dàng nắm kiến thức, với những người không trực tiếp vẽ sẽ khó để hiểu được nội dung của trong sơ đồ. Vì thế không phải sơ đồ tư duy lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao, cũng không phải bất cứ ai cũng tiếp thu kiến thức dễ dàng thông qua sơ đồ này.

Để tạo ra sơ đồ tư duy bạn cần phải nghiên cứu thông tin rất nhiều 
Để tạo ra sơ đồ tư duy bạn cần phải nghiên cứu thông tin rất nhiều

Các loại sơ đồ tư duy thường dùng hiện nay

Sơ đồ tư duy dạng vòng tròn

Tên tiếng anh của sơ đồ này là Circle Map với 1 vòng tròn lớn bên ngoài, cùng với đó là một vòng tròn nhỏ bên trong. Vòng tròn nhỏ có chứa chủ đề chính hay ý tưởng trung tâm, còn vòng tròn lớn bao gồm các ý phụ, ý bổ trợ cho chủ đề trung tâm.

Sơ đồ tư duy bong bóng

Sơ đồ này có tên tiếng anh là Bubble Map với 1 vòng tròn ở vị trí trung tâm và các bong bóng hình tròn xung quanh sẽ được tỏa ra nhiều hướng. Hình tròn ở trung tâm có chứa chủ thể chính còn những bong bóng chứa các ý tưởng, hành động cụ thể nhằm bổ sung ý nghĩa cho chủ đề chính ở trong vòng tròn.

Bubble Map thường dùng để nhằm thiết lập mục tiêu, mô tả phân khúc khách hàng,…

Sơ đồ tư duy cây

Sơ đồ này còn được gọi là Treemap với thiết kế giống như một cái cây. Theo đó, phía trên cùng là chủ đề chính, còn phía dưới là các chủ đề phụ với những thông tin, nội dung chi tiết nhằm làm rõ chủ đề chính.

Sơ đồ tư duy hình cây là loại được sử dụng phổ biến hiện nay
Sơ đồ tư duy hình cây là loại được sử dụng phổ biến hiện nay

Tree Map không bị giới hạn số lượng phân nhánh, có thể thấy đây là sơ đồ được sử dụng khá phổ biến trong học tập, giúp thu gọn kiến thức để giúp việc học dễ dàng. 

Ngoài ra, trong công việc Treemap được dùng với mục đích chủ yếu là để liệt kê các nhiệm vụ hay xây dựng kế hoạch.

Thực tế có rất nhiều loại sơ đồ khác được dùng tùy vào mục đích, lĩnh vực để có được sự lựa chọn sao cho phù hợp.

Xem thêm: duy tích cực là gì? Biểu hiện, ví dụ, cách rèn luyện tư duy tích cực

Sơ đồ tư duy bong bóng kép

Sơ đồ này còn có tên gọi là Double Bubble Map, là dạng sơ đồ được kết hợp giữa 2 sơ đồ bong bóng. Double Bubble Map dùng cho mục đích nhằm để xác định sự khác biệt, tương đồng giữa 2 chủ đề hay 2 lĩnh vực. 

Sơ đồ này được cấu tạo gồm 2 vòng tròn có chứa 2 chủ đề, 2 ý chính được nằm ở vị trí trung tâm. Phần giao nhau của 2 vòng tròn có chứa các điểm tương đồng, phần còn lại của 2 vòng tròn sẽ chứa sự khác biệt giữa 2 chủ đề, đối tượng. 

Sơ đồ này nhằm để so sánh trực quan khái niệm, ý tưởng đối tượng, giúp chúng ta có thể đánh giá toàn diện để đưa ra được quyết định đúng đắn đối với mọi vấn đề.

Mẫu sơ đồ tư duy bong bóng kép 
Mẫu sơ đồ tư duy bong bóng kép

Các bước tạo sơ đồ tư duy sáng tạo, logic chính xác

Chuẩn bị các dụng cụ

Để vẽ được sơ đồ tư duy bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau đây:

  • Tài liệu, thông tin ban đầu.
  • Giấy vẽ: tùy vào nội dung thông tin để chọn giấy vẽ với kích thước phù hợp.
  • Bút vẽ, bút màu, highlight: Bên nên dùng 3 – 4 loại bút có màu sắc khác nhau để minh họa ý chính, ý phụ trong sơ đồ. Bút mực đen hay xanh để ghi thông tin. Bút nhiều màu sẽ dùng để tô đậm, làm nổi bật các từ khóa, ý chính có trong sơ đồ.
Không thể thiếu những cây bút màu để vẽ sơ đồ tư duy 
Không thể thiếu những cây bút màu để vẽ sơ đồ tư duy

Bên cạnh việc vẽ tay thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện vẽ bằng cách sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ipad,… được cài đặt các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy.

Vẽ sơ đồ tư duy chủ đề trung tâm

Bạn cần thực hiện vẽ chủ đề trung tâm, chủ đề trung tâm sẽ được đặt ở vị trí chính giữa của giấy vẽ. Khi vẽ, bạn cần phải kết hợp linh hoạt nhiều màu sắc cùng với các hình ảnh minh họa để làm nổi bật được chủ đề chính cần để triển khai thông tin. 

Vẽ chủ đề của sơ đồ tư duy ở trung tâm của tờ giấy
Vẽ chủ đề của sơ đồ tư duy ở trung tâm của tờ giấy

Vẽ tiêu đề phụ (nhánh chính)

Khi đã có được chủ đề trung tâm thì bạn sẽ cần phải vẽ thêm các tiêu đề phụ. Mỗi tiêu đề phụ sẽ được triển khai thành các nhánh chính có trong sơ đồ. Bạn nên dùng từ khóa hay những cụm từ ngắn gọn để nhằm biểu thị tiêu đề phụ. 

Những nhánh chính có thể được đặt ở vị trí gần với chủ đề trung tâm, liên kết với nhau bằng các dấu mũi tên. Tiêu đề phụ nên được vẽ ở các hướng chéo nhau và tô đậm chúng bằng bút màu hay highlight.

Những tiêu đề phụ là các nhánh chính của sơ đồ
Những tiêu đề phụ là các nhánh chính của sơ đồ

Vẽ nhánh thứ cấp

Đây là bước cuối cùng khi thực hiện vẽ mindmap, nhánh thứ cấp hay còn được gọi là nhánh phụ sẽ được nối trực tiếp với các nhánh chính, có tác dụng triển khai thông tin từ nhánh chính cụ thể, chi tiết. Khi thực hiện vẽ nhánh thứ cấp bạn cần chú ý những điểm cơ bản sau:

  • Khi vẽ nhánh thứ cần bạn nên sử dụng các từ khóa, ký tự, biểu tượng, hình ảnh nhằm giúp cho các thông tin trở nên sinh động, dễ ghi nhớ.
Dùng hình ảnh để vẽ nhánh thứ cấp giúp việc ghi nhớ tốt hơn
Dùng hình ảnh để vẽ nhánh thứ cấp giúp việc ghi nhớ tốt hơn
  • Dùng những nhánh cong để nhằm giúp biểu đạt thông tin.
  • Đối với các nhánh thứ cấp được triển khai từ một nhánh chính, bạn hãy chỉ dùng cùng 1 màu bút.

Với những chia sẻ trên đây chúng ta đã cùng nhau làm rõ vấn đề sơ đồ tư duy là gì, cũng như tác dụng và các cách để tạo nên sơ đồ tư duy là gì. Hy vọng chúng sẽ hữu ích để giúp bạn sáng tạo được cho mình một sơ đồ tư duy hiệu quả nhất để phục vụ công việc, cũng như việc học của mình.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *