Mầm đậu nành có tác dụng gì? Cách làm bột mầm đậu nành

Mầm đậu nành được biết đến là thực phẩm vàng cho các chị em phụ nữ nhờ có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng, bổ sung nội tiết tố nữ Estrogen, duy trì sức khỏe và nhan sắc. Được ưa chuộng sử dụng là thế, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự nắm được mầm đậu nành có tác dụng gì. Do đó, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của thapgiainhietliangchi.com nhé!

Mầm đậu nành là gì? Mầm đậu nành có tác dụng gì?

Mầm đậu nành là gì? 

Mầm đậu nành chính là hạt đậu nành được nảy mầm, dài chừng từ 3 đến 7cm, phần thân khá mềm và mọng nước. Mầm đậu nành thường được ủ cho nảy mầm từ hạt đậu nành hay còn gọi là đậu tương nên còn có tên gọi khác là giá đỗ từ đậu tương, là một món ăn vô cùng bổ dưỡng và tươi ngon.

Mầm đậu nành là gì?
Mầm đậu nành là gì?

Mầm đậu nành hay đậu nành nảy mầm non được các chuyên gia sức khỏe đánh giá là chứa nhiều dưỡng chất và tốt hơn đậu nành chưa nảy mầm cũng như các chế phẩm từ hạt đậu nành.

Mầm đậu nành có tác dụng gì?

Mầm đậu nành giúp tăng cường nội tiết tố nữ

Uống mầm đậu nành có tác dụng gì? Theo Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm: Trong mầm đậu nành cũng như là tinh chất mầm đậu nành có chứa isoflavone (nội tiết tố nữ thực vật) sở hữu cơ chế hoạt động gần giống estrogen nội sinh trong cơ thể chị em phụ nữ. Vì vậy sẽ giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ thiếu hụt cho chị em một cách hiệu quả và an toàn.

Các nhà nghiên cứu hiện nay trên thế giới cũng khuyến nghị: chị em phụ nữ (kể cả với phụ nữ đang mang thai) cần hấp thu lượng isoflavone khoảng 45 mg trên ngày. Chị em có thể bổ sung bằng một số chế phẩm như là: đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành, viên mầm đậu nành, kẹo mầm đậu nành, bột mầm đậu nành hoặc các chế phẩm khác từ đậu nành khác,…

Uống mầm đậu nành có tác dụng tăng kích thước vòng 1

Ăn mầm đậu nành có tác dụng gì? Mầm đậu nành giúp bổ sung nội tiết tố, phân bổ lượng mỡ trên cơ thể, kích thích phát triển lớp mỡ đệm giúp vòng 1 trở nên săn chắc, nở nang. Ngoài ra việc phân bổ lại mỡ trên cơ thể còn giúp vòng eo của chị em trở nên thon gọn, mông săn chắc hơn.

Mầm đậu nành giúp giảm nám da, chống lão hóa da hiệu quả

Bột mầm đậu nành có tác dụng gì? Mầm đậu nành ngoài việc có chứa estrogen thảo dược, giúp phân bổ lượng nước và mỡ dưới da giúp làn da căng mịn, hồng hào thì còn bổ sung thêm khoáng vô cơ, các loại vitamin cần thiết, protid, lipid, glucid giúp da giữ được độ ẩm, và lấy lại độ đàn hồi, chống nhăn, chống lão hóa một cách hiệu quả. Đồng thời có tác dụng tích cực trong việc giảm các vết nám và tàn nhang, đặc biệt là nám nội tiết.

Uống mầm đậu nành có tác dụng gì?
Uống mầm đậu nành có tác dụng gì?

Mầm đậu nành hỗ trợ điều chỉnh cân nặng

Đậu nành có một tác dụng thần kỳ được các chị em phụ nữ truyền tai nhau là có thể điều chỉnh cân nặng. Tùy theo mục đích mà chị em có các cách sử dụng khác nhau. Cụ thể là:

– Nếu muốn uống mầm đậu nành nhằm mục đích tăng cân: ta nên uống đậu nành sau khi ăn 20 phút.

– Nếu muốn uống mầm đậu nành nhằm mục đích giảm cân: ta nên uống đậu nành trước khi ăn 20 phút.

Mầm đậu nành giúp ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Trong đậu nành có chứa protein, các chất xơ và isoflavone có tác dụng giúp chống lại rối loạn lipid máu và làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch.

Mầm đậu nành chống loãng xương

Từ trước đến nay đậu nành nói chung vẫn được biết đến là loại thực phẩm giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên với phụ nữ nếu như chỉ bổ sung canxi, vitamin D&K cho cơ thể mà không có estrogen thì xem như không có tác dụng. Có thể hiểu nếu như canxi và vitamin D&K được coi là gạch thì estrogen sẽ là vữa, phải có vữa thì các viên gạch mới có thể liên kết được với nhau và tạo nên khung xương vững chắc. Chính vì vậy việc bổ sung đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành chính là bổ sung estrogen cho cơ thể. Từ đó giúp phòng chống loãng xương hiệu quả nhất.

Uống mầm đậu nành giúp cho tóc khỏe và mượt hơn

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng protein có trong đậu nành là một chất quan trọng trong sự hình thành phát triển của tóc, giúp cho tóc trở nên khỏe mạnh và mềm mượt hơn. Hạn chế tối đa tình trạng rụng tóc, gãy tóc.

Công dụng của mầm đậu nành trong việc phòng chống loãng xương 
Công dụng của mầm đậu nành trong việc phòng chống loãng xương

Giảm thiểu tình trạng khô hạn, tăng cường ham muốn ở phụ nữ

Mầm đậu nành có tác dụng gì? Nhờ có khả năng bổ sung và cân bằng nội tiết mầm đậu nành giúp chị em có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định, đồng thời tăng tiết dịch nhờn âm đạo làm giảm tình trạng khô hạn, tăng cường ham muốn, dễ lên đỉnh, giúp cho chị em có một đời sống tình dục viên mãn.

Giúp phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh giảm các triệu chứng khó chịu

Uống mầm đậu nành có tác dụng gì? Với chị em phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh do thiếu hụt lượng estrogen nên thường phải đối mặt với tình trạng: bốc hỏa, mất ngủ, mất ăn, khó kiềm chế, điều chỉnh cảm xúc… Việc sử dụng mầm đậu nành sẽ giúp chị em bổ sung được lượng estrogen thiếu hụt, từ đó giúp giảm các chịu chứng khó chịu của tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh như vừa kể trên.

Xem thêm: Chùm ngây là gì? Rau chùm ngây kỵ với gì? Tác dụng của chùm ngây

Mầm đậu nành là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể

Trong mầm đậu nành có chứa các axit amin, Vitamin A, B1, B9, C, K1, omega 3, Omega 6…, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất cần thiết ngừa bệnh sỏi thận và các bệnh viêm xương khớp.

Những tác dụng diệu kỳ của mầm đậu nành với chị em phụ nữ
Những tác dụng diệu kỳ của mầm đậu nành với chị em phụ nữ

Tác hại của mầm đậu nành

Sử dụng mầm đậu nành gây hại cho sức khỏe, làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tuyến giáp, hay thúc đẩy tế bào ung thư, không giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh…Đây là những quan điểm không chính xác về tác hại của mầm đậu nành đã tồn tại cách đây hàng chục năm. Tuy nhiên, những quan điểm về tác hại của mầm đậu nành nay đã trở thành lạc hậu với khoa học hiện đại.

Vào năm 1998, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) đã công bố trên trang web chính thức khẳng định tác dụng của mầm đậu nành và hiệu quả tích cực của nó đang ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều nước phương Tây. Mầm đậu nành được biết đến nhiều trong việc hỗ trợ sức khỏe con người về: Tim mạch/ xương khớp/ hỗ trợ phụ nữ/ chống lại sự oxy hóa. Là nguồn thực vật hoàn toàn tự nhiên có chứa nhiều isoflavone được xem như các estrogen thảo dược (phytoestrogen), đậu nành đặc biệt có tác dụng hữu ích cho các chị em phụ nữ. Tinh chất mầm đậu nành có thể giúp duy trì cân bằng mức hóc-môn nữ ở giai đoạn trước, trong và sau mãn kinh. Thêm vào đó, nó còn cung cấp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ảnh hưởng của các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Tác hại của mầm đậu nành? Thực hư ra sao?
Tác hại của mầm đậu nành? Thực hư ra sao?

Không chỉ dừng lại tại Mỹ, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tiến hành hàng loạt các công trình khoa học bài bản và đưa đến những kết luận phủ định hoàn toàn những quan điểm cũ kỹ, lạc hậu về tác hại của đậu nành hay tinh chất mầm đậu nành. Thay vào đó, các nghiên cứu đã khẳng định tinh chất mầm đậu nành rất tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh ở chị em phụ nữ.

Bệnh viện Phụ sản Trung Ương phối hợp cùng Hội sản phụ khoa Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng chứng minh được tác dụng của estrogen thảo dược isoflavone (có trong mầm đậu nành) cho phụ nữ ngoài 30 tuổi bắt đầu có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sử dụng trong 60 ngày. 

Kết quả nghiên cứu: Tình trạng khô da đã giảm từ 62.6% xuống còn 21.8%, sạm da giảm từ 54.2% xuống còn 25.7%, hiện tượng bốc hỏa, bức bối từ 42.9% xuống còn 6.25%, khô âm đạo cũng giảm từ 51.5 xuống còn 9.3% và tình trạng giảm khoái cảm đã giảm từ 48.6% xuống còn 22.7%. Tinh chất mầm đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Cách làm bột mầm đậu nành

Nguyên liệu làm bột mầm đậu nành:

Đậu nành: 200 gram

Nước sạch: 100ml

Dụng cụ làm bột mầm đậu nành: Rổ hoặc hũ để đựng, khăn bông sạch,…

Các bước làm bột mầm đậu nành

Bước 1: Sơ chế qua đậu nành

Loại bỏ sạn cát hay bụi bẩn khỏi hạt đậu nành. Sau đó ngâm đậu nành với nước từ 8 tiếng hoặc qua đêm.

Rửa sạch sau đó ngâm đậu nành với nước
Rửa sạch sau đó ngâm đậu nành với nước

Bước 2: Ủ đậu mọc mầm.

Lấy rổ ra, lót một chiếc khăn ẩm ở dưới đáy rổ, rồi trải một lớp đậu mỏng lên, sau đó lại đắp một chiếc khăn ẩm khác lên trên.

Khoảng 2 ngày sau, hạt đậu nành sẽ mọc mầm được khoảng 1 – 2cm. Khi hạt đã nảy mầm, đem đãi lớp sạch vỏ.

Đậu nành nảy mầm chỉ sau 2 ngày ủ
Đậu nành nảy mầm chỉ sau 2 ngày ủ

Bước 3: Sấy khô mầm đậu nành

Đem đậu mọc mầm đãi sạch vỏ đi rửa thật sạch, sấy khô bằng lò nướng hoặc là phơi nắng (4 – 7 ngày). Sau khi phơi khô, đem đậu mầm đó đi rang chín.

Đem những mầm đậu nành đi sấy khô
Đem những mầm đậu nành đi sấy khô

Bước 4: Xay mịn thành bột.

Đem mầm đậu nành đã rang chín đi xay mịn thành bột. Bảo quản trong hộp kín và để ở nơi khô ráo thoáng mát. Bột mầm đậu nành có thể giữ sử dụng được trong khoảng 5 tháng.

Thành phẩm bột mầm đậu nành sau khi đã được xay mịn 
Thành phẩm bột mầm đậu nành sau khi đã được xay mịn

Bước 5: Thành phẩm của bột mầm đậu nành

Đối với mầm đậu nành tươi, bạn có thể sử dụng chúng như là một loại rau để cho vào các món canh như canh chân giò, canh xương, canh thịt băm,… hay làm các món xào thịt. Bột mầm đậu nành có thể pha với nước ấm uống hằng ngày hoặc đem nấu bột, nấu cháo,…

Xem thêm: Lá tía tô có tác dụng gì? Uống lá tía tô nhiều có tốt không?

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng bột mầm đậu nành

Bột mầm đậu nành có tác dụng gì? Mầm đậu nành tuy lành tính, có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mầm đậu nành lại kỵ với một số thực phẩm sau, do đó cần lưu ý kỹ trước khi kết hợp mầm đậu nành với các thực phẩm sau:

  • Mật ong: Sử dụng mầm đậu nành chung với mật ong có thể sẽ dẫn đến hiện tượng đông máu, nguy hiểm hơn là khó thở và tử vong.
  • Đường đỏ: Trong đường đỏ có chứa các hợp chất như axit axetic, axit lactic nếu kết hợp với mầm đậu nành sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng và có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người sử dụng.
  • Trứng: Trong lòng trắng trứng có chứa men trypsin sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng trong mầm đậu nành và gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng,..
Uống mầm đậu nành có tác dụng gì?
Uống mầm đậu nành có tác dụng gì?

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành để đảm bảo cho sức khỏe như là:

  • Không nên uống mầm đậu nành sống, tốt nhất là nên pha với nước ấm để đảm bảo giữ được các dưỡng chất có trong mầm đậu nành.
  • Mầm đậu nành nên được uống ngay sau khi pha bởi để lâu trong môi trường nhiệt độ ấm, vi khuẩn rất dễ sinh sôi và không tốt cho cơ thể.
  • Không nên lạm dụng mầm đậu nành một cách quá mức. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 1-2 cốc mầm đậu nành tương đương với khoảng 500ml.

Một số điều cần lưu ý khi bảo quản bột mầm đậu nành

Để bảo quản tốt nhất cho bột mầm đậu nành tự làm tại nhà, bạn cần thực hiện theo các cách sau đây:

  • Bột mầm đậu nành uống liền nên cho vào các hộp kín, tránh để tiếp xúc với không khí.
  • Bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, sẽ giúp kéo dài thời gian tươi nguyên của bột mầm đậu nành.
  • Bột mầm đậu nành đã mở thường xuyên để sử dụng, thì chỉ có thể dùng trong khoảng 5 tháng.
  • Không để bột mầm đậu nành ở những độ ẩm cao, nơi tối tăm ẩm mốc, không để dưới nền đất.

Bài viết trên là những thông tin về mầm đậu nành có tác dụng gì? Cách làm bột mầm đậu nành tại nhà mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết bạn đọc có thể trang bị thêm cho mình kiến thức về loại thực phẩm này, đặc biệt là có thể áp dụng hướng dẫn trên của chúng tôi để tự làm bột mầm đậu nành tại nhà.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *