Liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì? Ví dụ về liên kết câu

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì? Để có thể viết được một bài văn miêu tả, nghị luận hay thuyết minh, học sinh bắt buộc phải nắm vững các kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về nội dung này trong bài viết dưới đây.

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì?

Trong một văn bản, các câu được liên kết chặt chẽ, câu này liên kết với câu kia, tạo nên một mạng lưới chặt chẽ được tính là liên kết của văn bản.

Liên kết là quan hệ giữa 2 yếu tố ngôn ngữ, nếu muốn hiểu nghĩa của yếu tố này thì cần phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia. Dựa trên cơ sở đó, 2 câu trong đoạn văn đó sẽ liên kết lại với nhau.

Liên kết câu và đoạn văn giúp người nghe, đọc dễ hiểu hơn
Liên kết câu và đoạn văn giúp người nghe, đọc dễ hiểu hơn

Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn, có sự liên kết chặt chẽ với nhau cả về cả nội dung và hình thức. 

Về nội dung, các đoạn văn phải cùng hướng về chủ đề chung của văn bản, các câu trong đoạn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn mới có thể thể hiện được sự liên kết chủ đề. Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp một cách hợp lý, liên kết logic.

→ Liên kết câu văn và liên kết đoạn văn là sự kết nối về ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn qua các từ ngữ; có tác dụng liên kết làm cho đoạn văn, văn bản đó có nghĩa nhất định và giúp người đọc, người nghe dễ hiểu hơn về ý kiến của người nói, người viết đưa ra.

Ví dụ về liên kết câu

Ví dụ 1: “Một con quạ khát nước. Con chó kêu ăng ẳng. Mèo con lười biếng nằm phơi nắng. Thế rồi dế choắt tắt thở. Từ trong vườn, mùi hoa lan, hoa huệ thơm nức”.

→ Trong ví dụ này mỗi câu hướng đến một đối tượng, nội dung trong mỗi câu cũng không liên quan đến nhau. Điều này khiến người đọc không hiểu nội dung đoạn văn này đang muốn nói tới câu chuyện gì hay chủ đề gì.

Ví dụ 2: “Một con quạ khát nước. Nó tìm mãi mới thấy một bình chứa một ít nước bên trong. Nhưng cổ bình quá cao, nó không tài nào uống được. Quạ bèn thả từng viên sỏi vào bình. Một lát sau, nước dâng lên đến miệng bình, quạ uống thỏa thích”.

→ Trong ví dụ này, các câu trong đoạn văn có sự liên kết với nhau về mặt nội dung. Điều này giúp cho đoạn văn có ý nghĩa hơn và người đọc cũng hiểu rõ câu chuyện về trí thông minh của con quạ.

Xem thêm: Thơ mới là gì? Đặc điểm, nguồn gốc phong trào thơ mới

Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

Có 2 phương diện, cách liên kết câu và liên kết đoạn văn đó là:

Các phép liên kết câu và đoạn văn
Các phép liên kết câu và đoạn văn

Liên kết nội dung

  • Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn văn phải nói về một chủ đề chung của đoạn văn đó; các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản.
  • Liên kết logic: Là kiểu liên kết mà các câu trong đoạn văn, các đoạn văn trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

Lưu ý khi sử dụng phép liên kết nội dung:

  • Liên kết nội dung phải được trình bày, sắp xếp một cách hợp lý về không gian, thời gian, quy mô,…
  • Nếu trong câu, trong đoạn không có liên kết logic thì liên kết chủ đề sẽ bị phá vỡ.

Liên kết hình thức

Phép liên kết hình thức được chia thành 4 loại chính, gồm có:

  • Phép lặp từ: Đó là sự lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã được nới ở câu trước.

Ví dụ: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng rộng theo gió nhẹ đưa vào”

  • Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và phép liên tưởng: Là phép sử dụng trong câu đứng sau có các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng được liên tưởng đến các từ đã có ở câu trước.

Ví dụ: “Cái cửa hàng 2 chị em đang trông coi – là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn từ khi cả nhà về quê ở, vì thầy Liên mất việc. Một gian hàng bé được thuê lại của bà lão móm; ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình”.

  • Phép nối: Sử dụng trong câu đứng sau, đi kèm với các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Liên kết hình thức sử dụng phép nối
Liên kết hình thức sử dụng phép nối

Ví dụ: “Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống bởi đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố, may ra sẽ có một vài người đến mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên chẳng mong còn ai đến mua nữa. Với 2 chị em Liên đêm nay cố thức vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ hôm nay sẽ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”.

  • Phép thế: là sử dụng câu đứng sau để thay thế cho các từ ngữ đã có ở câu trước.

Ví dụ: “Khi được nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi đã tưởng tượng đến một trang nam nhi có sức vóc vạm vỡ… Tráng sĩ ấy đã xông pha ra trận lúc quốc gia lâm nguy. Tuy thế người trai làng Phù Đổng ấy lại chẳng mong nhận bổng lộc gì…”

Xem thêm: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì? Tác dụng, ví dụ

Lưu ý khi sử dụng liên kết các câu và liên kết đoạn văn

Trong khi sử dụng liên kết các câu và liên kết đoạn văn cần lưu ý những điểm sau:

Phân biệt phép liên kết câu và câu đơn

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là sự liên kết giữa các câu với câu, các đoạn văn với đoạn văn mà không phải là liên kết trong 1 câu đơn cụ thể.

Ví dụ 1: “Một dân tộc gan góc đứng lên chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc khi đứng về phe đồng minh, chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do”.

Một số lưu ý khi sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn văn
Một số lưu ý khi sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn văn

→ Trong ví dụ 1 đã có 3 từ được lặp lại 2 lần đó là “gan góc” “dân tộc” “năm nay”. Tuy nhiên, trong ví dụ đó sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ mà không phải là phép lặp liên kết.

Ví dụ 2: Trong đợt dịch Covid vừa qua, bạn có ý thức phòng dịch rất tốt và tôi cũng như vậy

→ Từ “và” trong ví dụ có tác dụng liên kết 2 câu lại với nhau; nhưng đây chỉ là một câu đơn nên cũng không phải là phép nối hay phép thế của câu liên kết.

Xem thêm: Văn diễn dịch là gì? Song hành, Quy nạp là gì? Ví dụ, cách viết

Cần kết hợp phép liên kết nội dung và hình thức

Khi sử dụng cần chú ý tới liên kết ở hai phương diện và có liên kết nội dung mới có liên kết hình thức.

Ví dụ: Một con quạ khát nước. Nước là một hợp chất gồm có 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi. Oxi rất cần thiết cho sự sống. Sự sống vẫn luôn tiếp diễn trên hành tinh này.

→ Trong ví dụ này mỗi câu đều hướng đến các đối tượng khác nhau, không theo một chủ đề chung nào nên sự lặp lại của từ ngữ chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên, không có tác dụng liên kết.

Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết trên đây về liên kết câu và liên kết đoạn văn sẽ giúp ích cho bạn. Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác hãy truy cập website thapgiainhietliangchi để đọc và tìm hiểu thêm nhé.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *