Lá hẹ kỵ với gì? Công dụng của lá hẹ đối với con người

Từ xa xưa, con người đã sớm biết cách sử dụng lá hẹ trong việc chế biến các món ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Thế nhưng không phải ai cũng biết chính xác lá hẹ là lá gì, ăn hẹ có tốt không, lá hẹ có tác dụng gì hay lá hẹ kỵ với gì,… Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc nói chung về lá hẹ.

Lá hẹ là gì?

Bản chất của lá hẹ là một loại cây thân thảo nhỏ, cao khoảng 20 – 50cm, hình trụ, có góc ở đầu và phần thân mọc đứng, có hương vị gần giống với cây hành lá.

Lá hẹ là lá gì? lá hẹ kỵ với gì?
Lá hẹ là lá gì?

Hẹ thuộc chi Allium và cùng họ với các loại cây gia vị như tỏi, tỏi tây, hành lá… Loại cây này có hương vị cay nồng đặc trưng, hơi chua và hăng, thường được sử dụng trong công thức nấu ăn và hỗ trợ chữa bệnh. Lá hẹ thường mọc gần gốc thân, có rãnh, phẳng và hẹp.

Cách trồng lá hẹ có dễ không?

Hẹ được biết đến là một loại rau ăn lá rất phổ biến của người dân Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng mảnh đất ngay tại sân vườn còn trống của nhà mình hoặc trong thùng xốp, chai nhựa để trồng hẹ, phục vụ cho những bữa ăn hàng ngày rồi. Hơn nữa, ăn hẹ do chính tay mình trồng ra thì bạn sẽ chẳng cần phải lo về an toàn thực phẩm. 

Bởi vì loại lá hẹ được bày bán ngoài chợ có thể đã trải qua quá trình phun thuốc trừ sâu vô cùng độc hại vào những ngày trước, sau đó thu hoạch đem bán cho người tiêu dùng.

Lá hẹ rất dễ trồng và chăm sóc
Lá hẹ rất dễ trồng và chăm sóc

Người nông dân Việt Nam trồng hẹ một cách phổ biến là do không cần bỏ vốn đầu tư quá nhiều mà vẫn có thể thu về hiệu quả kinh tế cao hơn so với những loại rau ăn lá khác. Trồng hẹ cũng gần giống với cách thức trồng hành lá.

Nếu như bạn đang muốn có hẹ sạch để phục vụ nhu cầu chế biến các món ăn từ rau hẹ mà không biết cách trồng thì cũng không cần phải quá lo lắng nhé. Hẹ là loại cây khá dễ trồng, chỉ cần ta trồng với cây con một lần là đã có thể thu hoạch được nhiều lứa, nhiều năm mà không cần cần tốn công chăm bón nhiều. Cây hẹ có khả năng phát triển tốt quanh năm, có thể dùng chế biến và chữa bệnh khi cần.

Công dụng của lá hẹ đối với con người

Cây hẹ thường được sử dụng làm gia vị trong những bữa ăn hàng ngày, hoàn toàn có thể thay thế lá cho hành trong các công thức muối chua cùng với giá đậu hoặc ăn sống… Vì là một trong những giống cây nằm trong họ nhà tỏi, nên hẹ cũng thường xuyên được những bà nội trợ ưa chuộng để sử dụng hàng ngày trong rất nhiều công thức chế biến các món ăn khác nhau.

Lá hẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin nhóm B, sắt, đồng, khoáng chất pyridoxin, niacin, thiamin, riboflavin, mandan, canxi,… Các chất dinh dưỡng này có thể mang đến hiệu quả chữa trị một số bệnh như nhức răng, ho do cảm lạnh, đau họng, tiểu đường… rất tốt. Để biết lá hẹ có công dụng gì trong việc nâng cao sức khỏe, hãy theo dõi các phương pháp điều trị với rau hẹ cụ thể như sau:

  • Công dụng lá hẹ trong việc chữa nhức răng:

Có phải bạn đang tò mò không biết cây hẹ có tác dụng gì trong việc chữa đau nhức răng? Lấy một nắm rau hẹ rửa sạch, đem giã nhuyễn rồi đặt vào chỗ răng bị đau. Thực hiện đều đặn, liên tục cho tới khi khỏi thì thôi.

  • Chữa ho do cảm lạnh:

Sử dụng rau hẹ thái nhỏ rồi đem trộn với mật ong hoặc đường phèn. Sau đó, hãy đem hấp cách thủy và cho người ốm uống một lượng bằng 1 thìa cà phê mỗi lần, thực hiện liên tục cho đến khi thấy khỏi.

Lá hẹ có thể chế biến được nhiều món ăn
Liệu lá hẹ có tác dụng gì ngoài việc chế biến những món ăn hấp dẫn?
  • Trị đau họng:

Nếu bạn đang thắc mắc ăn hẹ có tác dụng gì, thì đó chính là khả năng giúp bạn khỏi đau họng một cách nhanh chóng. Nhai sống rau hẹ tươi với vài hạt muối hoặc vắt lấy nước để uống có thể chữa trị các bệnh liên quan đến đau họng rất tốt.

  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: 

Một số nghiên cứu đã khẳng định công dụng của lá hẹ rất tốt trong quá trình điều trị căn bệnh tiểu đường. Bạn có thể sử dụng từ 100 – 200 gram rau hẹ để nấu canh lá hẹ, xào tỏi hoặc nấu cháo cho bệnh nhân bị tiểu đường. Lưu ý, hạn chế tối đa sử dụng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến.

Xem thêm: Bột nở là gì? Công dụng, cách phân biệt và sử dụng

  • Tác dụng của lá hẹ khi chữa trị các căn bệnh liên quan đến tim mạch và hệ tuần hoàn:

Để trả lời rau hẹ có tác dụng gì, không thể không nhắc đến khả năng điều trị bệnh về tim mạch và hệ tuần hoàn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong cây hẹ có chất chống oxy hóa, chất organosulfur và thiosulfate có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông. Từ đó, hẹ có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng liên quan đến tim mạch và giúp lưu thông máu tốt.

  • Tác dụng của hẹ với hệ tiêu hóa của con người:

Hẹ có tác dụng hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn, nấm men và nấm có hại và làm cản trở quá trình tiêu hóa trong đường ruột. Đặc tính kháng khuẩn của rau hẹ có khả năng giúp loại bỏ ít nhất 30 chủng salmonella gây suy giảm chức năng tiêu hóa của đường ruột. Không những vậy, lá hẹ còn giúp hỗ trợ làm giảm chứng đầy hơi và kích thích tiêu hóa.

  • Tác dụng kháng khuẩn của lá hẹ:

Một nghiên cứu lớn đã cho thấy các hợp chất organosulfur có trong hẹ có thể mang đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và virus. Các loại cây thuộc họ Allium đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu, nhằm điều trị các bệnh cảm lạnh, sốt, ho và cảm cúm thông thường.

  • Những lợi ích mà lá hẹ mang lại đối với phụ nữ có thai:

Lá hẹ là thực phẩm giàu folate, rất tốt cho những phụ nữ có thai. Folate có tác dụng giúp hỗ trợ quá trình phát triển não bộ của thai nhi cũng như quá trình phân chia tế bào, tổng hợp DNA khi bé ở trong bụng mẹ. Ngoài ra, Axit folic có trong lá hẹ còn có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não bộ và tủy sống của thai nhi.

  • Một số tác dụng của lá hẹ đối với nam giới:

Theo Đông y, phần củ và rễ của lá hẹ có vị cay, tính ấm, có khả năng hỗ trợ ôn trung (điều trị hiệu quả những triệu chứng tỳ vị hư hàn) và hành khí (giảm đau ổ bụng, ngăn ngừa đầy hơi sôi bụng, đặc biệt là đau bụng hành kinh), tán ứ huyết (giảm đau, hoạt huyết hóa ứ, hành khí). Vì thế mà, lá hẹ thường được sử dụng để hỗ trợ chữa trị chứng đau tức ngực, bụng và ngứa… Hẹ rất tốt với nam giới vì phần củ của nó có thể hỗ trợ chữa chứng di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương hoặc đau lưng.

  • Tác dụng của lá hẹ với trẻ nhỏ:

Lá hẹ còn được xem là một vị thuốc lành tính có thể chữa một số bệnh ở trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả. Việc kết hợp lá hẹ với đường phèn có tác dụng chữa ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Thế nhưng, các mẹ lưu ý chỉ nên áp dụng phương pháp này khi bệnh của bé đang ở mức độ nhẹ.

Ngoài ra, lá hẹ còn có khả năng điều trị hiệu quả một số triệu chứng như:

  • Hỗ trợ trị tưa miệng (hay còn gọi là nấm miệng) ở trẻ sơ sinh.
  • Có thể làm giảm đau trong giai đoạn trẻ mọc răng nhờ đặc tính kháng viêm của chúng.
  • Hỗ trợ điều trị dứt điểm triệu chứng đái dầm hoặc táo bón lâu ngày ở trẻ nhỏ.

Ngoài những công dụng trên thì một số nghiên cứu còn cho biết thành phần của những loại rau thuộc họ Allium giống như hẹ sẽ có thể hỗ trợ làm ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và và khiến chúng không phát triển, di căn tới các khu vực xung quanh trong cơ thể.

Lá hẹ kỵ với gì?

  • Mật ong:

Được biết mật ong và lá hẹ là loại hai nguyên liệu rất tốt với sức khỏe con người. Trong thành phần của mật ong nguyên chất chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, chữa ho khan, tiêu đờm, chữa lành vết thương, tăng cường trí nhớ và cả làm đẹp rất hiệu quả.

Lá hẹ kết hợp với mật ong có thể làm giảm huyết áp
Lá hẹ kết hợp với mật ong có thể làm giảm huyết áp

Tuy mang lại hiệu quả giảm ho rất tốt, tuy nhiên nếu sử dụng kết hợp lá hẹ với mật ong trong thời gian dài sẽ có khả năng làm giảm huyết áp hoặc làm tăng đường huyết cho người sử dụng.

Với những ai đang mắc chứng bệnh huyết áp thấp hoặc tiểu đường thì cần thận trọng khi sử dụng hai nguyên liệu này nếu không muốn bệnh tình trở nên nặng hơn. Có thể sử dụng những phương pháp khác để triều trị bệnh ho, hạn chế sử dụng kết hợp lá hẹ với mật ong để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Thịt bò:

Thịt bò là nguyên liệu chứa hàm lượng sắt rất cao, giúp bổ sung sắt và nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Rất nhiều chị em nội trợ thường kết hợp thịt bò cùng với lá hẹ để khiến cho hương vị của món ăn được thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Lá hẹ kết hợp với thịt bò gây đầy bụng và khó tiêu hóa
Lá hẹ kết hợp với thịt bò không tốt cho người bị mắc chứng khó tiêu

Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây là một sai lầm bởi hai nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ gây đầy bụng và khó tiêu hóa. Nếu bạn không biết và sử dụng lâu dài sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc, phát sinh một số loại bệnh nguy hiểm.

Đối với những người hay bị mắc chứng khó tiêu, hệ tiêu hóa không được hoạt động tốt. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi sử dụng kết hợp lá hẹ cùng thịt bò. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe và không gây nhiễm độc cho cơ thể, ta nên tránh kết hợp hai nguyên liệu này với nhau.

  • Thịt trâu:

Lá hẹ nếu được kết hợp với thịt trâu sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và sản sinh chất độc trong cơ thể.

Lá hẹ kết hợp với thịt trâu cũng không tốt
Khi không biết rau hẹ nấu với gì, nhiều người thường lựa chọn thịt trâu vì nghĩ 2 nguyên liệu này khá hợp vị

Thịt trâu có thành phần rất giàu dinh dưỡng và chất đạm, khi cho thêm lá hẹ vào các món thịt trâu sẽ giúp món ăn trở nên thơm ngon và bắt mắt hơn. Nhiều người có thói quen kết hợp thịt trâu cùng lá hẹ và củ kiệu mà ít ai biết được rằng điều này hoàn toàn không tốt, sẽ khiến bạn bị đau bụng và khó chịu sau khi ăn.

Nếu sử dụng với liều lượng nhiều sẽ khiến cơ thể dễ phát sinh nhiệt bệnh, tác động xấu đến sức khỏe, rất độc hại. Để an toàn thì ta cần hạn chế tối đa việc sử dụng thịt trâu và lá hẹ chung nhé.

  • Hành lá:

Hành lá cũng là một loại rau gia vị, được dùng phổ biến không hề kém so với lá hẹ, khiến cho món ăn được tăng thêm vẻ ngoài bắt mắt và có hương vị thơm ngon hơn. Tưởng chừng như hai nguyên liệu này có thể kết hợp với nhau một cách bình thường, nhưng ít ai biết được tác hại mà nó mang lại như thế nào.

Dễ bị dị ứng khi kết hợp lá hẹ cùng hành lá
Dễ bị dị ứng khi kết hợp lá hẹ cùng hành lá

Nếu như kết hợp hành lá với lá hẹ sẽ rất dễ bị dị ứng, viêm da hoặc nổi mề đay. Với những ai có hệ tiêu hóa kém thì còn bị khó tiêu, đầy bụng và thậm chí gây ra bệnh đau dạ dày. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn chỉ nên sử dụng riêng hành lá và lá hẹ, chọn một trong hai nguyên liệu để chế biến món ăn nhé.

  • Hành tây:

Thành phần của hành tây rất giàu Vitamin, Axit folic, Selenium và Kalium. Nó cũng được sử dụng như một liều thuốc với khả năng chữa trị được rất nhiều bệnh.

Nhiều bà nội trợ thường sử dụng hành tây để kết hợp với lá hẹ cùng một số nguyên liệu khác khi xào nấu. Việc kết hợp như vậy có thể khiến tăng thêm hương vị và màu sắc cho món ngon từ lá hẹ, nhưng cũng để lại những ảnh hưởng không tốt với sức khỏe.

Lá hẹ kết hợp với hành tây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dị ứng
Lá hẹ kết hợp với hành tây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dị ứng

Với những người đang mắc các vấn đề về dạ dày thì việc sử dụng kết hợp cả lá hẹ lẫn hành tây sẽ gây chướng hơi và đau bụng, khiến dạ dày bị tổn thương nhiều hơn.

Nếu sử dụng trong thời gian quá dài, hai nguyên liệu này có thể hình thành nên những độc tố, tích tụ trong cơ thể, sau đó phát sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm không mong muốn.

Hy vọng bạn đã biết được khái niệm lá hẹ là gì – loại rau phổ biến trong ẩm thực Việt cũng như các công dụng của lá hẹ. Trong thành phần của lá hẹ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên kết hợp với những loại nguyên liệu cấm kỵ với lá hẹ như thịt bò, thịt trâu, mật ong, hành lá hay hành tây nhằm tránh sản sinh những chất độc, gây tác động xấu tới sức khỏe nhé.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *