Hàn the là gì? Tác dụng, cách sử dụng hàn the tránh bị độc hại

Hàn the là chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng vì lợi nhuận nên nhiều người vẫn dùng hợp chất này để làm bánh, bún, phở, giò, chả,… Điều này đã làm tăng nguy cơ ngộ độc hàng the cho người dùng. Cùng tìm hiểu hàn the là gì, hàn the có độc hại không cũng như những thông tin chi tiết về loại chất này trong bài viết sau đây nhé!

Bột hàn the là gì? Hàn the làm từ gì?

Hàn the là chất hóa học nào? Hàn the là hợp chất hoá học hay còn được gọi là Borax, đây là loại muối rắn có màu trắng đục, không mùi, không vị, dễ tan trong nước và có khả năng giúp diệt khuẩn và nấm mốc.

Hàn the là muối rắn màu trắng, không mùi, không vị
Hàn the là muối rắn màu trắng, không mùi, không vị

Hàn the là muối của axit boric có công thức hóa học là Na2O4B7.10H2O.

Hàn the có bị cấm không? Hàn the hiện là một trong những chất bị cấm sử dụng trong các loại thực phẩm trên thị trường tại Việt Nam bởi vì đây là chất có độc làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần dùng quá 5g hàn the trở lên sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Tính chất của hàn the

Hàn the sở hữu những tính chất cơ bản sau đây:

  • Trong điều kiện thường, hàn the có dạng bột màu trắng, bao gồm các tinh thể mềm, không màu và dễ dàng hòa tan trong nước.
  • Khối lượng mol của hàn the khan là 201,22 gam, dạng decahydrat của borax có khối lượng mol là 381,38 gam.
  • Ở dạng khan của borax khối lượng riêng là 2,4 gam/cm3. 
  • Mật độ decahydrate sẽ bằng 1,73 gam/cm3.
  • Điểm nóng chảy và sôi của dạng borax khan là 743 độ C và 1575 độ C.
Tính chất của hàn the
Tìm hiểu tính chất của hàn the là gì?

Hàn the có tác dụng gì? Ứng dụng của hàn the

Hàn the dùng để làm gì? Hàn the từ lâu được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

Trong sản xuất công nghiệp

Borax Natri dùng trong công nghệ luyện kim, chế tác vàng bạc. Bột Borax Natri còn có tác dụng đánh bóng bề mặt kim loại, sản xuất men sứ, kính chống nấm,…

Hỗn hợp của borac và clorua amoni (NH4Cl) dùng giống như một chất trợ chảy khi thực hiện hàn các hợp kim chứa sắt như thép. Chất này giúp hạ thấp điểm nóng chảy của các oxit sắt không mong muốn để nó chảy ra. 

Ngoài ra, borac còn có thể trộn với nước để làm chất trợ chảy mỗi khi hàn kim loại quý như vàng, bạc, giúp que hàn nóng chảy tràn lên các mối nối.

Trong nông nghiệp

Với một lượng nhỏ, nguyên tố Bo có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng, đặc biệt là ở quá trình ra hoa, kết quả, phát triển rễ cây. Nhưng nếu như trồng cây ở vùng đất có nhiều Borat Natri thì sẽ bị còi cọc, giảm năng suất và dễ bị thoái hóa.

Ứng dụng của hàn the trong nông nghiệp
Ứng dụng của hàn the trong nông nghiệp

Trong phòng thí nghiệm

Borax Natri được sử dụng như một chất đệm trong phân tích gen (ADN), phân tích sắc phổ hay tạo ra các dung dịch nhũ tương để hòa tan các chất hóa học khác ở trong nước.

Trong y tế

Hàn the dùng để nhằm sản xuất một số dung dịch diệt khuẩn ngoài da hay niêm mạc, thuốc tẩy uế hay những hóa chất diệt côn trùng (kiến, bọ chét, gián,…)

Trong thực phẩm

Hàn the dùng trong thực phẩm có tác dụng giúp hạn chế sự lên men, chống nấm mốc, diệt khuẩn,… Nhờ đó mà thực phẩm có thể tươi lâu, bảo quản được trong thời gian dài, cũng như tăng độ dẻo dai của một số thực phẩm như giò chả, bánh tráng,… 

Dùng hàn the để thực phẩm tươi lâu
Dùng hàn the để thực phẩm tươi lâu

Xem thêm: Bột năng là gì? Cách nhận biết bột năng và bột mì làm bánh

Trong sinh hoạt

Hàn the dùng trong các gia đình với nhiều tác dụng như: 

  • Nhiều gia đình sử dụng hàn the như một chất để đánh bóng nồi, chảo, tiêu diệt nấm mốc trong nhà,…
  • Người ta còn dùng hàn the để diệt kiến, gián, rệp,… bằng cách trộn hàn the với đường sau đó đổ ra giấy đặt ở những nơi như góc tủ nhà, khi những côn trùng này ăn phải sẽ bị ngộ độc và chết.
  • Nếu pha hàn the với nước và thoa lên chỗ nấm mốc để qua đêm sẽ có tác dụng tiêu diệt nấm mốc hiệu quả trong nhà.
  • Tẩy sạch toilet bằng cách rắc hàn the vào bồn cầu để qua đêm, sau đó dùng cọ rửa bồn cầu lại ngay lập tức bồn cầu sẽ được tẩy sạch sẽ.

Thực phẩm thường chứa chất hàn the

Hiện nay hàn the bị lạm dụng rất nhiều ở trong thực phẩm bởi chúng giúp làm tăng độ dai và giòn hơn, đồng thời giúp thực phẩm bảo quản được lâu hơn. Các thực phẩm sau đây thường bị các nhà sản xuất thường lạm dụng hàn the như:

  • Bánh giò, chả lụa, chả bò, nem, giò lụa
  • Bánh phở, bún sợi, bún khuôn
  • Bảo quản thịt các loại, thủy sản, hải sản,…
Hàn the thường được cho vào giò lụa để tăng độ dai, ngon và bảo quản lâu
Hàn the thường được cho vào giò lụa để tăng độ dai, ngon và bảo quản lâu

Hàn the có tác hại gì với sức khỏe?

Hàn the nếu như dùng đúng cách sẽ là một chất khá hữu ích cho cuộc sống, tuy nhiên việc lạm dụng hàng the trong thực phẩm sẽ gây ra nhiều tác hại cho người dùng, cụ thể như sau:

Gây ngộ độc hàn the

Nếu như ăn phải thực phẩm có chứa hàn the cơ thể chỉ đào thải được khoảng 70%, số còn lại được tích tụ trong các cơ quan nội tạng cho tới khi lượng hàn the lên tới 5g sẽ gây ra tình trạng ngộ độc cấp và mãn tính, thậm chí còn dẫn đến tử vong: 

  • Ngộ độc cấp tính: Thường xảy ra sau khi một người ăn hay nuốt phải hàn the sau từ 6-8 giờ. Nếu liều lượng từ 2-5g axit boric hoặc từ 15-30g borax thì người ngộ độc có thể tử vong sau 36 giờ.
  • Ngộ độc mãn tính: Hàn the có thể tích lũy trong cơ thể tác động đến khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, tác động xấu đến chức năng thận làm suy yếu sức khỏe tổng thể.
Dùng hàn the quá liều lượng sẽ gây ra ngộ độc
Dùng hàn the quá liều lượng sẽ gây ra ngộ độc

Làm đau bụng, tiêu chảy

Đối với những người có đường ruột yếu nếu như ăn phải thực phẩm có chứa hàn the sẽ dễ gây ra vấn đề nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, lâu dần tích tụ trong gan dẫn đến hại gan và suy nhược cơ thể.

Gây trầm cảm, suy thận

Hàn the kích thích hệ thần kinh nên có thể gây ra tình trạng trầm cảm, đặc biệt thận phải lọc nhiều chất độc trong hàn the lâu dần sẽ suy yếu và rối loạn chức năng thận.

Ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Đối với phụ nữ có thai, hàn the còn được đào thải qua sữa và nhau thai gây hại nghiêm trọng với thai nhi. Trẻ em khi dùng hàn the lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt đối với trẻ em trong tuổi trưởng thành.

Xem thêm: Lá tía tô có tác dụng gì? Uống lá tía tô nhiều có tốt không?

Biểu hiện cho thấy bị ngộ độc hàn the

Nếu như bị ngộ độc hàn the tùy vào những yếu tố tác động như cơ địa, liều lượng, tình trạng cơ thể mà gây ra ngộ độc cấp tính hay mãn tính. Các biểu hiện cụ thể khi bị nhiễm độc này như sau: 

Trường hợp ngộ độc cấp tính thường xảy ra nhanh, đột ngột sau khi ăn phải hàn the (trung bình từ 5 – 8 giờ). Biểu hiện thường rất giống với việc bị ngộ độc thông thường như: 

  • Buồn nôn, nôn nhiều, chất nôn có dung dịch màu xanh
  • Đầy hơi, khó chịu vùng bụng
  • Tiêu chảy, phân có màu đen, chuột rút vùng bụng.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Bệnh nhân đau đầu, sốt, mắt bị đỏ sau 2 – 4 giờ khi ăn phải thực phẩm chứa hàn the.
  • Tình trạng nặng hơn bệnh nhân sẽ có thể bị mất ý thức, lơ mơ và hoang tưởng.
Các biểu hiện khi bị ngộ độc hàn the
Các biểu hiện khi bị ngộ độc hàn the
  • Da nổi ban đỏ, bong tróc.
  • Phụ nữ rụng tóc đi kèm với đó là rối loạn kinh nguyệt.
  • Trường hợp nặng sẽ có nguy cơ bị co giật, suy thận, hôn mê, thận chí là tử vong.

Hướng dẫn các cách giải độc hàn the

Khi bị ngộ độc hàn the cấp tính trước tiên người bệnh nôn càng sớm càng tốt, nhờ những người xung quanh gọi xe cấp cứu. Trường hợp nếu như người bị ngộ độc bị mất ý thức hoặc lơ mơ, không tỉnh táo phải nhanh chóng chuyển đến bệnh viện gần nhất để xử trí kịp thời.

Lưu ý trong quá trình sơ cứu cần phải lưu ý kỹ từng dấu hiệu ngộ độc hàn the của bệnh nhân.

Xem thêm: sen có tác dụng gì? Những người không nên uống nước lá sen

Hướng dẫn phân biệt thực phẩm chứa hàn the

Việc nhận biết thực phẩm có chứa hàn the hay không là điều đặc biệt cần thiết để nhằm giúp bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể áp dụng những mẹo như sau:

  • Dùng tăm bông tẩm nghệ nếu như thực phẩm có chứa hàn the thì sẽ khiến tăm bông tẩm nghệ sẽ chuyển từ màu vàng của màu đỏ bởi vì hàn the là một dạng muối kiềm.
Cách để phân biệt thực phẩm chứa hàn the
Cách để phân biệt thực phẩm chứa hàn the
  • Dùng khứu giác, nếu là thực phẩm “sạch” sẽ có mùi thơm tự nhiên, nếu thực phẩm có chứa hàn the thì sẽ thơm nồng hơn.
  • Dùng thị giác: Với những thực phẩm như giò, chả “sạch” không có hàn the sẽ có màu trắng hồng với nhiều lỗ khí ở trên bề mặt.
  • Vị giác: Việc dùng vụ giác để nhận biết hàn the cũng là cách phổ biến dễ áp dụng hiện nay. Nếu như thực phẩm dai, giòn quá đà, mất thị nhiên thì rất có thể là do có hàn the làm chất bảo quản.

Biện pháp giúp phòng chống ngộ độc hàn the

Biện pháp tốt nhất để phòng ngộ độc hàn the là tuyệt đối không sử dụng những thức ăn có chứa hàn the. Điều này mặc dù khá khó để có thể thực hiện bởi vì các loại thực phẩm “ăn liền” được bày bán rất đa dạng trên thị trường khiến người dùng khó tránh được.

Vậy nên bạn cần đặc biệt cẩn trọng, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân. Mỗi khi chọn mua thực phẩm cần đặc biệt chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ, hạn chế tối đa việc dùng thực phẩm chế biến sẵn.

Biện pháp giúp phòng chống vấn đề ngộ độc hàn the
Biện pháp giúp phòng chống vấn đề ngộ độc hàn the

Bạn nên ưu tiên nấu ăn tại nhà với những thực phẩm tươi sống, đảm bảo an toàn không chứa chất bảo quản. Bên cạnh đó cần thực hiện sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh để giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh. 

Mọi người cần tích cực tuyên truyền để mọi người nhận biết được tác hại của hàn the với sức khỏe để tuân thủ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó cần chú ý đặt riêng hàn the với những loại gia vị để tránh bị nhầm lẫn khi sử dụng.

Qua đây chúng ta đã giải đáp được cho câu hỏi hàn the là gì, cũng như những điều quan trọng cần biết về hợp chất này. Từ đó để có biện phải bảo vệ bản thân và cả gia đình khỏi những tác hại nghiêm trọng từ hàn the.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *