Chùm Ngây là gì? Rau Chùm Ngây kỵ với gì? Tác dụng của Chùm Ngây

Rau Chùm Ngây là gì? Rau Chùm Ngây vốn được biết là một loại thực phẩm vàng có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai ăn cũng tốt. Vậy tác dụng của Chùm Ngây ra sao? Rau Chùm Ngây kỵ với gì? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của thapgiainhietliangchi.com.

Tìm hiểu rau Chùm Ngây là gì?

Chùm Ngây là gì?

Rau Chùm Ngây là gì? Chùm Ngây là loài thực vật có xuất xứ từ vùng Nam Á. Cây Chùm Ngây còn gọi là cây gì? Cây Chùm Ngây còn có các tên gọi khác là ba đậu dại, thuộc loại thực vật thân gỗ, họ Chùm Ngây. Thân cây cao, sau 3 – 4 năm sinh trưởng có thể cao lên đến hàng chục mét.

Cây Chùm Ngây là một loại cây rất dễ trồng, ưa nắng, chịu được hạn hán tốt. Chính vì thế loại cây này được trồng nhiều nhất ở những vùng khí hậu nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới.

Rau Chùm Ngây là gì? Lá Chùm Ngây là lá kép, hình dạng giống như lông chim, mọc so le, lá có màu xanh sẫm, dài khoảng 3 – 6 cm. Cây thường trổ hoa vào độ tháng 4 – 6 và ra quả vào khoảng tháng 7 – 9.

Rau Chùm Ngây là gì?
Rau Chùm Ngây là gì?

Hoa của Chùm Ngây có màu trắng kem, thường sẽ mọc thành chùm ở các kẽ lá, có lông tơ. Quả dạng nang treo, dài 2.5 – 4cm dọc theo quả có các khe rãnh. Hạt của Chùm Ngây có màu đen, to bằng hạt đậu Hà Lan, có 3 cạnh.

Loại thực vậy này trước đây mọc hoang rất nhiều ở Việt Nam nhưng lại không được nhiều người biết đến giá trị dinh dưỡng cũng như các dược tính của nó. Sau này, khi có nhiều thông tin đại chúng hơn về Chùm Ngây, loại cây này bỗng nổi lên như một hiện tượng, trở thành “thần dược” được rất nhiều gia đình ưa chuộng và coi như một giải pháp dinh dưỡng tối ưu.

Giá trị dinh dưỡng của rau Chùm Ngây là gì?

Giá trị dinh dưỡng của rau chùm ngây: Lá của cây Chùm Ngây có chứa đến 46 loại chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Đây vốn là những chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người.

Các chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các tác động tàn phá của gốc tự do, từ đó bảo vệ chúng ta khỏi bệnh các bệnh ung thư và thoái hóa như là thoái hóa điểm vàng ở mắt và bệnh xơ nang.

Những dưỡng chất tổng hợp của rau Chùm Ngây bao gồm nhiều chất đạm và các loại vitamin thiết yếu, beta – carotene, 18 axit amin, hợp chất phenol và nhiều khoáng chất khác,…

Giá trị dinh dưỡng của rau Chùm Ngây
Giá trị dinh dưỡng của rau Chùm Ngây

Trong Chùm Ngây tìm thấy tới hơn 90 dưỡng chất, 18 loại axit amin, 46 chất chống oxy hóa và lượng vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, canxi nhiều gấp 4 lần sữa, vitamin A cao gấp 4 lần cà rốt, chất đạm gấp 2 lần ở sữa chua, sắt cao gấp 3 lần trong cải bó xôi,….

Rau Chùm Ngây có tác dụng gì?

Dựa vào giá trị dinh dưỡng của Chùm Ngây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra được rất nhiều lợi ích của loài cây này, cụ thể như sau:

Phòng ngừa các bệnh ung thư

Lá Chùm Ngây có chứa rất nhiều kẽm, vitamin C, chất chống oxy hóa và nhiều hoạt chất khác có khả năng chống lại một số chất gây ra ung thư và các gốc tự do. Đặc biệt, trong một bài nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Thực phẩm và Chất độc hóa học năm 2011, Sreelatha và các cộng sự đã cho biết chiết xuất từ lá Chùm Ngây có chứa niazimicin, đây là một hợp chất có khả năng ức chế được sự phát triển của các tế bào ung thư. 

Tác dụng của rau Chùm Ngây trong việc cải thiện quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch

Năm 2012, nhà nghiên cứu Yu Yang và cộng sự đã chỉ rõ trong một nghiên cứu khoa học rằng các hoạt động tế bào miễn dịch có thể được cải thiện nhờ vào các hoạt chất chống oxy hóa, kẽm và vitamin C được tìm thấy trong lá Chùm Ngây. Cũng nhờ đó mà, hệ miễn dịch thực hiện vai trò của mình tốt hơn như một lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và các gốc tự do. 

Giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch

Sử dụng rau Chùm Ngây đều đặn và đúng cách có thể giúp ta duy trì một trái tim khỏe mạnh. Hàm lượng cao các chất oxy hóa có trong rau Chùm Ngây đã được chứng minh rằng có thể giúp hạ cholesterol xấu, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch. 

Chùm Ngây giúp tăng cường hệ miễn dịch
Chùm Ngây giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện quá trình trao đổi chất

Tác dụng của rau Chùm Ngây trong bảo vệ lá gan

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, hay uống nhiều bia rượu có thể gây ra những tổn thương cho lá gan của bạn. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khoa học được công bố vào năm 2012, Das N, Sikder K và các cộng sự đã cho biết silymarin tìm thấy trong lá Chùm Ngây có tác dụng làm tăng chức năng men gan và bảo vệ lá gan khỏi những tổn thương này.

Xem thêm: Thịt bò kỵ gì? Top 8 thực phẩm kỵ với thịt bò

Tác dụng của rau Chùm Ngây trong giảm lượng đường huyết

Chùm Ngây vẫn được biết đến như một loại thảo dược rất tốt đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường. Lý giải cho điều này có thể xuất phát từ các hợp chất thực vật isothiocyanates có trong lá Chùm Ngây đã giúp giảm lượng đường huyết cũng như là lượng protein và đường trong nước tiểu. Điều này cũng đã từng được đề cập đến trong một nghiên cứu của Gupta R và cộng sự đăng trên Tạp chí Đái tháo đường (Ấn Độ) công bố vào năm 2002.

Tác dụng của rau Chùm Ngây là hạn chế cao huyết áp

Tình trạng cao huyết áp thường dễ xảy ra khi động mạch bị dày lên. Tình trạng này có thể ngăn ngừa và hạn chế được thông qua các hợp chất có trong lá Chùm Ngây như là niazimicin hay isothiocyanate. 

Tác dụng ngừa thiếu máu của rau Chùm Ngây

Rau Chùm Ngây có tác dụng gì? Rau Chùm Ngây là một trong những loại thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng dành cho các bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt. So với hàm lượng sắt có trong thịt bò hay các loại thịt động vật khác thì hàm lượng sắt có trong lá Chùm Ngây cao hơn nhiều. Cụ thể, trong 100g bột lá Chùm Ngây khô có chứa đến 28mg sắt. 

Tác dụng của rau Chùm Ngây trong làm đẹp 
Tác dụng của rau Chùm Ngây trong làm đẹp

Chùm Ngây làm đẹp

Bên cạnh những công dụng chữa bệnh được kể như trên, Chùm Ngây còn là trợ thủ đắc lực trong công cuộc làm đẹp của nhiều chị em phụ nữ. Dầu chiết xuất từ hạt Chùm Ngây có chứa một hormone tên là cytokinin, đây là một loại giúp bạn duy trì được một làn da khỏe mạnh, săn chắc. 

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa cùng với vitamin C có trong Chùm Ngây cũng giúp bảo vệ làn da và làm chậm quá trình lão hóa trên da. 

Rau Chùm Ngây kỵ với gì?

Rau Chùm Ngây kỵ gì? Là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, bởi Chùm Ngây là loại rau dễ ăn và cực kỳ bổ dưỡng. Tuy nhiên, để sử dụng rau Chùm Ngây hiệu quả, đúng cách và tránh gây các tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy,… thì bạn vẫn phải chú ý khi sử dụng xem rau Chùm Ngây kỵ với gì.

Đa phần khi nhắc tới loại thảo dược này chúng ta thường mải mê ca ngợi hàm lượng dưỡng chất phong phú cùng những công dụng tuyệt vời của nó mà quên mất đi vấn đề rau Chùm Ngây kỵ với thực phẩm nào?

Rau lá Chùm Ngây cũng như mọi loại thực phẩm khác, đều có cả hai mặt là lợi hoặc hại. Thật sai lầm nếu như bạn sử dụng Chùm Ngây không đúng cách. Do đó, bạn nên quan tâm rau Chùm Ngây kỵ với gì. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rau Chùm Ngây kỵ với các thực phẩm khác, nhưng bạn cần lưu tâm đến những vấn đề sau:

  • Không nên ăn rau Chùm Ngây đã héo và cắt khỏi cây lâu ngày.
  • Không nên ăn nhiều và sử dụng liên tục Chùm Ngây trong thời gian dài.
  • Không nên dùng rau Chùm Ngây vào buổi tối.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng rau Chùm Ngây.
  • Không nên sử dụng cùng với các loại gia vị có mùi nồng đậm như là: tỏi, ớt, tiêu,…
Rau Chùm Ngây có tác dụng gì?
Rau Chùm Ngây có tác dụng gì?

Tác hại của cây Chùm Ngây

Tuy là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, toàn thân có thể dùng làm dược liệu, nhưng Chùm Ngây cũng gây tác hại với một số đối tượng khi sử dụng và tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Dưới đây là một số tác hại của cây Chùm Ngây mà ít người biết đến, bạn nên tham khảo và có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng loại cây này:

  • Phần rễ Chùm Ngây được các chuyên gia khuyến cáo rằng việc ăn rễ cây và sử dụng chiết xuất rễ Chùm Ngây quá liều có thể gây nên tê liệt và tử vong.
  • Vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra tác dụng phụ khi ăn Chùm Ngây. Tuy nhiên, theo tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin cho biết, Chùm Ngây có thể gây các tác dụng phụ như: tổn thương gan, tê liệt hay gây tiêu chảy. Để tránh gặp các tác dụng phụ bạn nên tham khảo từ nhiều chuyên gia uy tín hoặc hỏi trực tiếp đến bác sĩ có chuyên môn.
  • Bạn không nên ăn Chùm Ngây vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc.
  • Ngoài ra, sử dụng quá nhiều rau Chùm Ngây sẽ dẫn đến hiện tượng thừa chất, vì hàm lượng dưỡng chất có trong loại cây này là rất cao, đặc biệt là canxi, vitamin A và C, nếu như lạm dụng có thể dẫn đến bệnh sỏi thận, các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xem thêm: Lá hẹ kỵ với gì? công dụng của lá hẹ đối với con người

Hướng dẫn sử dụng Rau Chùm Ngây đúng cách

Mặc dù Chùm Ngây có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng không phải là sử dụng càng nhiều càng tốt. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn Chùm Ngây khoảng 6gr/ngày và chỉ ăn trong vòng 3 tuần. Tuy vậy, tùy vào độ tuổi và sức khỏe mà liều lượng này sẽ có thể thay đổi.

Chùm Ngây thường được chế biến theo những cách sau:

  • Lá cây: thường được sử dụng như một loại rau thông thường vì có hương vị tương đồng với rau ngót. Hoặc bạn có thể làm sinh tố rau xanh uống. Ngoài ra, bạn có thể đem lá Chùm Ngây phơi khô rồi tán nhuyễn thành bột để nấu cháo, nấu bột, pha nước uống hay đắp mặt nạ.
  • Hoa Chùm Ngây: được đem phơi khô và pha uống như trà xanh.
  • Quả Chùm Ngây: được chế biến chung với các món ăn như nấu canh, ninh xương hay xào với thịt,…
Chùm Ngây là gì?
Chùm Ngây là gì?

Những ai không nên sử dụng rau Chùm Ngây

Phụ nữ đang mang thai, muốn mang thai

Trong Chùm Ngây có chứa alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có tác dụng ngừa thai. Khi mang thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết sẽ làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp.

Còn alpha-sitosterol trong rau Chùm Ngây lại gây co cơ trơn tử cung và có thể làm sảy thai. Bởi vậy, phụ nữ có thai ở giai đoạn đầu tuyệt đối không nên ăn rau Chùm Ngây để giữ an toàn cho cả thai nhi và mẹ.

Tuy nhiên sau sinh, ăn rau Chùm Ngây lại rất tốt. Lá Chùm Ngây giúp kích thích tiêu hóa, là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho bà mẹ mới sinh, đang cho con bú và trẻ sơ sinh.

Rau Chùm Ngây kỵ với thực phẩm nào?
Rau Chùm Ngây kỵ với thực phẩm nào?

Trẻ nhỏ

Nhiều gia đình nghĩ rau Chùm Ngây có hàm lượng dinh dưỡng cao nên cho trẻ sử dụng nhiều. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trẻ nhỏ càng không nên lạm dụng Chùm Ngây. Một tuần chỉ nên dùng 3 bữa rau Chùm Ngây và mỗi bữa từ 20 – 30gr là hợp lý.

Trẻ qua từng giai đoạn phát triển, từng độ tuổi thì nhu cầu về các chất dinh dưỡng chỉ ở một mức độ nhất định.

Để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần chế biến các món ăn sao cho phù hợp với bé, đảm bảo bữa ăn luôn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất đạm (từ thịt, cá, trứng, tôm,…), chất béo (từ dầu, mỡ), chất bột đường (từ bột, gạo), vitamin và khoáng chất (từ rau xanh, củ). Khi bữa ăn thừa hoặc thiếu một trong 4 nhóm chất này sẽ đều làm trẻ ăn không ngon miệng, khó tiêu hay đầy bụng. Nếu tình trạng mất cân đối diễn ra kéo dài còn có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng khác về mặt sức khỏe.

Bài viết trên là những thông tin thapgiainhietliangchi.com muốn chia sẻ đến bạn về rau Chùm Ngây. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết trên bạn đọc đã trang bị thêm cho mình kiến thức về loại rau này như tác dụng của rau Chùm Ngây, rau Chùm Ngây kỵ với gì? 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *