Lá của cây tía tô không chỉ là một loại rau xanh được bổ sung vào bữa ăn hằng ngày, mà đây còn là một loại thảo mộc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu lá tía tô có tác dụng gì, để từ đó mọi người sẽ yêu thích loại rau thơm này và thường xuyên sử dụng hơn.
Lá tía tô có tác dụng gì?
Cây tía tô là loài thực vật có lá màu xanh đậm và gân màu đỏ tía hoặc có loại lá màu xanh đậm. Tía tô là một loại rau thơm hay gia vị rất phổ biến đối với người dân Việt Nam. Rau tía tô có mùi thơm và vị cay đặc trưng, tính ấm. Tía tô là một loại cây rất dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn, lá được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị đặc trưng cho một số món ăn ngon.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy cây tía tô có khả năng hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm, cảm cúm và các virus đường hô hấp, hen suyễn, tiểu đường và các đặc tính bảo vệ tim mạch, bảo vệ hệ thần kinh, chống trầm cảm.
Hiệu ứng trên hệ hô hấp và tác dụng đối với coronavirus
Trong một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, một nhóm chiết xuất thảo mộc đơn lẻ thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính, gồm có cả lá tía tô, đã được sàng lọc về hoạt tính kháng vi-rút có tiềm năng chống lại SARS-CoV-2, loại vi-rút gây ra đại dịch COVID-19. Kết quả từ nghiên cứu trong ống nghiệm này đã chứng minh khả năng của dịch chiết từ lá tía tô trong việc ức chế sự nhân lên không ngừng của vi-rút SARS-CoV-2 theo nhiều cách khác nhau.
Chống dị ứng- một tác dụng của lá tía tô
Chiết xuất từ trà lá tía tô là etanol có các hợp chất giúp làm giảm các phản ứng dị ứng. Theo đó, do lá tía tô chứa glycoprotein có thể ức chế được hoạt động của hyaluronidase và sự phân hủy tế bào mast. Đồng thời, chiết xuất ethanol của lá tía tô cũng có khả năng làm giảm triệu chứng viêm đường thở và tăng tiết liên quan đến bệnh hen suyễn.
Tác dụng của lá tía tô trong hỗ trợ thần kinh
Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng mất trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng giải quyết vấn đề và các khả năng nhận thức khác, gây ra cản trở lớn trong cuộc sống hàng ngày.
Trong đó, bệnh mất trí nhớ nổi bật nhất phải nhắc đến bệnh Alzheimer, được đặc trưng bởi sự hình thành của các mảng beta-amyloid trong mô não. Thì Axit béo Omega-3 có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả và là nguồn năng lượng cho não bộ, tăng cường chức năng nhận thức, loại Axit béo này có thể được cung cấp từ chiết xuất lá tía tô và hạt của loài thực vật này.
Lá tía tô có công dụng giảm phiền muộn
Nước lá tía tô có tác dụng gì? Trong các loại thảo mộc tự nhiên được ứng dụng để điều trị trầm cảm, cây tía tô là một trong những thành phần quan trọng. Thật vậy, việc hít tinh dầu tía tô có thể làm giảm đi các triệu chứng căng thẳng và còn mang lại lợi ích chống trầm cảm hiệu quả.
Lá tía tô có tác dụng với hệ tim mạch
Ăn lá tía tô có tác dụng gì? Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng cao khi có rối loạn lipid máu. Theo đó, một chế độ ăn uống có giàu axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-3, sẽ có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lâu dài trong đời sống về sau. Và tác dụng này có thể thu nhận được khi tiêu thụ một lượng lá tía tô nhất định hàng ngày.
Lá tía tô có tác dụng trên hệ tiêu hóa
Trung bình có khoảng 20% dân số hiện nay từng gặp phải các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, như là đau thượng vị hay cảm giác khó chịu ở ổ bụng nói chung, đầy hơi và khó tiêu. Lúc này, có một nghiên cứu thí điểm trên 50 người tham gia khỏe mạnh nhưng đang gặp khó chịu ở đường tiêu hóa và táo bón nhẹ đã được cho sử dụng chiết xuất lá tía tô đã cho thấy kết quả cải thiện triệu chứng đáng kể so với giả dược.
Ngoài ra, những người bị hội chứng ruột kích thích hay là bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể thấy giảm bớt triệu chứng khi tiêu thụ chiết xuất lá tía tô hàng ngày.
Lá tía tô hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Công dụng của lá tía tô là gì? Hoạt chất Glucosamin và Tanin có trong lá tía tô có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả, giúp tăng cường khả năng làm lành những tổn thương trong dạ dày.
Khi xuất hiện các triệu chứng như là trào ngược hoặc đau dạ dày, người bệnh nên nhai một vài lá tía tô kèm với một ít muối hồng rồi nuốt. Nên thực hiện lặp lại 1 – 2 lần để thấy hiệu quả giảm triệu chứng đau.
Chống ung thư- tác dụng của lá tía tô
Lá tía tô có chứa một lượng lớn chất luteolin. Thành phần này có bản chất tương đồng như một chất chống oxy hóa flavonoid. Ngoài ra, các hợp chất triterpene và axit rosmarinic tìm thấy nhiều trong tía tô đã được nghiên cứu là có bằng chứng chống lại được các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.
Giúp ổn định các bệnh lý tự miễn dịch
Lá tía tô có tác dụng gì? Dầu hạt tía tô là một trong số các loại dầu thực vật (bao gồm cả đậu tương, hạt bí ngô và hạt bí) có chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic, rất hữu ích để kiểm soát các tình trạng tự miễn dịch như là viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ và hen suyễn.
Theo một nghiên cứu gần đây, bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn có thể đáp ứng tốt với việc điều trị bằng dầu hạt tía tô nhờ tía tô có tác dụng ức chế sự co thắt đường thở để phản ứng lại với chất kích thích hít phải. Đồng thời, dầu hạt tía tô cũng ức chế được sự di chuyển của các tế bào bạch cầu vào phổi, giúp ngăn ngừa sốc phản vệ – một tình trạng đáp ứng miễn dịch bất thường có mức độ khá nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu không được cứu chữa tức thời.
Lá tía tô giúp hạ sốt
Lá tía tô là vị thuốc vô cùng nổi tiếng trong đông y, có tác dụng chữa cảm mạo, giúp ra mồ hôi, đào thải các chất độc rất tốt. Tía tô là loại cây chứa nhiều tinh dầu ấm có lợi cho sức khỏe, có khả năng giảm đau nhức, hạ sốt, giảm ho khan,…
Xông lá tía tô có tác dụng gì? Khi sốt, hãy xông một nắm lá tía tô cùng sả, hương lưu và trùm kín mền từ 10 – 15 phút cho ra mồ hôi độc. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá tía tô để nấu cháo giải cảm. Tương tự giống như cách nấu thông thường, bạn thái nhỏ lá và trộn đều với cháo thịt băm để người bệnh ăn lấy sức.
Xem thêm: Rong biển có tác dụng gì? Các loại rong biển phổ biến
Làm sáng da và ngăn ngừa lão hoá
Lá tía tô có tác dụng gì cho da? Phương pháp làm trắng da, trị nám bằng lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản cực kỳ ưa chuộng. Ngoài việc là vị thuốc trong đông y, các loại vitamin A, C và các khoáng chất chống oxy hóa có trong lá tía tô giúp loại bỏ tế bào chết, giúp da trắng sáng và đều màu hơn.
Tắm lá tía tô có tác dụng gì? Lá tía tô hái về rửa sạch, phơi khô và pha nước nóng như trà để uống hằng ngày. Khi uống, bạn nên nhấp từng ngụm một để các dưỡng chất có thể ngấm vào da. Hoặc bạn cũng có thể thái nhỏ lá và đun lá trong nước nóng, hòa tan vào nước tắm hàng ngày của bạn.
Lá tía tô giúp giảm mẩn ngứa, nổi mề đay
Trình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa rất thường gặp những khi thời tiết thay đổi hoặc bị dị ứng với các loại hải sản, … Việc trị tận gốc chứng bệnh này không hề dễ.
Khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa thì bạn có thể pha nước lá tía tô như trên để uống hàng ngày. Đắp lá tía tô có tác dụng gì? Đồng thời để phát huy tối đa tác dụng, bạn có thể dùng bã lá đắp vào chỗ mẩn ngứa giúp việc ngứa ngáy giảm đi một cách đáng kể.
Lá tía tô rất tốt cho người bị bệnh Gout
Trong lá tía tô có chứa đến 4 chất làm giảm các enzym xanthin oxidase, vốn là nguyên nhân tạo ra acid uric trong máu gây ra bệnh Gout.
Bên cạnh uống nước lá tía tô, khi bị đau nhức, dùng lá tía tô giã nhuyễn rồi băng vào khớp cố định. Sau khi đắp từ khoảng 15 – 20 phút, tháo khăn và rửa sạch lại bằng nước ấm. Bạn nên pha lá tía tô với nước ấm dùng để ngâm chân trước khi ngủ cũng giúp hạn chế cơn đau ban đêm.
Sử dụng lá tía tô đúng cách
Uống lá tía tô nhiều có tốt không?
Uống nước lá tía tô quá nhiều trong một khoảng thời gian dài có thể khiến bạn bị tăng huyết áp và ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tim mạch.
Việc tăng huyết áp cũng rất nguy hiểm nếu như là bà bầu hoặc trẻ nhỏ sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Cơ thể xảy ra các phản ứng xấu trong trường hợp người dùng bị dị ứng với một số thành phần nào đó trong nước lá tía tô.
Uống lá tía tô có bị nóng không?
Với tính ấm, vị cay đặc trưng, với nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên một số người vẫn thường cho rằng, sử dụng nhiều lá tía tô sẽ gây nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không chính xác. Thực tế, lá tía tô không gây nóng vì bên cạnh tính ấm lá có nhiều chất xơ nên làm giảm đi tính ấm, mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe.
Uống lá tía tô tươi hay khô thì tốt?
Tía tô đã rất quen thuộc với người Việt trong hình ảnh tô cháo tía tô giải cảm hay không thể thiếu trong rổ rau sống. Công dụng của tía tươi hay khô đều tương đồng nhau. Nếu sử dụng tía tô với liều lượng vừa đủ khi ăn uống hoặc theo yêu cầu của việc điều trị thì công dụng của 2 loại này là không khác nhau.
Khi dùng trong thực phẩm, ăn uống chúng ta có thể dùng tía tô tươi. Tuy nhiên, khi dùng làm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh, chúng ta dùng tía tô khô sẽ tốt hơn. Bởi tía tô tươi có chứa nhiều nước nên chúng ta sẽ phải dùng một lượng rất lớn.
Xem thêm: Lá sen có tác dụng gì? Những người không nên uống nước lá sen
Khi chúng ta cần dùng 20g lá tía tô khô cùng với một số thành phần khác có thể có hiệu quả điều trị bệnh. Thì độc vị của tía tô tươi có thể phải dùng tới 300g lá khô. Như vậy nếu sử dụng tía tô tươi với liều lượng từ 200 – 300g thì liệu rằng chúng ta có thể ăn nổi hay không. Để đảm bảo liều lượng theo yêu cầu khi điều trị bệnh, tốt hơn chúng ta nên dùng tía tô khô.
Những lưu ý cần tránh khi dùng lá tía tô
Tía tô có thể vừa dùng làm thức ăn lại vừa dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người dùng trở nên mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người ra nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là vị thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có sự chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với các thai phụ. Vì vậy, tốt nhất là không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.
- Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai không nên sử dụng lá tía tô với số lượng lớn và liên tục vì có thể làm tăng huyết áp ở mẹ bầu. Lá tía tô tuy không gây hại nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Những người bị nhiệt miệng, hay ra mồ hôi trộm cũng phải cẩn thận khi dùng tía tô. Nó sẽ bạn đổ mồ hôi nhiều hơn do tác dụng của thuốc.
- Những người có tiền sử dị ứng thì không nên ăn quá nhiều lá tía tô. Đó là bởi vì lá tía tô có thể sẽ gây ra có những tác dụng phụ không mong muốn.
- Ăn lá tía tô có thể ngăn ngừa một số bệnh vặt và cảm lạnh. Thế nhưng bạn không nên lạm dụng quá mức và phải sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất trong tương lai tránh nhờn thuốc.
Một số cách để sử dụng lá tía tô
Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
Lá tía tô mua về, hái về ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi bỏ lá tía tô vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi trong khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, cho thêm 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần suốt cả ngày. Nên uống trước ba bữa chính khoảng từ 10-30 phút để ngăn ngừa cơ thể hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.
Xông lá tía tô có tác dụng gì?
- Xông lá tía tô giải cảm
Lượng flavonoid dồi dào có trong lá tía tô giúp thông mũi, mát họng và giúp bạn hô hấp dễ dàng hơn. Các hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm có trong lá cũng được phát tán theo nhiệt lượng tỏa ra để tiêu diệt đi các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh.
Bên cạnh đó, bản chất của liệu pháp xông hơi này đã là một cách hữu hiệu để giúp người bị cảm ra nhiều mồ hôi hơn và hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng.
- Xông lá tía tô thư giãn cơ thể
Dù bạn sử dụng lá tía tô tươi hay là tinh dầu tía tô để xông mặt, thì mùi thơm đặc trưng của lá tía tô đều là yếu tố giúp cho cơ thể thả lỏng và thư giãn. Chỉ sau khoảng 20 phút xông hơi, bạn sẽ giải tỏa được nhiều mối bận tâm, căng thẳng để tinh thần được thoải mái hơn.
Liệu trình xông hơi cũng đặc biệt có hữu quả ở những người mắc bệnh mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ hoặc gặp nhiều áp lực trong cuộc sống hàng ngày.
- Xông lá tía tô đẩy lùi viêm mũi dị ứng
Hơi nóng bốc lên trong quá trình xông hơi sẽ giúp mở rộng các niêm mạc mũi, họng và làm lỏng kết cấu của đờm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hợp chất hóa học có lợi cho đường hô hấp ở trong lá tía tô phát tán sâu vào khoang mũi họng. Tại đó, chúng sẽ phát huy tối đa tác dụng của mình trong việc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Chỉ sau một thời gian ngắn xông hơi, các triệu chứng như là nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, … sẽ dần dần biến mất.
- Xông lá tía tô trị mụn
Các chất kháng khuẩn và chống viêm có trong lá tía tô lại một lần nữa phát huy hết tác dụng trong việc chữa lành mụn cám, mụn trứng cá, … Các lỗ chân lông giãn nở vì nhiệt sẽ làm lộ ra nhân mụn và lúc này các tinh chất tía tô sẽ thẩm thấu sâu vào da để diệt vi khuẩn, giảm sưng tấy cũng như là phòng ngừa nguy cơ phát triển các nhân mụn khác.
- Xông lá tía tô giúp se khít lỗ chân lông và dưỡng da
Tương tự như cách ở trên, tinh dầu tía tô sẽ thẩm thấu sâu vào da để loại bỏ tế bào chết và các chất cặn bẩn trong lỗ chân lông. Kết quả là bạn sẽ se khít được lỗ chân lông trên mặt, giảm mụn và có được một làn da trắng hồng, rạng rỡ mà mình vẫn hằng mong ước.
Để đẩy nhanh tiến độ chăm sóc da, bạn có thể áp dụng tắm trắng, đắp mặt nạ và uống trà làm từ lá tía tô khô sau khi đã xông hơi xong.
Xem thêm: Hoa đu đủ đực có tác dụng gì? Cách sử dụng hoa đu đủ tươi, khô
- Cách xông mặt bằng lá tía tô làm đẹp
Bước 1 (Chuẩn bị): Trước khi xông mặt bằng lá tía tô, bạn nên làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Chuẩn bị sẵn một chiếc thau sạch và bông tẩy trang hoặc khăn bông sạch.
Trong trường hợp bạn sử dụng tinh dầu tía tô: Thêm vài ba giọt tinh dầu tía tô vào nồi chứa 500ml nước, đun nhỏ lửa cho tới khi nào sôi. Khi nước sôi, tắt bếp để đổ ra chậu và để nguội bớt nếu như cần thiết.
Trong trường hợp sử dụng lá tía tô tươi: Sơ chế khoảng từ 12-15 lá tía tô tươi bằng cách rửa sạch với nước muối pha loãng, rồi đun nhỏ lửa trong nồi có sẵn 500ml nước cho tới khi nào sôi. Khi nước sôi, tắt bếp, đổ nước ra chậu và để nguội bớt nếu như cần thiết. Bạn có thể thêm vào muối biển và chanh sau cùng nếu muốn. Đối với nguyên liệu thảo dược ban đầu, bạn có thể dùng mỗi tía tô hoặc sử dụng thêm cùng với sả và kinh giới.
Bước 2 (Xông mặt): Trùm khăn bông lên mặt và cúi sát mặt vào chậu. Lưu ý giữ khoảng cách để tránh bị bỏng hơi, và xông trong khoảng thời gian từ 15-30 phút.
Bước 3 (Chăm sóc da mặt sau khi xông): Dùng bông tẩy trang hoặc là khăn bông thấm khô mặt. Đợi thêm khoảng 10 phút sau khi xông xong để da được thư giãn trước khi rửa sạch mặt lại bằng nước mát. Sau đó, bạn có thể tiếp tục các bước chăm sóc da hàng ngày như bình thường.
Để tạo điều kiện cho quá trình xông mặt được đơn giản hơn, bạn có thể chọn mua cho mình một chiếc máy xông mặt cá nhân để sử dụng mỗi khi cần thiết.
Tắm lá tía tô có tác dụng gì?
Trong Đông y Việt Nam, tía tô như là bài thuốc có tác dụng trị phong hàn, cảm cúm rất hiệu quả. Ngoài ra, với hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất như vitamin A,C, sắt,…và 1 lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên, lá tía tô còn có tác dụng tẩy các tế bào chết cho da, cung cấp độ ẩm, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa trên da, đặc biệt là trị mụn và dưỡng trắng da. Đặc biệt với những người có làn da khô ráp, thì việc tắm nước lá tía tô sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở da, giúp da bạn mềm mịn, tươi sáng hơn.
Vì những lý do đó, mà bạn có thể sử dụng lá tía tô như một loại mỹ phẩm tự nhiên, rất an toàn và thân thiện với làn da.
- Công thức tắm nước lá tía tô
Khi bạn đã hiểu được tắm nước lá tía tô có tác dụng gì, bạn cũng cần biết cách sử dụng sao để mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ cách thức tắm lá tía tô như thế nào, hãy tham khảo ngay công thức sau đây nhé.
Bước 1: Lựa chọn lấy lá tía tô sạch, tươi, nên lấy cả thân và lá. Đem rửa sạch.
Bước 2: Đun sôi một nồi nước, sau khi bắc nồi nước xuống, bạn thả cả cành và lá tía tô vào ở trên, đậy kín nắp trong khoảng 15 phút để các chất dinh dưỡng hòa tan ra hết ra nước.
Bước 3: Thực hiện tắm bằng nước lá tía tô, kết hợp với động tác mát xa nhẹ nhàng lên khắp cơ thể trong khoảng từ 20 – 30 phút.
Bước 4: Lau khô người và thoa kem dưỡng ẩm.
Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần, làn da sạm đen, thô ráp và thiếu sức sống của bạn sẽ trắng sáng hơn hẳn, đặc biệt là những nốt mụn li ti vùng ngực, sau lưng sẽ lặn đi rất nhanh và hạn chế nguy cơ chúng quay trở lại.
Ngoài cách tắm nước lá tía tô, bạn còn có thể sử dụng lá tía tô phơi khô để uống trà tía tô hàng ngày hoặc là giã nát lá tía tô, lọc lấy nước cốt và đắp lên mặt cũng giúp khắc phục các nhược điểm trên da rất hiệu quả. Hay việc sử dụng bột tía tô nhanh tiện cũng được rất nhiều các chị em sử dụng.
- Những điều cần lưu ý khi tắm nước lá tía tô
Với những thông tin ở trên, chắc hẳn các bạn đã biết được tắm nước lá tía tô có tác dụng gì. Tuy nhiên, để an toàn cho làn da và quá trình tắm đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý ngay một số vấn đề sau đây:
– Nên thử nghiệm trước mức độ dị ứng của da với lá tía tô trước khi tắm: Thực tế, lá tía tô là một nguyên liệu rất lành tính. Nhưng đối với những người có làn da quá nhạy cảm, vẫn có thể gây ra tình trạng dị ứng hay mẩn đỏ. Vậy nên, trước khi tắm, bạn hãy bôi thử 1 lớp mỏng lá tía tô vào phía trong cánh tay và có thể yên tâm sử dụng khi không có bất kỳ phản ứng khác lạ nào xảy ra.
– Hạn chế ra nắng sau khi tắm lá tía tô.
– Tẩy tế bào chết cho làn da trước khi tắm.
– Tuyệt đối không được sử dụng nước lá tía tô đã để qua đêm.
– Không nên lạm dụng sử dụng quá 2 – 3 lần/tuần.
Tóm lại, cây tía tô được trồng nhiều để lấy lá ăn như là một thực phẩm trong gia đình. Bên cạnh đó, với những kiến thức về lá tía tô có tác dụng gì trên đây, loại rau này sẽ không chỉ còn là một món ăn đơn thuần mà cần được xem như một loại thuốc chữa bệnh của mọi nhà, giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình.