Lá é là loại lá phổ biến ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ với công dụng để làm nguyên liệu nấu ăn và làm thuốc điều trị bệnh hiệu quả. Để tìm hiểu cụ thể lá é là lá gì, công dụng cụ thể của loại lá này như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo những chia sẻ sau đây.
Lá é là lá gì? Lá é còn có tên gọi khác là gì?
Lá é là một phần của cây é đây là loài cây có thân nhỏ, thuộc họ hoa môi, chi húng quế. Thân cây é phân nhánh từ gốc thành bụi có chiều cao từ 0.5 – 1m, có các lớp lông ở xung quanh.
Lá có hình trái xoan, góc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa, cả hai mặt trên và dưới của lá đều có lông được mọc riêng lẻ, đối chéo nhau. Cây é còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: é trắng, húng trắng, trà tiên, hương thảo, húng lông, húng quế lông.
Lá é tiếng anh là gì? Tên tiếng anh của cây é là Ocimum Basilicumvar. Pilosum.
Xem thêm: Ngải cứu có tác dụng gì? Cách sử dụng ngải cứu hiệu quả
Thành phần hóa học của lá é
Mặc dù là loại cây dễ trồng, thường hay mọc nhiều trong vườn nhà với giá thành rẻ nhưng lá é được xếp vào loại thảo dược có tác dụng phòng và chữa nhiều chứng bệnh.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nghiền hoặc vò lá é sẽ tạo ra mùi hương giống mùi sả bởi vì toàn cây có chứa tinh dầu với hàm lượng 2.5 – 3%, có khi lên đến 5%. Thành phần chính trong tinh dầu là citral chiếm tới 56 – 75% cùng nhiều thành phần khác.
Bên cạnh đó, cây é còn chứa các hoạt chất như polyphenol, flavonoid, thymol, quercetin, axit caffeic, axit rosmarinic,.. với nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Lá é có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Giúp phòng ngừa ung thư
Các nghiên cứu y học đã phát hiện lá é chứa đa dạng các nhóm chất chống oxy hóa mạnh, điển hình như: flavonoid, chavicol, linalool hay steroid. Đây là những hoạt chất quan trọng cho cơ thể, có tác dụng như “lá chắn” nhằm để bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, góp phần ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thư.
Giảm vấn đề khó tiêu, đầy bụng
Khó tiêu và đầy hơi làm giảm cảm giác thèm ăn, cũng như cản trở sinh hoạt hàng ngày của con người. Để cải triệu chứng này bạn có thể uống thêm nước lá é bằng cách dùng cành lá é phơi khô, sau đó hãm nước uống trong ngày, uống liên tục từ 3 – 5 ngày bạn sẽ thấy các vấn đề khó tiêu, đầy bụng thuyên giảm hiệu quả.
Xem thêm: Chùm ngây là gì? Rau chùm ngây kỵ với gì? Tác dụng của chùm ngây
Ngăn ngừa bệnh mạch vành
Chất oxy hóa có trong lá é còn có tác dụng giúp làm giảm hình thành máu đông trong thành mạch máu. Nhờ đó giúp tăng lưu lượng máu đến tim, có tác dụng bảo vệ trái tim khỏe mạnh, đồng thời giảm tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành hiệu quả.
Hỗ trợ làm giảm đau khớp
Các chất chống viêm và kháng vi khuẩn trong lá é có tác dụng giúp làm giảm viêm và đau liên quan đến khớp như viêm khớp và bệnh gút. Lá é chứa chất oxy hóa còn có khả năng làm giảm tác động của vi khuẩn, viêm nhiễm trên khớp hiệu quả.
Kiểm soát đường trong máu
Lá é còn được biết đến với khả năng kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Có được điều này là bởi trong lá é có chứa các hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của men α-glucosidase và α-amylase. Nhờ đó giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
Tốt cho răng miệng
Ăn lá é còn có tác dụng chữa bệnh về răng miệng như chảy máu chân răng, viêm lợi, nấm lưỡi. Bạn chỉ cần dùng lá é rửa sạch, sau đó giã nhuyễn rồi ngậm ngày 1 – 2 lần sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện.
Hỗ trợ điều trị ho, sốt
Nếu như bạn đang gặp các vấn đề như đau đầu, cảm cúm, cảm sốt có thể áp dụng bài thuốc với lá é. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng lá é tươi hoặc kết hợp với nhiều loại lá khác như lá bưởi, lá chanh, hoa cúc, hương nhu,… xông cho ra mồ hôi.
Sau khi đã xông hơi xong nhớ lau khô cơ thể và nghỉ ngơi ở nơi kín gió sẽ giúp điều trị hiệu quả các vấn đề ho, sốt.
Xem thêm: Lá tía tô có tác dụng gì? Uống lá tía tô nhiều có tốt không?
Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá é
Thực tế các bài thuốc chữa bệnh với lá é rất nhiều, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc cơ bản thường dùng đối với loại lá này như sau:
- Chữa bệnh cảm, sốt, nhức đầu: Dùng 20 – 30g lá é tươi, bạn có thể dùng riêng hay kết hợp với lá bưởi, chanh, cúc tần, hương nhu mỗi loại 10g. Sau đó nấu nước để xông.
- Chữa đầy bụng, khó tiêu: Dùng 10 – 20g lá é khô sau đó sắc lấy nước uống trong ngày.
- Chữa táo bón: Ngâm 4 – 12g hạt é trong 100ml nước ấm tới khi nở hết ra thì thêm đường khuấy đều rồi uống.
- Trị tiểu buốt, viêm thận, viêm bàng quang: Nhỏ 3 – 6 giọt tinh dầu lá é cùng với siro và nước uống trong ngày.
- Chữa ho: Ngày dùng 20 – 15g lá é và thân cây để hãm nước hoặc sắc uống.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Uống trà lá é, bạn lấy vài trăm gam trà ngon chưa ướp trộn với một ít lá é khô thái nhỏ, sau đó hãm pha trà uống như bình thường.
Lá é ăn sống được không?
Lá é hoàn toàn có thể ăn sống được, lá é còn được xem như một loại rau lá được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hoặc làm thuốc. Lá é tươi dùng nhiều trong các bài thuốc chữa cảm, phong hàn, chảy máu chân răng, táo bón,…
Lá é nấu món gì?
Ngoài ăn sống bạn có thể dùng lá é để chế biến thành rất nhiều món ăn đa dạng, giúp mang lại hương vị đặc trưng cho món ăn. Nếu chưa biết lá é nấu món gì ngon thì bạn có thể tham khảo một số món ăn làm từ loại lá này như:
- Lẩu gà lá é: Đây được xem là đặc sản của người dân sản của Phú Yên. Món lẩu có hương vị ngọt thanh từ gà, hơi chua nhẹ từ măng, cùng mùi hương đặc trưng của lá é vô cùng hấp dẫn.
- Gà hấp lá é: Món ăn này khá thanh đạm và ít dầu mỡ. Gà và lá é là sự kết hợp hoàn hảo giúp tạo nên một món ăn ngon. Gà hấp chấm với muối làm từ lá é sẽ càng đặc biệt hơn.
- Canh ếch lá é: Ếch và lá é có thế nấu lẩu hoặc nấu canh giúp tạo nên một món ăn cps hương vị ngọt thanh từ ếch và mùi thơm từ lá é. Món ăn này rất đáng để bạn trải nghiệm.
Lá é có phải là lá húng quế không?
Bởi vì lá é cũng thuộc họ húng và có vài nét tương đồng với lá húng quế vì thế cho nên có khá nhiều người thường hay bị nhầm lẫn với 2 loại cây này. Trên thực tế thì đây là 2 loài cây hoàn toàn khác nhau, để phân biệt được 2 loại cây này bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:
Tiêu chí | Lá é | Lá húng quế |
Thân cây | Có màu trắng, xanh mướt | Có màu tím |
Lá | Có lông với kích thước nhỏ hơn so với lá húng quế | Không có lông và kích thước lớn hơn so với lá é |
Tên gọi khác | Húng lông, húng trắng. | Húng tía |
Mùi vị | Lá é có vị cay nồng, hơi chát. | Chủ yếu có vị cay nồng. |
Những lưu ý cần biết khi sử dụng lá é
Khi sử dụng lá é bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên dùng hạt, lá é trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc uống khác ít nhất là 1 giờ.
- Không nên dùng lá é trong vòng một tuần trước khi thực hiện phẫu thuật.
- Không dùng hạt é cho những người đang bị tiêu chảy, đường ruột.
- Sử dụng lá é với liều lượng phù hợp
- Chú ý về lượng nước khi dùng hạt é, bởi vì hạt é có tính háo nước mạnh, vì thế việc đảm bảo cung cấp đủ lượng nước khi sử dụng là rất cần thiết. Trường hợp không cung cấp đủ nước sẽ khiến hạt có thể trương nở làm tắc đường ruột.
- Hạt é cũng không phù hợp đối với phụ nữ mang thai bởi chúng có tính nhuận tràng cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Giải đáp một số câu hỏi về lá é
– Lá é miền Bắc gọi là gì? Người miền Bắc hay gọi lá é là húng trắng hoặc húng lông.
– Hạt é có phải từ cây lá é không? Đúng vậy, quả é có màu xám đen, hình bầu dục, nhỏ và nhẵn, mỗi quả sẽ chứa một hạt bên trong nhìn khá giống với hạt mè. Khi cho hạt vào nước, hạt é sẽ hút nước tạo thành lớp màng nhầy có màu trắng ở bên ngoài, vì thế nên nhiều người thường hay bị nhầm lẫn với hạt chia.
– Lá é có vị gì? Lá é có chứa tinh dầu vì thế nên chúng có mùi thơm, vị cay, tính ấm. Lá é được dùng như một loại rau trong ẩm thực, cũng là nguyên liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc của đông Y.
– Tại sao gọi lá é là “cây tiến thực? Thời xưa, lá é được coi là một loại rau gia vị thơm ngon, thường dùng để tiến vua vì thế nên mới được gọi là “cây tiến thực”.
Như vậy, bài viết trên đây chúng ta đã biết được lá é là lá gì, cũng như công dụng và cách nhận biết loại lá này như thế nào. Khi muốn sử dụng lá hay hạt é để điều trị bệnh, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cách dùng hiệu quả nhất!