Tính từ là gì? Phân loại, tác dụng, ví dụ về tính từ trong Tiếng Việt

Tính từ là từ được dùng để miêu tả đặc điểm, tính cách của sự vật, hoạt động, trạng thái. Nhờ có tính từ mà người đọc mới có thể hình dung ra được đặc điểm, trạng tính,.. của đối tượng được nói đến. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tính từ là gì ví dụ cụ thể, phân loại tính từ, tác dụng cũng như cách dùng tính từ chi tiết ngay bài viết sau đây!

Tính từ là gì tiếng Việt lớp 4? Tác dụng của tính từ

Khái niệm về tính từ là gì lớp 4 

Trong chương trình tiếng Việt lớp 4, các bé sẽ được làm quen với các loại từ trong câu, một trong số đó chính là tính từ. Theo đó, ta có định nghĩa về tính từ – tiếng việt lớp 4 là gì ngay sau đây? 

Tính từ là từ nhằm để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, trạng thái, hoạt động,… Nhờ tính từ, mà người đọc có thể hình dung ra đặc điểm, tính chất, hay trạng thái của đối tượng được đề cập đến.

Khái niệm về tính từ
Khái niệm về tính từ

Tác dụng của tính từ

Thông thường, tính từ sẽ được kết hợp với động từ, danh từ nhằm giúp bổ sung ý nghĩa về tính chất, đặc điểm, mức độ. Theo đó, trong câu, tính từ có những chức năng sau đây:

  • Giúp làm vị ngữ trong câu nhằm để bổ sung ý nghĩa cho danh từ

Chức năng bổ nghĩa cho danh từ là chức năng cơ bản và quan trọng nhất khi nói đến tính từ, chúng giúp cho người đọc người nghe có thể hiểu rõ được về sự vật, sự việc được nói tới.

Ví dụ: “Quyển sách rất hay” tính từ hay nhằm giúp bổ nghĩa cho danh từ quyển sách.

  • Tính từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ ở trong câu. 

Cách sử dụng tính từ vô cùng linh hoạt, giúp người đọc có thể hình dung được đặc điểm của đối tượng.

Xem thêm: Trạng từ là gì Tiếng Việt? Phân loại, tác dụng, cách dùng trạng từ

Ví dụ về tính từ

Tính từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng, được sử dụng phổ biến hiện nay. Sau đây là một số ví dụ cụ thể về tính từ ở trong tiếng Việt:

  • Tính từ chỉ phẩm chất: dũng cảm, tốt, xấu, hèn nhát, gan dạ,…
  • Tính từ chỉ màu sắc: đỏ, xanh, vàng, cam tím,…
  • Tính từ chỉ kích thước: cao, gầy, thấp, rộng, hẹp, ngắn,…
  • Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, thẳng, cong, quanh co, thoi,…
  • Tính từ chỉ âm thanh: vang, bổng, ồn ào, trầm,…
  • Tính từ chỉ hương vị: ngọt, thơm, cay, nồng, chua, tanh,…
  • Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, chậm, nhanh,…
Ví dụ cụ thể về tính từ
Ví dụ cụ thể về tính từ

Sau tính từ là gì?

Trong tiếng Việt, tính từ thường được đứng sau danh từ. Nếu dùng làm chủ ngữ tính từ sẽ được đứng ở đầu câu, trong trường hợp này thì sau tính từ chính là vị ngữ. Đối với ngữ pháp tiếng Việt, vị ngữ gồm có vị ngữ là một động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ). Vị ngữ cũng có thể là danh từ hoặc là cụm danh từ.

Vì thế, sau tính từ có thể là động từ, cụm động từ, danh từ hay cụm danh từ.

Tuy nhiên, không giống với động từ, tính từ không kết hợp được với các phó từ mệnh lệnh (hãy, đừng,…). Thay vào đó, tính từ chỉ có thể thể kết hợp với các phó từ còn lại như: không, chẳng, sẽ, đã, đang, chưa, còn,…

Có các loại tính từ trong tiếng Việt nào?

Tính từ chỉ đặc điểm

Loại tính từ này có tác dụng nhằm để giúp mô tả những nét đặc trưng riêng của sự vật, hiện tượng nào đó. Với cách mô tả này người nghe hoàn toàn có thể hình dung được sự khác biệt cơ bản về hình dáng, màu sắc, mùi vị, cũng như những đặc điểm khác. 

Ví dụ như một số từ như: đỏ, nâu, trong suốt, tam giác, tròn, dài, đặc quánh,…

Tính từ chỉ tính chất

Loại tính từ này nhằm để chỉ những đặc điểm riêng cơ bản của một sự vật, hiện tượng. Tính từ tính chất bao gồm cả hiện tượng xã hội và hiện tượng đời sống,… nhưng sẽ thiên về những đặc điểm ở bên trong hơn. Vì thế các đặc tính sẽ chỉ được nhận biết khi thông qua quá trình quan sát, phân tích, suy luận, tổng hợp. Ví dụ như: sâu sắc, thông suốt, hiệu quả, tốt, xấu, nặng, nhẹ,…

Tính từ chỉ tính chất
Tính từ chỉ tính chất

Tính từ chỉ trạng thái

Trạng thái là tình trạng của sự vật hay con người tồn tại trong một thời gian nào đó. Tính từ chỉ trạng thái nhằm để chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng ở trong một thực tế khách quan.

Ta có thể lấy ví dụ bài thơ sóng để hiểu hơn về điều này. Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, tác giả đã dùng các tính từ vô cùng linh hoạt nhằm biểu đạt trạng thái của sóng, qua đó ngụ ý là để nói đến tình yêu.

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.”

Những từ như: “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” trong đoạn thơ là các tính từ chỉ trạng thái.

Tính từ chỉ trạng thái nêu rõ nhất về tất đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, con người.

Với những thông tin mà thapgiainhietliangchi.com mang tới trên đây đã giúp bạn đọc có thể trả lời được cho câu hỏi tính từ là gì, cũng như tác dụng và phân loại tính từ trong tiếng Việt. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn và sử dụng tính từ một cách tốt nhất.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *