Ẩn dụ là gì? Các hình thức của phép ẩn dụ?

Ẩn dụ là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học. Vậy ẩn dụ là gì? Có những hình thức nào? Tất cả những thắc mắc đó của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của chúng tôi!

Ẩn dụ là gì?
Tìm hiểu về biện pháp tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ là gì? 

Chương trình Ngữ Văn lớp 6 đã đưa ra khái niệm ẩn dụ như sau: Ẩn dụ là hình thức gọi tên của sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác dựa trên những nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Hay nói cách khác, ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật, hiện tượng có tên là A bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng có tên là B; trong đó, A và B có nhiều nét tương đồng với nhau. 

Tác dụng của ẩn dụ

Ẩn dụ được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học; giúp tăng sức biểu cảm cho câu thơ, câu văn. Bên cạnh đó, phép ẩn dụ rất giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao nên hấp dẫn, lôi cuốn nhiều người đọc, người nghe. 

Các hình thức ẩn dụ

Có 4 hình thức ẩn dụ và mỗi hình thức lại có những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể như sau: 

Ẩn dụ hình thức

Là hình thức gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác dựa trên các nét tương đồng về hình thức. Và khi sử dụng hình thức này, người nói hay người viết cũng đang giấu đi một phần ý nghĩa. 

Ví dụ về ẩn dụ hình thức: 

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”.

=> Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh “Khuôn trăng” để ẩn dụ cho khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa, phúc hậu của Thúy Vân. 

Các hình thức của ẩn dụ
Các hình thức của ẩn dụ

Ẩn dụ cách thức

Là phép ẩn dụ các sự vật, hiện tượng dựa trên những nét tương đồng về cách thức. biện pháp tu từ ẩn dụ này giúp người diễn đạt dễ dàng đưa hàm ý vào trong câu nói. 

Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 

=> Hình ảnh ẩn dụ “kẻ trồng cây” dùng để chỉ người lao động, những người đã tạo ra giá trị vật chất phục vụ cho cuộc sống. Câu ca dao là bài học về sự biết ơn, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà cha ông ta dạy cho con cháu đời sau. 

Ẩn dụ phẩm chất

Là hình thức gọi tên của sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên những nét tương đồng về phẩm chất. 

Ví dụ: “Người Cha mái tóc bạc”. 

=> Tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “Người Cha” để nói về Bác Hồ; thể hiện sự chăm sóc tận tình, chu đáo của Bác dành cho các chiến sĩ. Nhờ vậy mà câu thơ trở nên ý nghĩa và giàu giá trị biểu cảm hơn. 

Ngược lại, nếu tác giả sử dụng cách nói thông thường “Bác Hồ mái tóc bạc” thì giá trị biểu cảm của câu thơ bị giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, bài thơ sẽ trở nên vô vị, không có điểm nhấn và không lôi cuốn người nghe.

Xem thêm: [Tổng hợp] Hoán dụ là gì? Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Là hình thức miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật được cảm nhận bằng giác quan này nhưng lại được thể hiện bằng những từ ngữ được dùng cho giác quan khác.

Ví dụ: 

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.

=> Tiếng rơi của lá vốn được cảm nhận bằng tai (thính giác) nhưng lại được tác giả cảm nhận bằng xúc giác (rất mỏng) và thị giác (rơi nghiêng). Bằng cách sử dụng biện pháp ẩn dụ mà nhà thơ đã giúp người đọc như được chạm tay và nhìn thấy hình ảnh chiếc lá rơi nhẹ nhàng bên thềm. Nhờ vậy câu thơ trở nên sinh động và tinh tế hơn.  

So sánh biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Hoán dụ và ẩn dụ là hai biện pháp tu từ khiến học sinh bị nhầm lẫn khi làm bài tập. Thấu hiểu những khó khăn đó, mình xin chia sẻ một số mẹo nhỏ phân biệt giúp các bạn nắm rõ bản chất và đạt điểm cao trong phần bài tập này nhé!

Ẩn dụ Hoán dụ
Giống nhau – Đều là biện pháp tu từ gọi tên của sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác. 

– Là hình thức liên tưởng giữa các sự vật, hiện tượng. 

– Tăng giá trị biểu đạt, lôi cuốn người nghe. 

Khác nhau – Cơ sở liên tưởng của ẩn dụ dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau). 

– Tức là A và B là hai sự vật thuộc hai phạm trù khác nhau nhưng giữa chúng có điểm giống nhau nên có thể dùng A để thay thế cho B. 

– Cơ sở liên tưởng của hoán dụ dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi). 

– Mối liên hệ giữa A và B rất gần gũi với nhau nên nhắc đến A, người ta sẽ liên tưởng ngay đến B. 

So sánh ẩn dụ và hoán dụ
So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Các dạng bài tập về ẩn dụ

Dạng 1: Xác định phép ẩn dụng trong đoạn văn cho trước và chỉ rõ tác dụng. 

Mẫu bài tập về ẩn dụ
Mẫu bài tập về ẩn dụ

Dạng 2: Đặt câu về phép ẩn dụ về một chủ đề tự chọn hoặc theo yêu cầu của đề bài. 

Bài tập về phép ẩn dụ
Bài tập về phép ẩn dụ

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc ẩn dụ là gì; hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn học sinh nắm vững khái niệm, hình thức về biện pháp tu từ này!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *