Tư duy là kỹ năng quan trọng giúp giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống bằng cách đưa ra các lựa chọn đúng đắn. Cùng tìm hiểu cụ thể tư duy là gì, các loại, ví dụ và vai trò của tư duy như thế nào ngay bài viết sau đây mà chúng tôi mang tới.
Tư duy là gì?
Tư duy được định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau, cụ thể tư duy là gì trong tâm lý học và góc độ sinh học?
- Với góc độ sinh lý học: tư duy là hình thức hoạt động của hệ thần kinh được thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa phần tử đã ghi nhớ, chọn lọc, kích thích chúng hoạt động nhằm thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh. Qua đó định hướng được các hành vi tích cực, đảm bảo phù hợp với môi trường sống.
- Dưới góc độ tâm lý học: Tư duy là một quá trình nhận thức, giúp phản ánh thuộc tính bản chất, cũng như các mối quan hệ có tính quy luật của sự vật, sự việc, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà ta chưa biết trước đó.
Tư duy không chỉ giúp giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, mà còn có tác dụng giải quyết cả những vấn đề ở trong tương lai. Tư duy giúp tiếp nhận, cải tạo, sắp xếp thông tin, giúp các thông tin này có ý nghĩa hơn trong những hoạt động của con người.
Hoạt động vỏ đại não chính là cơ sở sinh lý của tư duy, hoạt động tư duy cũng sẽ đồng nghĩa với hoạt động của trí tuệ. Tư duy có mục tiêu giúp tìm ra những lý luận, triết lý, phương pháp luận, cũng như giải pháp trong các tình huống hoạt động của con người.
Các loại tư duy hiện nay
Tư duy logic
Đây là hoạt động tư duy, lập luận của não bộ con người giúp giải quyết vấn đề nào đó với các mục tiêu cụ thể. Con người phải học tư duy logic để có các hành động nhằm cải tạo, thay đổi giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Để rèn luyện tư duy logic bạn cần rèn luyện trí nhớ, học và làm theo cách hiểu của bản thân mình. Học hỏi và áp dụng các kiến thức đã học vào thực hành, trải nghiệm.
Tư duy mở
Tư duy mở là kỹ năng mềm cần thiết để có thể trở thành công dân toàn cầu. Bạn sẽ không thể hòa nhập được nếu sở hữu một tư duy bảo thủ, khép kín. Tư duy mở cho phép chúng ta tiếp thu thông tin từ nhiều hướng khác nhau.
Người cởi mở luôn suy nghĩ tổng thể, không đánh giá chủ quan, luôn năng động và vui vẻ.
Tư duy tích cực
Tư duy này có nghĩa là luôn đón nhận những thử thách trong cuộc sống bằng một thái độ tích cực, không né tránh. Tư duy này giúp chúng ta nhận thấy được mặt tốt trong tình huống xấu, cũng như nhận định khả năng của bản thân theo chiều hướng tích cực.
Những người có tư duy tích cực sẽ luôn thấy thoải mái, không áp lực. Khi có tư duy này thì việc tập trung vào mục tiêu sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.
Xem thêm: Tri giác là gì, ví dụ? So sánh cảm giác và tri giác
Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là gì? Đây là tư duy cốt lõi đối với sự phát triển của xã hội. Nó giúp bạn tìm tòi và đưa ra được phương án, chủ đề mới. Với tư duy này bạn cũng có thể làm chủ được vốn kiến thức, chủ động khám phá, tự tin để có thể đối mặt với khó khăn, thử thách.
Những người có tư duy sáng tạo luôn có thái độ cởi mở, sẵn sàng để thử nghiệm mọi thứ. Họ vươn ra được khuôn mẫu để đi tìm cái mới. Nếu như không có tư duy này bạn sẽ khó để đạt được các bước tiến mới, cũng như đột phá để có thể thành công trong nghề.
Tư duy đột phá
Tư duy này là cách lập kế hoạch cho tương lai, cũng như giúp giải quyết vấn đề. Đây là quá trình nhằm định hướng lại mục đích, hệ thống, cũng như tính độc đáo của sự vật. Đây là giải pháp tốt nhất đối với kế hoạch mới để mang lại kết quả tốt.
Tư duy giải quyết vấn đề
Đây là sự tổng hợp của quá trình xác định, phân tích, đánh giá các vấn đề hay tình huống phát sinh ngoài ý muốn để có những biện pháp giúp xử lý vấn đề tối ưu nhất.
Trong cuộc sống luôn có những tình huống, vấn đề tồn tại từ nhiều khía cạnh, người thành công luôn biết cách để giải quyết vấn đề tốt nhất trong mọi hoàn cảnh. Vì thế bạn cần biết cách để giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả.
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện là gì? Đây là dạng tư duy phân tích gồm khả năng tự phản biện và phản biện ngoại cảnh. Tự phản biện là phản biện lại hành động và ý nghĩ của bản thân. Kiểu này thường không dễ để thực hiện vì con người thường có xu hướng phê phán người khác thay vì việc tự chịu phê phán chính mình.
Còn tư duy phản biện ngoại cảnh là việc nhìn nhận vấn đề, thông tin bên ngoài nhiều chiều, không nhìn nhận một cách qua loa, hời hợt. Cho nên những người này thường có khả năng quan sát tốt, giúp giảm thiểu những rủi ro không đáng có.
Tư duy hệ thống
Đây là phương pháp giúp xem xét thế giới khách quan như một thể thống nhất, từ đó giúp cho con người nhìn rõ hơn về thực tế, sử dụng được các nguồn lực tự nhiên đạt được một kết quả mong muốn. Kỹ năng tư duy hệ thống giúp bạn có những ý nghĩ khôn ngoan với những giải pháp lâu dài hơn.
Tư duy kinh doanh
Đây là kiểu tư duy giúp nhìn nhận vấn đề kinh doanh một cách đúng đắn qua các chiến lược, thấu hiểu tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường,… Loại tư duy này còn giúp đưa ra dự đoán, giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp trong tương lai.
Xem thêm: Cảm giác là gì? Các loại cảm giác, ví dụ về cảm giác
Tư duy làm giàu
Tư duy của những người giàu rất khác, họ thường tập trung nhiều vào việc kiếm tiền, tìm cách để giúp gia tăng sự giàu có của mình. Họ luôn sẵn sàng cho đi, cũng như không ngại nắm bắt cơ hội tài chính mà những người có tư duy khan hiếm hay bỏ lỡ.
Ví dụ về tư duy
Ví dụ về tư duy khi giải một bài toán, trước hết học sinh cần xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của đề bài. Tiếp đến là cần ghi nhớ lại các công thức, quy tắc, định lý liên quan đến đề bài đã cho.
Bên cạnh đó cần phải có sự kết hợp với các kinh nghiệm giải đề trước đây để suy nghĩ hướng giải phù hợp. Quá trình từ lúc nhận đề cho đến khi giải ra kết quả bài toán là một sự tư duy.
Một ví dụ khác về tư duy, đó là một người sẽ có thể biết được từ 2, 3 ngôn ngữ hay thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau. Tùy vào đối tượng là người nước nào để có thể chủ động giao tiếp bằng ngôn ngữ sao cho phù hợp, đó là sự tư duy ngôn ngữ.
Các đặc điểm của tư duy
Tư duy có tính vấn đề
Vấn đề là những hoàn cảnh, tình huống có mục đích. Để ứng phó với vấn đề mới cần phải có tư duy, không thể ứng dụng theo cách cũ, cần tìm ra cách thức giải quyết mới hiệu quả.
Nhưng không phải trong hoàn cảnh nào tư quy cũng nảy sinh. Vấn đề chỉ trở thành tình huống mới khi mà chủ thể nhận thức được tình huống có vấn đề, cũng như mâu thuẫn đang chứa đựng trong vấn đề đó, yêu cầu chủ thể phải có nhu cầu giải quyết, cũng như có kiến thức liên quan đến vấn đề.
Tư duy có tính gián tiếp
Tính gián tiếp của tư duy thể hiện ở việc để có được tư duy con người phải biết sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người vận dụng kết quả của nhận thức và kinh nghiệm vốn có vào quá trình tư duy nhằm để hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở việc sử dụng phương tiện, công cụ máy móc nhằm nhận thức đối tượng khi không thể trực tiếp chạm được vào chúng. Tư duy này giúp chúng ta có những phán đoán mang tính khoa học với các sự vật, hiện tượng xảy ra trong quá khứ và tương lai.
Xem thêm: Tự lập là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của tự lập, ví dụ
Tư duy có sự trừu tượng và khái quát
Trừu tượng là sử dụng trí óc để giữ lại yếu tố quan trọng cho tư duy và gạt bỏ đi những thứ không cần thiết. Còn khái quát là việc sử dụng tri thức hợp nhất đối tượng khác nhau vào trong cùng một nhóm dựa trên các thuộc tính, đặc điểm giống nhau.
Trừu tượng và khái quát trong tư duy có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu như không có trừu tượng con người sẽ không thể tiến hành khái quát, có trừu tượng mà không có khái quát sẽ hạn chế việc tiếp nhận, hiểu biết vấn đề, sự vật và hiện tượng,…
Tư duy có quan hệ với ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ nhằm diễn đạt kết quả của quá trình tư duy. Để chủ thể và người khác tiếp nhận kết quả của quá trình tư duy về các sự vật, hiện tượng cần phải có ngôn ngữ.
Ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng chính là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử nhân loại. Không có tư duy thì ngôn ngữ cũng chỉ là thứ vô nghĩa, còn không ngôn ngữ thì tư duy sẽ không thể được tiếp nhận.
Vai trò của tư duy
Tư duy là một kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức và các hoạt động thực tiễn của con người; giúp cho con người có thể nhận thức được quy luật khách quan để đưa ra dự đoán được xu hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng. Từ đó có kế hoạch, phương pháp cải tạo hiện thực khách quan.
Tư duy là kỹ năng có giá trị và tính ứng dụng cao mà mỗi người cần phải có để có thể học tập, làm việc hiệu quả. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và tri thức, con người làm việc trên tư duy nhiều hơn. Mỗi người cần vận dụng được tốt kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để công việc có thể đạt được kết quả tốt hơn.
Bên cạnh đó, tư duy còn giúp con người thu thập, phân tích, cũng như sử dụng thông tin hữu ích, đưa ra phương hướng phù hợp nhằm giải quyết tốt vấn đề và phát triển bản thân.
Tiềm năng não bộ của con người rất lớn, vì thế bạn nên để não bộ thường xuyên làm việc, rèn luyện kỹ năng tư duy để mang lại nhiều thành công hơn.
Các cách phát triển tư duy là gì?
Thế nào là người có tư duy tốt? Tư duy tốt cần phải luôn được phát triển, nếu tư duy không phát triển thì sẽ không có khả năng thích nghi được với sự biến động của xã hội. Để có thể phát triển tư duy cần phải biết gắn liền với thực tiễn và thực hành. Theo đó, bạn có thể phát triển tư duy bởi những cách sau đây:
- Tìm kiếm các thông tin có liên quan, xâu chuỗi và sắp xếp có hệ thống nhằm tiếp nhận thông tin có hiệu quả.
- Áp dụng, xây dựng các tiêu chí để đánh giá các thông tin được tiếp nhận.
- Rèn luyện khả năng đưa ra ý tưởng mới, cũng như tìm kiếm giải pháp sáng tạo, đổi mới
- Luyện tập khả năng đặt câu hỏi, lật ngược vấn đề nhằm phát triển tư duy bậc cao hơn.
Những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi tư duy là gì, cũng đặc điểm, ví dụ và cách để phát triển tư duy hơn nữa. Hy vọng giúp ích cho bạn trong việc phát triển bản thân của mình theo hướng tích cực hơn.