Động từ là gì lớp 4? Cách dùng, phân loại, ví dụ về động từ

Cùng với tính từ và danh từ, thì động từ là loại từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản, giao tiếp trong Tiếng Việt. Đây cũng là nội dung quan trọng trong chương trình học lớp 4 của các em học sinh. Vậy động từ là gì ví dụ, phân loại và cách sử dụng động từ như thế nào, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Động từ là gì tiếng Việt lớp 4, 5?

Động từ là từ được dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái của con người, sự vật hiện tượng khác. Cùng với tính từ và danh từ, động từ trong tiếng Việt góp phần to lớn vào việc biểu đạt giàu hình ảnh, giàu biểu cảm và đa dạng. Khi chúng được kết hợp với các loại từ khác sẽ mang ý nghĩa khái quát hơn.

Động từ khi được kết hợp với tính từ và danh từ giúp tạo ra cụm động từ. Bên cạnh đó, động từ cũng được kết hợp cùng với phó từ (đã, đang, sẽ,…). Bên cạnh đó, động từ còn được kết hợp với các phó từ mệnh lệnh nhằm tạo thành các câu hay những cụm từ có mục đích sai khiến.

Khái niệm động từ - tiếng việt lớp 4
Khái niệm động từ – tiếng việt lớp 4

Ví dụ: chớ làm càn, không nói nhiều, đừng hát nữa.

Động từ khi kết hợp với các loại từ khác giúp làm rõ ý của người nói, người viết để đạt được mục đích giao tiếp, đồng thời giúp thể hiện phong phú trong ngữ pháp tiếng Việt. 

Ví dụ về động từ: “Dưới tầm cánh của chú bướm giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm rau nước rung rinh. Trên tầng cao là đàn cò đang bay và bầu trời xanh cao vút.” 

Các động từ có trong đoạn văn trên gồm: rì rào, rung rinh, bay.

Xem thêm: Trạng từ là gì Tiếng Việt? Phân loại, tác dụng, cách dùng trạng từ

Tác dụng của động từ

Tác dụng chính của động từ là làm vị ngữ trong câu và giúp bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ khác.

Ví dụ về tác dụng của động từ: Cây cối đâm chồi, nảy lộc vào mùa xuân. 

Từ “đâm” và “nảy” là động từ chính trong câu, cũng đồng thời đóng vai trò là vị ngữ. 

Bên cạnh đó, động từ còn giúp đảm nhiệm các vai trò khác như: chủ ngữ và trạng ngữ.

Ví dụ: Chơi thể thao giúp chúng ta tràn đầy năng lượng. 

Với câu này thì động từ “chơi” đóng vai trò là chủ ngữ trong câu. 

Ví dụ: Ăn vội vàng mấy củ khoai, anh ấy vội vã lên đường. 

Động từ “ăn” trong câu đóng vai trò là trạng ngữ. 

Có thể thấy, động từ có chức năng rất đa dạng và có thể được sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau. Mỗi cách dùng động từ nhằm biểu thị được mục đích của người nói.

Xem thêm: Tính từ là gì? Phân loại, tác dụng, ví dụ về tính từ trong Tiếng Việt

Phân loại động từ

Động từ chia làm 2 loại cơ bản là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. Ngoài ra, động từ cũng có thể được chia thành nội động từ và ngoại động từ, cụ thể như sau:

Động từ chỉ hoạt động

Động từ chỉ hoạt động là những từ được dùng để nhằm tái hiện, gọi tên các hoạt động của sự vật, hiện tượng và con người. 

Động từ chỉ hoạt động
Động từ chỉ hoạt động

Ví dụ như: (gió) thổi, ca, hát, đuổi nhau, đi, chạy, nhảy, (mưa) rơi, (chim) hót,…

Những động từ dùng để chỉ hoạt động của con người cũng có thể được dùng để chỉ các hoạt động của sự vật, hiện tượng giúp tăng sức gợi hình, biến các sự vật vô tri gần gũi hơn với con người.

Xem thêm: Phó từ là gì? Phân loại phó từ và lấy ví dụ cụ thể

Động từ chỉ trạng thái

Động từ chỉ trạng thái giúp tái hiện, gọi tên trạng thái cảm xúc, tồn tại, suy nghĩ của con người, sự vật, hiện tượng. 

Ví dụ: Vui, buồn, giận, hờn…

Động từ chỉ trạng thái cũng được chia thành các loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại giúp bổ sung ý nghĩa của các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc những từ được đứng trước nó.

Động từ chỉ trạng thái tồn tại hay không tồn tại là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng ở trong những hiện thực khách quan. Ví dụ: còn, có, hết,… 

Nội động từ

Nội động từ là loại động từ nhằm để hướng đến những người làm chủ các hoạt động như: Ngồi, đi, đứng, ăn, chơi,… Nội động từ được kết hợp với quan hệ từ có tác dụng bổ nghĩa cho đối tượng.

Ví dụ: Năm nay tôi đã mua được một ngôi nhà mới.

Ngoại động từ

Ngoại động từ giúp hướng đến người, vật khác như: Đập, phá, xây, cắt,… Ngoại động từ không cần có quan hệ từ nhưng vẫn bổ nghĩa được cho đối tượng trực tiếp. 

Ví dụ: Mọi người nơi đây đều rất yêu quý cô ấy.

Lưu ý khi sử dụng động từ?

Có thể kết hợp động từ với từ khác nhằm giúp bổ sung ý nghĩa, giúp câu văn có được tính biểu cảm cao hơn. Một số từ chỉ có thể kết hợp với động từ chỉ hoạt động, nhưng không thể kết hợp với động từ chỉ trạng thái như từ “xong”.

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng động từ
Một số lưu ý cần biết khi sử dụng động từ

Ví dụ: Tôi đã ăn xong. Từ “ăn” là động từ chỉ hoạt động, có thể kết hợp với từ “xong” nhằm để chỉ việc một người đã hoàn thành hoạt động của họ. Động từ chỉ trạng thái không thể kết hợp với từ “xong”, vì không ai nói: Tôi đã buồn xong. 

Một số trường hợp nội động từ có thể dùng như động từ chỉ trạng thái. Một số từ có thể kết hợp với trợ từ chỉ mức độ, mang tính chất, ý nghĩa giống như tính từ. 

Ví dụ: vui vẻ là động từ chỉ trạng thái, khi dùng theo cách khác, nó sẽ trở thành một tính từ. Ví dụ: Cô ấy là một người vui vẻ. Động từ “vui vẻ” là tính từ để chỉ đặc điểm của con người.

Cụm động từ là gì?

Tương tự như động từ, cụm động từ là cụm từ được tạo thành với động từ là trung tâm, được kết hợp với phụ trước và phụ sau. 

Chức năng của cụm động từ tương tự như với động từ với vai trò chính là vị ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ hay định ngữ trong câu. 

Cấu tạo của cụm động từ như sau: Phụ trước + Động từ trung tâm + Phụ sau.

Phụ trước Trung tâm Phụ sau
– Những từ chỉ quan hệ thời gian (sẽ, đã, đang..)

– Những từ chỉ sự tiếp diễn (còn, cùng, vẫn, cứ…)

– Những từ mệnh lệnh (chớ, hãy, đừng…)

– Những từ mang nghĩa khẳng định hay phủ định (chẳng, có, không, chưa…)

Các động từ – Những từ chi tiết về đối tượng (tính từ, danh từ)

– Những từ nhằm chỉ hướng (ra, thẳng, lên, xuống…)

– Những từ để chỉ địa điểm

– Những từ nhằm để chỉ thời gian

– Từ nhằm để chỉ mục đích, nguyên nhân

– Từ để chỉ phương tiện

– Từ chỉ cách thức hành động

Cụm động từ có thể chỉ có phụ sau hay phụ trước. Phụ ngữ cho động từ có thể đứng sau, đứng trước hay sở hữu vị trí tự do được đứng trước hay đứng sau đều được.

Ví dụ:

  • Phụ ngữ chuyên đứng trước động từ: vẫn, cứ, còn, đã, đang, sẽ,…
  • Phụ ngữ chuyên đứng sau động từ: Tính từ, danh từ.
  • Phụ ngữ động từ có vị trí tự do như: chạy vội vã -> vội vã chạy; đi thong thả -> thong thả đi,…

Bài viết mà chúng tôi mang đến trên đây đã giúp bạn đọc có thể hiểu được động từ là gì, cũng như những điều cơ bản cần biết về động từ. Từ đó, giúp bạn có thể hiểu hơn về các loại từ trong câu và biết cách sử dụng sao cho phù hợp nhất!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *