Hệ thống từ ngữ Việt Nam vô cùng phong phú, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã bắt gặp những từ mà không biết ý nghĩa của nó, thậm chí những từ mà mỗi vùng lại có những cách hiểu khác nhau,… những từ này được gọi là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về 2 loại từ ngữ này!
Từ ngữ địa phương là gì?
Khái niệm
Để hiểu được khái niệm về từ ngữ địa phương, trước hết chúng ta cần hiểu từ ngữ toàn dân là gì? Từ ngữ toàn dân là từ được sử dụng rộng rãi, phổ biến và thống nhất trong toàn thể bộ phận nhân dân. Vậy từ ngữ địa phương chính là loại từ ngữ chỉ được sử dụng ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định.
Từ ngữ của địa phương này khi nói cho người dân ở địa phương khác nghe sẽ không hiểu bởi chúng không được dùng phổ biến trong toàn dân.
Các loại từ ngữ địa phương
Từ ngữ địa phương thường được chia theo các vùng miền như sau:
- Từ ngữ địa phương Bắc Bộ
- Từ ngữ địa phương Trung Bộ
- Từ ngữ địa phương Nam Bộ
Từ ngữ địa phương có ý nghĩa tương ứng với nghĩa của từ ngữ toàn dân.
Ví dụ về từ ngữ địa phương
- Miền Bắc: U – mẹ; giời – trời…
- Miền Trung: mô (nào, chỗ nào); rứa (thế); răng (sao, thế nào)…
- Miền Nam: tô – bát; cây viết – cây bút; chạy honda – chạy xe máy, heo – lợn; thơm – dứa; honda – xe máy; ghe – thuyền,…
Biệt ngữ xã hội là gì?
Khái niệm biệt ngữ xã hội
Biệt ngữ xã hội là gì cho ví dụ? Biệt ngữ xã hội là từ ngữ chỉ dùng riêng đối với một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ có những người cùng tầng lớp đó mới có thể hiểu được.
Ví dụ biệt ngữ xã hội
- Biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến trước đây: Hoàng đế, Quả nhân, Trẫm, Khanh, long thể, băng hà, long nhan, dung nhan,…
- Biệt ngữ của những người bên Thiên Chúa giáo: cứu rỗi, lỗi, ông quản, nữ tu, ơn ích,…
- Ví dụ biệt ngữ xã hội của học sinh: chém gió, ngỗng, g9, trẻ trâu, trúng tủ,…
Phân biệt biệt ngữ xã hội với các từ về nghề nghiệp
- Biệt ngữ xã hội: dùng trong một tầng lớp (học sinh, sinh viên, tôn giáo,…)
- Các từ ngữ trong một cùng một nghề nghiệp: là từ ngữ chuyên ngành để chỉ ngành nghề chỉ dùng trong bộ phận những người cùng một ngành nghề đó. Chúng có thể là từ để biểu thị sản phẩm, công cụ, quy trình sản xuất khác biệt của từng nghề khác nhau.
Ví dụ:
- Nghề dệt: ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…
- Nghề mộc: máy tiện, đục, trạm trổ, bào, cưa, máy phay,…
Xem thêm: Trạng từ là gì Tiếng Việt? Phân loại, tác dụng, cách dùng trạng từ
Lưu ý trong quá trình dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ dùng trong hoàn cảnh hẹp, không được sử dụng phổ biến, vì thế cần lưu ý sử dụng sao cho phù hợp để tránh khiến người nghe hiểu nhầm hoặc không hiểu. Một số lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội bạn cần biết:
- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ dùng trong thơ văn, sáng tác các tác phẩm văn học nhằm tăng tính biểu cảm và thể hiện rõ màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội, làm nổi bật tính cách nhân vật.
- Trong khẩu ngữ, việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội nên chỉ dùng đối với những người cùng địa phương, tầng lớp với mình để giúp tạo nên sự gần gũi, thân thiết với nhau.
- Hiểu rõ từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương để dùng cho phù hợp, tránh lạm dụng những từ không cần thiết.
Xem thêm: Tính từ là gì? Phân loại, tác dụng, ví dụ về tính từ trong Tiếng Việt
Tác dụng của từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học
Việc sử dụng từ ngữ địa phương có chủ đích trong các tác phẩm văn học sẽ có tác dụng mang tính nghệ thuật như sau:
- Giúp tại hiện cuộc sống hiện thực qua thời gian, không gian cụ thể
- Khắc họa hiện thực đời sống của con người nhằm giúp hiểu rõ về văn hoá, cuộc sống của người dân địa phương.
- Thể hiện được đồ vật, địa hình, đặc trưng trong ngôn ngữ, lời nói, giao tiếp với từng vùng miền cụ thể.
- Thể hiện dụng ý của tác giả trong việc xây dựng, khắc họa tính cách nhân vật.
Xem thêm: Thơ mới là gì? Đặc điểm, nguồn gốc phong trào thơ mới
Ví dụ cụ thể:
Trong bài Bầm Ơi của tác giả Tố Hữu có đoạn:
“Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền”
Từ “Bầm” là từ ngữ địa phương Nam Bộ nhằm để chỉ “mẹ”. Việc Tố Hữu sử dụng từ “bầm” nhằm thể hiện tình yêu da diết của mình với mẹ. “Bầm” còn giúp làm tăng tính nghệ thuật, nhạc điệu trong thơ và tránh lặp lại hai từ giống nhau trong cùng một câu thơ.
Hoặc ví dụ trong tác phẩm “Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có đoạn:
“….
– Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái! – Nó lại nói trổng”
” – Con kêu rồi mà người ta không nghe”
Từ “Trổng” trong câu 1 là từ địa phương với ý nghĩa là “nói trống không”
Từ “Kêu” trong câu 2 là từ ngữ địa phương nghĩa là “gọi”
Nguyễn Quang Sáng sử dụng từ ngữ địa phương vào trong tác phẩm của mình nhằm khắc hoạ lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ, tạo sự gần gũi, thân thương trong cuộc sống sinh hoạt đời thường.
Như vậy chúng ta đã có thể hiểu được từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì. Từ đó giúp chúng ta biết cách sử dụng sao cho hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.