Phó từ là gì? Phân loại phó từ và lấy ví dụ cụ thể

Phó từ là nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 6. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn học sinh chưa hiểu rõ phó từ là gì, tác dụng và cách sử dụng như thế nào? Vì vậy trong bài viết hôm nay, thapgiainhietliangchi.com sẽ giúp bạn ôn luyện kỹ hơn về phần kiến thức này nhé!

Phó từ là gì
Soạn bài phó từ lớp 6

Phó từ là gì?

Phó từ là những từ chuyên đi kèm với tính từ, động từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho các tính từ, động từ đó. 

Ví dụ: 

  1. Em đã khỏi ốm chưa? 
  2. Bạn vẫn làm ở Đài truyền hình chứ?
  3. Bạn nữ mặc váy hóa kia trông rất xinh!

Trong các ví dụ trên, các từ “đã, vẫn, khá” chính là phó từ. 

Lưu ý: 

  • Phó từ là một loại hư từ nên nó không có chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất,… như động từ, tính từ, danh từ. 
  • Phó từ chỉ đi kèm với và bổ sung ý nghĩa cho tính từ, động từ chứ không thể đi kèm với danh từ được. 

Ví dụ: Chúng ta thường nói “luôn cố gắng/ đang đi chơi/ sẽ ổn thôi”,… chứ không bao giờ nói “sẽ trường học/ đang cô giáo,…”

Có mấy loại phó từ?

Căn cứ vào vị trí của phó từ trong câu, người ta chia nó thành 2 nhóm chính. Cụ thể như sau: 

Phó từ đứng trước tính từ và động từ

Loại phó từ này có tác dụng làm rõ các vấn đề liên quan đến hành động, đặc điểm, trạng thái,… được tính từ hay động từ thể hiện. Phó từ đứng trước tính từ, động từ được chia thành các nhóm nhỏ: 

  • Chỉ quan hệ thời gian như: từng, sắp, đã, đương, đang,… (Ví dụ: sắp đi làm, từng xem,…)
  • Chỉ mức độ như: khá, rất, hơi,… (Ví dụ: rất xinh, rất đẹp, khá ổn, hơi ngốc,…)
  • Chỉ sự tiếp diễn tương tự như: đều, lại, vẫn, cũng, còn,… (Ví dụ: còn chưa đi học, đều tốt, vẫn xinh,…)
  • Chỉ sự cầu khiến như: chớ, đừng, hãy,… (Ví dụ: hãy im lặng, đừng nói gì cả, chớ làm như vậy,…)
  • Chỉ sự phủ định như: chưa, không, chưa từng,… (Ví dụ: chưa đi học, không ôn bài,…)

Xem thêm: Thán từ là gì? Trợ từ là gì? Phân biệt phó từ, trợ từ và thán từ

Phó từ đứng sau động từ và tính từ

Nhiệm vụ chính của loại phó từ này là bổ sung ý nghĩa về khả năng, mức độ, kết quả cho động từ và tính từ đứng trước. Cụ thể như sau: 

  • Bổ sung ý nghĩa về mức độ như: cực kỳ, quá, lắm,… (Ví dụ: xinh lắm, đáng yêu cực kỳ, đẹp quá,…)
  • Chỉ kết quả và hướng như: đi, ra, mất,… (Ví dụ: bay mất, đi ra, chạy mất,…)
  • Chỉ khả năng như: được,.. (Ví dụ: làm được, nói được,…)
Các loại phó từ
Các loại phó từ

Phó từ có ý nghĩa gì? 

Phó từ đi kèm với động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa về các mặt: 

  • Ý nghĩa về thời gian. Ví dụ: Cô ấy đã từng đi du học nước ngoài. => “Đã” chỉ câu chuyện xảy ra ở quá khứ. 
  • Ý nghĩa về sự tiếp diễn. Ví dụ: Ngoài chơi bóng rổ, tôi còn biết chơi đàn. => “Còn” chỉ sự tiếp diễn về khả năng của nhân vật “tôi”. 
  • Ý nghĩa về mức độ. Ví dụ: Chiếc váy này rất đẹp. => “Rất” chỉ mức độ đẹp trên mức bình thường của chiếc váy. 
  • Ý nghĩa về sự phủ định. Ví dụ: Đứng trước crush khiến cô ấy căng thẳng không nói được. => “Không” mang ý nghĩa thể hiện sự phủ định. 
  • Ý nghĩa về khả năng. Ví dụ: Chúng ta có thể làm được điều kỳ diệu. 
  • Ý nghĩa về kết quả. Ví dụ: Nếu đạt điểm 10 môn Toán, tôi sẽ được thưởng 1 chiếc xe đạp mới. => “Được” thể hiện kết quả mà nhân vật “tôi” sẽ có được khi đạt điểm 10 môn Toán. 
  • Ý nghĩa về mặt tần số. Ví dụ: Tôi thường ăn bánh bao vào buổi sáng. => “Thường” thể hiện thói quen của nhân vật “tôi” lặp lại nhiều lần với tần suất cao. 
  • Ý nghĩa về mặt tình thái. Ví dụ: Cậu ấy bỗng nhiên vượt lên trước. 

Các dạng bài tập về phó từ

Dạng 1: Xác định phó từ trong câu

Với dạng bài tập này, trước tiên ta cần phải xác định động từ, tính từ trong câu. Từ đó, dựa vào những kiến thức đã học về xác định phó từ. 

Ví dụ: Xác định phó từ trong các câu sau: 

  1. Đêm đã khuya lắm rồi! Tôi vẫn thổn thức không ngủ được vì câu chuyện ban sang. 
  2. Em đi ngay đi cho kịp chuyến tàu. 
  3. Lan đã đi từ sáng rồi!
  4. Mình vẫn làm công việc đó. 

Lời giải:

  1. Đã, không
  2. Ngay.
  3. Đã
  4. Vẫn

Dạng 2: Viết đoạn văn có sử dụng phó từ hoặc đặt câu có sử dụng phó từ

Dạng bài tập này sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức về phó từ, rèn luyện kỹ năng làm văn. Tùy thuộc vào yêu cầu của bài mà học sinh có thể viết văn theo một chủ đề nhất định hoặc chủ đề tự do. 

Các dạng bài tập về phó từ
Các dạng bài tập về phó từ

Phó từ là gì trong tiếng Anh?

Trong tiếng Anh, phó từ được biết đến là trạng từ (Adverbs, viết tắt là Adv). Đây là loại từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho một tính từ, động từ, cụm từ hoặc cả một mệnh đề. Các phó từ thường kết thúc bằng đuôi -ly, nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt. 

Ví dụ: She speaks German very well. (Cô ấy nói tiếng Đức rất tốt) => “well” được dùng để bổ nghĩa cho động từ “speak”. 

Vị trí của phó từ trong tiếng Anh sẽ phụ thuộc vào thành phần câu mà chúng bổ sung ý nghĩa. Phó từ thường có 3 vị trí chính đó là:

  • Đứng đầu câu, theo sau phó từ là chủ ngữ. 
  • Đứng giữa câu, thường đứng sau chủ ngữ hoặc ngay sau động từ chính. 
  • Đứng cuối câu. 
Tìm hiểu về phó từ trong tiếng Anh
Tìm hiểu về phó từ trong tiếng Anh

Tương tự như tiếng Việt, phó từ trong tiếng Anh cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như: 

  • Chỉ cách thức như: slowly (chậm chạp), badly (tồi tệ), quickly (nhanh chóng), well (giỏi, tốt),… 
  • Chỉ mức độ như: too (quá), really (thực sự), enough (đủ), quite (hoàn toàn), only (chỉ riêng), just (vừa), very (rất), fairly (hoàn toàn, khá), nearly (gần như), strictly (triệt để),… 
  • Chỉ nơi chốn như: there (đó), everywhere (mọi nơi), near (gần), forwards (về phía trước),… 
  • Chỉ thời gian như: today (hôm nay), still (vẫn còn), lately (gần đây), soon (ngay), before (trước đó), recently (gần đây), yesterday (hôm qua), at once (lập tức),… 
  • Chỉ sự thường xuyên như: always (luôn luôn), never (không bao giờ), usually (thường xuyên), rarely (hiếm khi, ít khi), seldom (hiếm khí),… 
  • Chỉ sự nghi vấn như: where (ở đâu), why (tại sao), how (như thế nào), when (lúc nào),… 
  • Chỉ quan hệ như: when (khi mà), why (vì sao), where (nơi mà),… 

Trên đây là thông tin chia sẻ phó từ là gì, cách phân loại và sử dụng phó từ. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì, hãy để lại bình luận vào dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *