Rong biển có tác dụng gì? Các loại rong biển phổ biến

Rong biển có tác dụng gì? Rong biển vốn được biết đến là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của nhiều quốc gia Châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản. Bởi rong biển là nguồn cung cấp vitamin A, B12, canxi và iot tự nhiên phong phú. Việc sử dụng rong biển một cách thường xuyên sẽ mang rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, hãy cùng thapgiainhietliangchi.com đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Rong biển là gì?

Rong biển là gì? Rong biển hay còn được gọi là tảo bẹ, là thực vật thuộc nhóm tảo đa bào sống ở biển. Nguyên liệu này đã được sử dụng làm thực phẩm từ hơn 10 nghìn năm trước và ngày nay đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của nhiều nước, nổi bật như Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Rong biển là gì?
Rong biển là gì?

Ngày nay, nhiều nghiên cứu hiện đại đã đưa ra những giá trị dinh dưỡng và vô số lợi ích tuyệt vời của rong biển cho sức khỏe. Chính vì vậy, thực phẩm này ngày càng được sử dụng phổ biến và được các bà nội trợ Châu Á rất ưa chuộng.

Rong biển có rất nhiều màu sắc khác nhau. Một số loại thì có màu xanh lá cây nhưng một số loại khác lại có màu nâu đen hay màu đỏ. Cây rong biển thường phát triển thành cụm trên các vách đá hay các rạn san hô. Đôi khi rong biển còn được tìm thấy tại các tầng nước sâu hơn tuy nhiên những khu vực này vẫn còn ánh sáng mặt trời chiếu tới nhằm đảm bảo cho quá trình quang hợp của loại cây này diễn ra bình thường.

Rong biển có tác dụng gì? Rong biển chứa nguồn dưỡng chất phong phú hơn hẳn so với các loại thực phẩm khác. Hàm lượng vitamin A được tìm thấy trong loại thực phẩm này cao gấp 2 – 3 lần cà rốt, nguồn canxi nhiều hơn gấp 3 lần ở sữa bò và lượng vitamin B12 trong rong biển cũng nhiều hơn gấp 4 lần so với ở trứng.

Ăn rong biển đúng cách
Ăn rong biển đúng cách

Ngoài ra, rong biển còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như là:

  • I ốt, có nhiều nhất ở rong biển nâu
  • Đường Alga alkane mannitol
  • Fertile clement
  • Protein
  • Magie
  • Chất béo
  • Mangan
  • Vitamin K, …

Các loại rong biển phổ biến nhất hiện nay

Rong biển WAKAME

Rong biển Wakame thường xuất hiện vào thời điểm mùa xuân và nhiều nhất là ở Nhật Bản. Hàm lượng dinh dưỡng chủ yếu có trong loại rong biển này là:

  • Kali: Giúp điều hòa huyết áp cao, giảm độ thừa muối trong cơ thể.
  • Chất xơ: Tốt cho hệ tiêu hóa -Chống triệu chứng táo bón, giảm lượng đường trong máu do đó phòng chống được căn bệnh tiểu đường.
  • Magie: Phòng chống căn bệnh loãng xương ở người cao tuổi đáng kể
  • I-ốt: Giảm thiểu tình trạng mỏi mệt, đặc biệt là căn bệnh bướu cổ
  • Fucoidan: Đây là hợp chất đáng được đề cập đến có trong rong biển, chất này có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể cực tốt.

Ăn rong biển đúng cách: Ta có thể nấu súp rong biển hoặc ăn tươi sống như các loại rau quả bằng cách trộn đều chúng với dầu, thêm một ít mè rang, tiêu ớt và một số gia vị khác như mắm muối tùy vào khẩu vị mỗi người. Để cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn thì ta nên thêm một ít rau thơm.

Rong biển WAKAME
Rong biển WAKAME

Rong biển Arame

Hàm lượng dinh dưỡng trong rong biển Arame được đánh giá là cũng giống như Wakame và khả năng rong biển này còn có thể chữa được bệnh tụt huyết áp.

Ăn rong biển đúng cách: Nấu canh hoặc đem đi xào cùng với các loại thực phẩm khác như là rau, thịt, củ quả,…

Rong biển Hijiki

Rong biển Hijiki là loại rong biển có màu nâu đen, hình dạng sợi nhỏ ngắn. Loại rong biển này rất giàu canxi, sắt, chất xơ, các chất khoáng và đặc biệt là chứa chất Fucoidan, hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, chống ung thư, tốt cho tim mạch giúp tăng cường hệ miễn dịch và rất tốt cho sức khỏe hệ đường ruột.

Ăn rong biển đúng cách: Loại rong biển này thường được bày bán trên thị trường ở dạng khô, khi mua về ta cần phải phẩm ngâm trong nước tầm 60 phút để rong biển có thể nở mềm ra rồi sử dụng để nấu canh, trọn gỏi hay là xào chung với thịt,…

Rong biển Hijiki
Rong biển Hijiki

Tảo bẹ

Tảo bẹ cũng là một loại rong biển. Tảo bẹ có đặc điểm đặc thù là màu xanh lá. Loại rong biển này chứa rất nhiều hợp chất i-Ốt và một số chất khoáng, chất chống oxy hóa khác. Chúng cũng được ví như một bài thuốc lợi tiểu, giúp điều chỉnh cách chức năng trao đổi chất của cơ thể và có thể ngăn ngừa được một số bệnh ung thư,…

Ăn rong biển đúng cách: Cũng như hầu hết các loại rong biển khác thì loại này cũng được dùng để nấu canh, xào thịt là chủ yếu.

Rong biển Kombu

Rong biển Kombu phân bố chủ yếu ở vùng biển phía Bắc Nhật Bản. Hàm lượng dinh dưỡng cũng tương tự như bao loài rong biển khác nhưng chất Canxi trong rong biển Komku là cao nhất trong tất cả các loại rong biển.

Đặc điểm riêng biệt của loại rong biển này là khi ăn ta sẽ cảm nhận được hương vị tự nhiên, cái ngon ngọt trong từng sớ rong và đặc biệt là không có mùi tanh chính vì thế nên bất cứ ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này.

Ăn rong biển đúng cách: Thông thường người ta sẽ thường sử dụng nó vào mục đích để nấu các món súp, món hầm hoặc nấu chung với các loại đậu, gạo lứt vì nó có tác dụng làm các thực phẩm nhanh mềm. Đối với những ai có nhu cầu ăn chay thì có thể nấu chung Rong biển Kombu với các loại rau củ, còn kết hợp với cá bào là dành cho những ai ăn mặn.

Đặc biệt là thực phẩm này có thể kết hợp với sữa đậu nành để có thể tăng cường lượng canxi trong cơ thể một cách đáng kể, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Rong biển Kombu
Rong biển Kombu

Tảo biển xoắn Spirulina

Hàm lượng dinh dưỡng có trong rong biển Spirulina này là: Carbohydrate: 10-20%, Chất xơ: 3%, một số vitamin như B1, B2, B3, B6, B12, E và Các khoáng chất như beta-carotene.

Điều đặc biệt là trong tảo Spirulina có đầy đủ các Axit amin quan trọng đối với chúng ta, khi bạn sử dụng thì lượng protein có thể được hấp thụ lên đến 90 – 95% vậy nên đối với người già, phụ nữ mang thai, trẻ em thì tảo biển xoắn Spirulina này rất tốt.

Rong biển Spirulina có tác dụng kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và một phần nào đó giúp giảm cân hiệu quả.

ăn rong biển đúng cách: Loại thực phẩm này thường được chế biến ra dạng bột để uống hoặc các công ty, nhà máy thường thu mua về dùng để tạo ra dược phẩm rồi phân phối rộng rãi trên thị trường.

Các loại rong biển
Các loại rong biển

Rong biển Klamath

Loại này rong biển này thường được chế xuất ở dạng viên và hiện đang được bày bán rộng rãi trên thị trường, chức năng thì cũng tương tự như hầu hết các loại rong biển khác vấn đề là bạn cần phải sử dụng thường xuyên để thấy hiệu quả rõ rệt hơn.

Rong biển Nori

Đặc trưng của rong biển Nori là có màu xanh đen, rất tanh, vị mặn lợ của nước biển. Rong biển Nori có chứa nhiều chất protein và các vitamin A, B1, Kẽm, sắt và canxi. Chỉ cần bạn sử dụng một miếng nhỏ rong biển Nori là đã đủ lượng i-ốt cần cho một ngày và một số hàm lượng dinh dưỡng khác như là axi folic, vitamin B12 cần thiết.

Ăn rong biển đúng cách: Loại rong biển này được bày bán trên thị trường dưới dạng ăn liền, ta có thể sử dụng được ngay, kết hợp cuộn cơm hoặc đối với cách đàn ông thì có thể sử dụng làm đồ nhắm rất tốt vì nó hỗ trợ cho quá trình giải độc gan.

Xem thêm: Lá sen có tác dụng gì? Những người không nên uống nước lá sen

Rong biển Kanten

Loại rong biển Kanten này rất ít thấy, mùi vị của nó thì rất nhạt nhẽo nhưng được sử dụng chủ yếu như một chất tạo đông vì thế nhiều người thường dùng nó để chế biến rau câu. Loại rong này có chứa chất vitamin D và đặc biệt là rất nhiều chất xơ mà hầu như không có calo, loại thực phẩm giúp giảm huyết áp cao, giảm mỡ vô cùng.

Ăn rong biển đúng cách: Bạn có thể dùng chung nó với rau củ hoặc trái cây sở hữu hàm lượng vitamin C cao để có thể hấp thụ sắt tốt hơn nhằm thúc đầy tiết dịch vị. Kanten có thể cho vào sữa đậu nành hay nấu canh, làm salad hoặc là nước ép.

Dulse đỏ

Loại rong Dulse đỏ này sống chủ yếu ở khu vực Bắc Âu, chúng phát triển ở bờ biển và được sấy khô trong gió. Chất dinh dưỡng có trong loại rong này cũng tương tự như các loại rong biển khác tuy nhiên vẫn sẽ có sự chênh lệch nhất định nhưng không đáng kể. Loại rong này rất giàu chất sắt và chúng có thể dễ dàng kết hợp với loại đậu, ngũ cốc, súp hay nước sốt.

Rong Dulse đỏ
Rong Dulse đỏ

Rong biển Mozuku

Rong biển Mozuku xuất hiện chủ yếu ở vùng cực nam Okinawa, nó có màu nâu sẫm và chỉ mọc vào mùa xuân. Loại rong này cũng có tác dụng phòng chống căn bệnh ung thư rất tốt.

Rong biển OGONORI

Rong biển OGONRI có màu xanh, nâu dạng sợi nhỏ, khi ăn rất giòn và ngon nhọt. Loại rong này có thể phơi khô rồi bảo quản, đặc trưng của loại rong này chính là giúp thanh lọc, giải độc gan trong cơ thể.

Ăn rong biển đúng cách: Có thể trọng gỏi, nấu cách món ăn như salad.

Rong biển Tosaka

Rong biển Tosaka có 3 màu sắc khác nhau: Đỏ, Xanh lá và Trắng. Cũng tương tự như Rong ogonori, loại này thường dùng để ăn tươi sống, ăn kèm với salad hoặc cũng có thể dùng để nấu canh nếu bạn có nhu cầu.

Rong nho biển

Ở nước ta rong nho thường phân bố ở duyên hải Nam Trung Bộ, đặc điểm của loại rong này là có một màu xanh tự nhiên nhìn rất hấp dẫn, rong nho được ví như là thần dược bởi hàm lượng dinh dưỡng cực kì cao, chất khoáng nhất là sinh tố, canxi và hàm lượng sắt… vậy nên chúng bổ trợ rất tốt trong việc tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa tốt, chữa bệnh nhuận trường, giải độc gan và ổn định huyết áp,…

Nhược điểm của nó là có mùi khá tanh, khá là khó ăn, bản thân tôi là người rất hay sử dụng rong biển nhưng tôi vẫn chưa thể làm quen được với loại thực phẩm này, vì thể để có thể ăn được loại rong biển này tốt nhất bạn nên kết hợp với một số loại thực phẩm, nước sốt khác.

Rong nho biển
Rong nho biển

Ăn rong biển đúng cách: Rong nho có thể được dùng để nấu canh hải sản, làm gỏi chua ngọt, ăn kèm với đậu hũ hoặc một số loại rau khác rồi kết hợp với nước chấm gia vị thì sẽ tạo nên một món ăn cực kì ngon miệng và hấp dẫn đấy nhé.

Rong biển chỉ vàng (rong tóc tiên)

Rong biển chỉ vàng có nguồn gốc xuất xứ ở Quảng Nam, đặc điểm loại rong biển này là không có mùi vị tanh như bao rong biển kể trên, ăn vào vị ngọt thanh. Tác dụng chính của nó chính là giải nhiệt, làm mát cơ thể.

Rong biển chỉ vàng (rong tóc tiên)
Rong biển chỉ vàng (rong tóc tiên)

Rong biển nào là của Việt Nam?

Theo như thông tin các nghiên cứu thì Việt Nam có 3 loại rong biển phổ biến đó là:

  • Rong nho
  • Rong biển Kanten
  • Tạo bẹ
  • Rong biển chỉ vàng

Rong biển loại nào nấu canh ngon nhất?

Bản thân tôi là một người đã từng thử qua 10/15 loại rong biển kể trên, nhìn chung thì mỗi loại rong sẽ đều có đặc thù và mùi vị rất riêng cho nên quá trình chế biến món ăn cũng sẽ khác nhau. 

Những loại rong biển thích hợp cho nấu canh như là:

  • Tảo bẹ
  • Rong biển Kombu
  • Tảo biển xoắn Spirulina
  • Rong biển Klamath

Đa phần những loại rong biển kể trên đều có mùi tanh nhất định, thế nên khi bạn mang đi nấu canh thì cần phải chú ý sơ chế sạch sẽ, có thể ngâm với nước muối và cho một ít lát gừng khi nấu để khử đi mùi tanh vốn có của nó.

Tác dụng của rong biển

Rong biển có tác dụng gì? Với nguồn dưỡng chất vô cùng phong phú, rong biển mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như là:

Rong biển với tác dụng làm sạch máu

Công dụng của rong biển khô? Thường xuyên ăn rong biển chính là cách đơn giản để ta có thể làm sạch máu. Thực phẩm này chứa một hoạt chất quan trọng là fertile clement. Khi được hấp thu, chất này sẽ phát huy tác dụng giúp điều tiết hoạt động lưu thông máu, tiêu trừ độc tố hay mỡ dư thừa cùng các chất cặn bã ra khỏi cơ thể chúng ta.

Rong biển với tác dụng làm sạch máu
Rong biển với tác dụng làm sạch máu

Nếu bạn bị nhiễm độc, tích tụ nhiều độc tố, cơ thể sẽ thường xuyên nổi mụn nhọt, lúc này nên thêm rong biển vào chế độ ăn hàng ngày để làm sạch máu, giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Rong biển giúp tăng cường chức năng hoạt động của tuyến giáp trạng

Tuyến giáp trạng chính là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất hormone sinh trưởng. Thói quen ăn rong biển sẽ giúp ta cải thiện đáng kể chức năng hoạt động của cơ quan này.

Hoạt chất fertile clement được tìm thấy nhiều trong rong biển không chỉ có tác dụng làm sạch mạch máu mà còn là một thành phần quan trọng của tuyến giáp trạng. Chất này được bổ sung đầy đủ sẽ giúp cho tuyến giáp trạng hoạt động hiệu quả hơn trong việc sản xuất hormone tăng trưởng. Điều này là vô cùng có lợi cho trẻ em và phụ nữ mang thai.

Xem thêm: Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? Cách làm tỏi ngâm mật ong

Rong biển có công dụng nâng cao sức khỏe tim mạch

Rong biển chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn của những người mắc bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, rong biển có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ bị huyết áp cao ở động vật. Tiến hành nghiên cứu trên các sợi rong biển nâu, các nhà khoa học của trường Đại học Tokyo cũng đã chỉ ra rằng, thực phẩm này có thể giúp làm giảm huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ tim ở người, đặc biệt là các trường hợp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao.

Rong biển có tác dụng gì?
Rong biển có tác dụng gì?

Một nghiên cứu khác đã diễn ra trong suốt 25 năm tại Nhật Bản, các nhà nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tượng sống lâu nhất tại đảo Okinawa cho thấy người dân tại đây có huyết áp khá ổn định, hàm lượng cholesterol ở mức thấp và ngay cả khi về già thì họ vẫn còn rất minh mẫn. Điều đáng nói là rong biển chiếm đến hơn 50% lượng rau củ quả trong chế độ ăn hằng ngày của những người dân ở nơi đây.

Rong biển có tác dụng phòng ngừa ung thư

Đây là tác dụng nổi trội của rong biển nhưng không phải ai cũng biết. Thực phẩm này có thể cung cấp hàm lượng cao Lignan cho cơ thể. Chất này có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ các mô được khỏe mạnh, ngăn chặn được quá trình biến đổi ADN của tế bào, đồng thời ức chế được sự phát triển của khối u ác tính và làm chậm tốc độ di căn tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, lignans còn có tác dụng tương tự như là thuốc hóa trị ung thư. Chất này giúp ngăn chặn không cho tế bào ung thư tổng hợp estrogen, qua đó làm giảm nguy cơ bị ung thư vú cho phụ nữ giai đoạn sau tuổi mãn kinh.

Rong biển có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa

Rong biển khô chứa đến 25 – 75% là chất xơ. Đây là một thành phần rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Chất này giúp tạo khối cho phân, làm mềm phân, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, qua đó giúp ngăn ngừa hiện tượng đầy hơi, ăn khó tiêu, táo bón hay bệnh trĩ. 

Công dụng của rong biển
Công dụng của rong biển

Thêm vào đó, là thành phần polysaccharide sulfate được tìm thấy trong rong biển còn giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cân bằng hệ vi sinh vật và tăng cường khả năng tự miễn dịch cho hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu đã được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học Newcastle cũng đã chỉ ra rằng, chất alginate được tìm thấy trong tảo biển nâu còn có thể kích thích sản sinh chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc ruột, giúp ngăn ngừa các triệu chứng viêm ruột, viêm loét dạ dày hay viêm đại tràng.

Giảm cân, giữ dáng nhờ ăn rong biển

Đây chính là công dụng của rong biển người bị béo phì, các chị em phụ nữ sau sinh hay những người đang muốn thực hiện kế hoạch giảm cân không nên bỏ qua. Hàm lượng vitamin A phong phú có trong rong biển sẽ giúp đốt cháy calo, qua đó tạo ra nhiệt ngăn chặn quá trình sản xuất tế bào mỡ dư thừa, tích mỡ.

Hơn hết, rong biển còn cung cấp nhiều chất xơ tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn, giảm bớt cơn thèm ăn và cắt giảm được tối đa lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể. Điều này hỗ trợ bạn giảm cân nhanh hơn.

Giảm cân - tác dụng của rong biển
Giảm cân – tác dụng của rong biển

Rong biển giúp giảm áp lực cho thận

Với lượng muối thấp, rong biển có thể giúp bạn cắt giảm lượng muối dung nạp vào cơ thể hàng ngày, qua đó giảm áp lực cho thận. Duy trì chế độ ăn có rong biển trong một khoảng thời gian dài sẽ giúp thận của bạn hoạt động tốt hơn, khỏe mạnh trong việc ổn định huyết áp và đào thải độc tố của cơ thể.

Rong biển ngăn ngừa bệnh bướu cổ

Ăn rong biển chính là một cách để ta bổ sung nguồn i ốt tự nhiên tốt cho cơ thể. Đây là thành phần quan trọng giúp cơ thể sản sinh hormone tuyến giáp, ngăn ngừa bệnh bướu cổ. Theo thống kê cho thấy, trong số các bệnh nhân bị bướu cổ thì có một tỷ lệ không nhỏ bị mắc bệnh do bị thiếu iốt.

Rong biển với tác dụng kháng viêm

Rong biển được sử dụng như thể một phương thuốc kháng viêm tự nhiên của cơ thể. Thành phần carbohydrate có trong loại thực phẩm này có thể giúp giảm các chứng viêm nhiễm của cơ thể. 

Ngăn ngừa triệu chứng đau đầu, hen suyễn – Tác dụng của rong biển

Rong biển sở hữu nguồn magie rất phong phú, có khả năng tác động lên hệ thần kinh, giúp não bộ được thư giãn và ngăn ngừa các chứng đau đầu, đau vai gáy, đau nửa đầu. Chất này còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng do bệnh hen suyễn gây ra.

Giảm căng thẳng, cải thiện ngủ ngon hơn trong thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh được các nhà khoa học khuyến cáo là nên thường xuyên ăn rong biển để cải thiện, giảm thiểu các triệu chứng căng thẳng, lo âu, mất ngủ. Thực phẩm này hoạt động bằng cách làm giảm đi nồng độ estrogen trong cơ thể. Sự tăng nhanh của loại hormone này trong thời kỳ mãn kinh chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt dấu hiệu khó chịu ở chị em phụ nữ tuổi trung niên.

Rong biển có tác dụng gì với da?
Rong biển có tác dụng gì với da?

Rong biển giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Tác dụng của rong biển với trẻ em? Bổ sung đầy đủ axit folic trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cho em bé sau khi chào đời. Chất này được tìm thấy rất nhiều trong rong biển. Vì vậy, chị em nên tăng cường bổ sung rong biển vào trong thực đơn của mình để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh an toàn của thai nhi.

Ăn rong biển đúng cách

Nên ăn ăn như thế nào là đủ?

Theo khuyến cáo chúng ta không nên ăn quá 100g rong biển mỗi ngày và nên chia nhỏ ra. Đối với phụ nữ mang thai, các sản phụ đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đến vấn đề này để sử dụng rong biển hợp lý. 

Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 1- 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ tối đa 0.09mg iốt mỗi ngày. Tương tự, hàm lượng iốt được hấp thụ mỗi ngày ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú dao động ở mức 0,22mg – 0,27mg.

Mặt khác, theo nghiên cứu, thì cứ trong 100g rong biển, chứa 1-1,8mg iốt. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mỗi ngày chúng ta không nên ăn quá 100g rong biển và chia nhỏ thành nhiều bữa để ăn, không nên tập trung ăn quá nhiều vào cùng một lúc.

Công dụng của rong biển khô?
Công dụng của rong biển khô?

Rong biển nên và không nên ăn chung với những thực phẩm nào?

Rong biển có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải lưu ý khi kết hợp chúng với các loại thực phẩm khác. 

  • Rong biển không nên ăn chung với các nguyên liệu khác như là quả hồng, trà, trái cây ngâm chua. Nguyên nhân là khi kết hợp với nhau sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột không được khỏe. 
  • Huyết heo và cam thảo cũng nên tránh, không dùng chung với rong biển vì sẽ gây bất lợi cho sự hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu, táo bón. 
  • Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như là lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, hay thịt bò, bánh mì, tiểu mạch v.v… tốt nhất bạn cũng không nên chế biến cùng với rong biển.
Lá rong biển khô
Lá rong biển khô

Ngược lại, rong biển lại rất thích hợp ăn kèm với tôm. Do tôm có tác dụng bổ sung Canxi, khi kết hợp với rong biển còn tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày, ung thư đại tràng. Phụ nữ mang thai cũng có thể ăn thêm rong biển để hỗ trợ cho sự sinh trưởng phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Rong biển cũng rất nhiều lợi ích khi ăn chung với sườn heo. Món canh rong biển hầm sườn heo có tác dụng làm giảm chứng phát ban, ngứa ngáy da.

Sau khi tham khảo bài viết Rong biển có tác dụng gì? Các loại rong biển phổ biến. Chắc hẳn các bạn đã biết được rong biển có những lợi ích vô cùng tốt cho sức khỏe của gia đình bạn. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc tốt hơn cho bản thân mình và người thân.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *