Đông máu là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh đông máu

Đông máu là quá trình diễn ra bình thường trong cơ thể, bảo vệ con người ngăn không cho máu chảy quá nhiều khi bị thương. Thế nhưng, nếu có sự xuất hiện của cục máu đông trong tĩnh mạch sâu lại mang tới nhiều vấn đề sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí là đột quỵ và tử vong. Vậy để biết đông máu là gì và dấu hiệu nhận biết như thế nào, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Đông máu là gì?

Đông máu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu, là quá trình phức tạp tạo ra các cục máu đông.

Đông máu là quá trình phức tạp tạo ra các cục máu đông
Đông máu là quá trình phức tạp tạo ra các cục máu đông

Hiện tượng đông máu là gì? Ngay sau khi cơ thể xảy ra chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu, phản ứng đông máu sẽ được tự động kích hoạt để ngăn chặn tình trạng mất quá nhiều máu. 

Quá trình cầm máu ban đầu diễn ra khi mà tiểu cầu tạo nút chặn cầm máu tại vết thương. Còn các yếu tố đông máu trong huyết tương sẽ đáp ứng chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết đóng vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu được vững chãi và bền bỉ hơn, đây chính là quá trình cầm máu thứ phát. Cục máu đông là kết quả cuối của quá trình đông máu.

Vậy cục máu đông có tác dụng gì trong trường hợp ở trên? Cục máu đông có chức năng che phủ vùng cơ thể đã bị chấn thương nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa tiểu cầu và sợi huyết. Do đó, không phải cục máu đông nào cũng sẽ gây nguy hiểm như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Xem thêm: Chỉ số RBC là gì? Ý nghĩa chỉ số RBC trong xét nghiệm máu

Bệnh đông máu có nguy hiểm không?

Tác hại của đông máu là gì? Như đã nói ở trên, cơ chế đông máu là cơ chế tự nhiên và cần thiết của cơ thể. Thế nhưng, nếu như cục máu đông xuất hiện không đúng lúc, đúng nơi sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt ở sâu nơi tĩnh mạch sâu. 

Khi cục máu đông hình thành sâu trong cơ thể, sẽ được gọi là huyết khối ngăn cản quá trình lưu thông máu của cơ thể, nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ tuần hoàn. Nếu không được điều trị sớm, chúng sẽ để lại những cơn đau dai dẳng không dứt cho người bệnh. Tùy vào vị trí của cục máu đông sẽ gây ra những hậu quả và biến chứng sức khỏe khác nhau.

Cơ chế đông máu
Cơ chế đông máu

Sẽ nguy hiểm hơn nếu như khối huyết này rời khỏi vị trí ban đầu và bắt đầu di chuyển đến phổi, gây ra tắc nghẽn mạch máu ở phổi, ngăn chặn quá trình phổi cung cấp khí oxy đi nuôi cơ thể và quá trình bơm máu về nuôi phổi. Tình trạng này dẫn đến toàn bộ hoạt động sống của cơ thể bị ngừng trệ, thậm chí rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Đáng nói hơn nữa, những cục máu đông nguy hiểm này lại không ở yên một vị trí cố định. Tức là chúng có thể di chuyển linh hoạt đến bất cứ nơi đâu, kể cả động mạch, tĩnh mạch hay là các cơ quan như tay, chân, dạ dày, tim, phổi, não và thận. Nên bệnh đông máu rất là nguy hiểm.

Triệu chứng đông máu là gì?

Nếu như cục máu đông không tự tan hoặc không được chúng ta điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên hiện nay, ngoài xét nghiệm đông máu ra, sẽ rất khó để phát hiện được vị trí của những cục máu đông này. Bởi lẽ, chúng có thể hình thành và di chuyển linh hoạt khắp cơ thể. 

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cục máu đông tại từng cơ quan nhất định trong cơ thể, bạn đọc nhớ lưu ý nhé! 

Não

Có 2 nguyên nhân chính khiến cho cục máu đông hình thành trong não bộ đó là do chấn thương đột ngột và có sự tích tụ chất béo trong thành mạch máu. Ngoài ra, cục máu đông cũng có thể là bắt nguồn từ cơ quan khác như cổ và ngực, sau đó mới di chuyển đến não. 

Triệu chứng đông máu não mà bạn đọc cần đặc biệt lưu ý như sau: 

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sinh khí, yếu dần. 
  • Động kinh. 
  • Hoa mắt, chóng mặt, khó nói chuyện. 
  • Yếu liệt tay chân, nói đớ, méo miệng hay nuốt sặc, nhìn mờ,…
Đông máu ở não là nguyên nhân gây ra đột quỵ, tai biến, nhồi máu cơ tim,...
đột quỵ nhẹ

Khi dòng máu lưu thông đến nuôi não bị tắc nghẽn lại do cục máu đông, người bệnh sẽ có những biểu hiện của bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não. Nếu không được điều trị kịp thời thì những cơn đột quỵ và nhồi máu não, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên.

Xem thêm: Xét nghiệm CRP là gì? Ý nghĩa của chỉ số CRP

Tim

Bệnh máu đông có nguy hiểm không rõ ràng là câu hỏi đã có lời giải đáp rõ ràng, nếu như nó được hình thành và phát triển ở tim. Máu đông ở tim cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với những người có tiền sử hay đang điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. 

Dấu hiệu nhận biết cục máu đông ở tim như sau: 

  • Đau tức ngực dữ dội. 
  • Cánh tay đau đớn dữ dội. 
  • Đổ mồ hôi nhiều. 
  • Khó thở, hô hấp khó khăn. 
Đông máu ở tim có thể gây ra hoại tử cơ tim
Đông máu ở tim có thể gây ra hoại tử cơ tim

Xem thêm: Vai trò, cấu tạo của tim và hệ mạch máu trong cơ thể

Phổi

Thực tế cho thấy, máu đông thường không hình thành ở phổi mà xuất phát từ tĩnh mạch sâu tại các tay và chân, sau đó bị vỡ nhỏ ra và cuối cùng di chuyển ngược lên phổi. 

Đây là lý do dẫn đến tình trạng thuyên tắc phổi – một bệnh lý có tỷ lệ tử vong lên tới 30% nếu như không kịp thời phát hiện trong giai đoạn khởi phát. Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau thì rất có thể là triệu chứng đông máu ở phổi, bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nhé: 

  • Khó thở, tim đập nhanh
  • Đau tức ngực. 
  • Ho không rõ lý do. 
  • Đổ mồ hôi nhiều. 
  • Chóng mặt. 
Đông máu ở phổi là lý do dẫn đến tình trạng thuyên tắc phổi
Đông máu ở phổi là lý do dẫn đến tình trạng thuyên tắc phổi

Thận

Khi máu đông xuất hiện ở thận, bệnh máu đông có nguy hiểm không? Chúng sẽ làm suy giảm chức năng của thận, đặc biệt là quá trình đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Không chỉ gây huyết áp cao mà còn là nguyên nhân hình thành nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là suy thận. 

Nên chú ý đến những triệu chứng đông máu sau nhé:

  • Đau bụng một bên. 
  • Đau chân hoặc là đùi. 
  • Nước tiểu có lẫn máu. 
  • Sốt. 
  • Buồn nôn. 
  • Huyết áp cao. 
  • Phù tay chân đột ngột. 
  • Khó thở.

Xem thêm: Miễn dịch là gì có mấy loại miễn dịch? Cách tăng cường hệ miễn dịch

Chân và tay

Tuy không phải ở các bộ phận quan trọng như não, tim, phổi,.. nhưng cục máu đông ở tay và chân cũng đặc biệt nguy hiểm vì chúng hoàn toàn có thể di chuyển lên phổi hay những cơ quan khác. Một số triệu chứng đông máu ở tay chân có thể kể đến như: 

  • Sưng tấy bất thường. 
  • Cánh tay và chân vết bầm màu đỏ hoặc xanh. 
  • Nóng, ngứa. 
  • Đau đớn. 
  • Khó thở. 
  • Chuột rút.

Khi cục máu đông hình thành, quá trình lưu thông máu ở chân tay sẽ bị tắc nghẽn. Phần chi thiếu máu nuôi dưỡng trong thời gian dài có thể dẫn đến hoại tử. Các dấu hiệu tắc động mạch nguy hiểm cần nhập viện ngay bao gồm: đau, tím tái, hay không bắt được mạch, tê hoặc mất cảm giác, yếu liệt chi.

Nguyên nhân hình thành và cách phòng ngừa đông máu

Nguyên nhân gây máu đông

– Cục máu đông sẽ hình thành khi bạn bị chảy máu. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cholesterol cao trong máu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh máu đông vì tạo ra các mảng xơ vữa bám trong động mạch. Khi những mảng xơ vữa này vỡ sẽ bắt đầu hình thành cục máu đông. Hầu hết, các trường hợp nhồi máu cơ tim và đột quỵ xảy ra đều có liên quan đến sự nứt vỡ của các mảng xơ vữa trong động mạch. 

– Bên cạnh đó theo các chuyên gia, cục máu đông có thể hình thành khi mà máu chảy không đúng cách khiến cho các tiểu cầu bị dính vào nhau. 

Cục máu đông không ở vị trí cố định mà theo mạch máu di chuyển khắp cơ thể
Cục máu đông không ở vị trí cố định mà theo mạch máu di chuyển khắp cơ thể

– Bên cạnh đó, còn có 2 nguyên nhân phổ biến khác cũng khiến hình thành cục máu đông là do huyết khối tĩnh mạch sâu và rung nhĩ khiến máu di chuyển chậm trong các tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu được hiểu là khi máu chảy chậm và rung nhĩ là lúc nhịp tim đập không đều và bơm máu không ổn định một cách hỗn loạn. 

Ai có nguy cơ cao gặp phải bệnh máu đông?

Bệnh huyết khối là bệnh lý rất thường gặp. Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ai trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người mắc bệnh mạch vành có sự hình thành của mảng xơ vữa trong lòng mạch là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh máu đông. Ngoài ra, có một số yếu tố sau khiến nguy cơ xuất hiện cục máu đông cao:

  • Tuổi tác cao
  • Thường tiêu thụ nhiều độ ăn giàu chất béo hay có chế độ ăn giàu chất béo
  • Hút thuốc lá thường xuyên, quá nhiều, quá lâu
  • Uống quá nhiều rượu mỗi ngày (vượt quá 3 – 4 đơn vị rượu mỗi ngày với nam và 2 – 3 đơn vị rượu mỗi ngày với nữ giới).
  • Người thừa cân, béo phì
  • Lười vận động, không thường xuyên tập thể dục, thể thao
  • Mắc phải bệnh đái tháo đường hay bệnh tăng huyết áp
  • Lượng Cholesterol có trong máu cao,…

Phòng ngừa bệnh máu đông

Vậy bệnh đông máu có chữa khỏi không? Hiện nay chưa có biện pháp y tế nào giúp ngăn ngừa được hoàn toàn sự hình thành huyết khối. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ có cục máu đông, đó là sử dụng thuốc kết hợp cùng lối sống sinh hoạt khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh. 

  • Nếu đã bị bệnh máu đông một lần, người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc để phòng ngừa huyết khối và giải quyết các yếu tố nguy cơ hình thành nên cục máu đông theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bỏ hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác
  • Chuyển sang chế độ ăn nhạt, ăn ít chất béo, đặc biệt là hạn chế chất béo bão hòa
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày, ít nhất là 150 phút mỗi tuần. Các môn thể thao như đi bộ, đi xe đạp,… rất được các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên tham gia…

Bài viết trên là những thông tin thapgiainhietliangchi.com muốn chia sẻ đến bạn về đông máu là gì, nguyên nhân gây đông máu và một số triệu chứng đông máu. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết bạn đọc đã có thêm kiến thức mới, đồng thời biết cách phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình luôn khỏe mạnh.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *