Miễn dịch là gì có mấy loại miễn dịch? Cách tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là thành phần đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người giúp bảo vệ cơ thể tránh được khỏi những tác nhân gây hại như: Nấm, vi khuẩn, virus,… Vậy miễn dịch là gì có mấy loại miễn dịch, cũng như cách để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể như thế nào, mời các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây!

Hệ miễn dịch là gì?

Miễn dịch là khả năng giúp bảo vệ cơ thể trước những sự tấn công của yếu tố ngoại lai như: vi khuẩn, bệnh, virus, nấm mốc, ký sinh trùng, chất gây dị ứng và tế bào gây ung thư.

Trong chương trình học phổ thông chúng ta đã hiểu được miễn dịch là gì lớp 8. Có thể thấy được rằng, hệ miễn dịch chính là một hàng rào vững chắc để bảo vệ cơ thể người khỏi nhiều tác nhân gây bệnh. 

Tìm hiểu hệ miễn dịch trong cơ thể người
Tìm hiểu hệ miễn dịch trong cơ thể người

Các cơ quan miễn dịch phân bố khắp cơ thể với tim, xương, dây thần kinh, hệ thống cơ bắp, cũng như đường tiêu hoá, giúp cho cơ thể hoạt động thành một khối thống nhất thống nhất với nhau.

Khả năng miễn dịch của cơ thể với những tác nhân gây bệnh được thể hiện qua sự xuất hiện các kháng thể. Bản chất của kháng thể là protein, sản xuất ra với mục đích nhằm để trung hòa, tiêu diệt chất độc, cùng với những sinh vật mang bệnh khác. 

Mỗi loại bệnh sẽ có một kháng thể đặc hiệu, nếu như hệ miễn dịch bị suy yếu hay có gì đó sai sót sẽ khiến cơ thể mẫn cảm hơn với những loại bệnh khác nhau. Theo cơ chế bảo vệ thông thường thì hệ miễn dịch được chia làm hai loại là miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Mỗi hệ thống sẽ bao gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. 

Khái niệm khác liên quan:

Miễn dịch tập nhiễm là gì? Miễn dịch tập nhiễm là khả năng miễn dịch có được nhờ việc tiếp xúc với những kháng nguyên khác nhau. Hệ miễn dịch mà chúng ta xây dựng sự để nhằm bảo vệ chống lại kháng nguyên cụ thể.

Miễn dịch nhân tạo là gì? Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch thu được, miễn dịch đặc hiệu. Hoạt động miễn dịch này được tạo ra sau khi chúng tiếp xúc với mầm bệnh, cũng như học được cấu trúc của mầm bệnh

Các loại miễn dịch trong cơ thể người

Hệ miễn dịch trong cơ thể gồm 2 loại chính là miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động. 

Miễn dịch chủ động

Cơ thể sau khi được tiếp xúc với tác nhân gây bệnh sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể để chống lại căn bệnh đó. Miễn dịch sinh ra chính là miễn dịch chủ động. 

Miễn dịch chủ động kéo dài đến hết cuộc đời 
Miễn dịch chủ động kéo dài đến hết cuộc đời

Tiếp xúc với tác nhân gây bệnh gồm nhiễm bệnh thực tế làm miễn dịch tự nhiên, đưa chủ động vào cơ thể sinh vật gây bệnh đã chết hoặc làm giảm độc lực nhờ tiêm chủng (miễn dịch do vaccine).

Dù là trường hợp nào thì việc cơ thể đã có miễn dịch, tiếp xúc với căn bệnh đó trong tương lai hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra và sản xuất các kháng thể nhằm chống lại tác nhân gây hại đó. Miễn dịch chủ động được tồn tại lâu dài và kéo dài trong suốt đời.

Xem thêm: Chỉ số RBC là gì? Ý nghĩa chỉ số RBC trong xét nghiệm máu

Miễn dịch thụ động

Đây là miễn dịch được cung cấp thụ động từ bên ngoài, không phải tự cơ thể sản xuất. Trẻ sơ sinh có được khả năng miễn dịch thụ động nhờ truyền qua nhau thai từ mẹ. Mọi người có thể nhận được miễn dịch thụ động qua việc truyền máu có chứa kháng thể. Đây được xem là ưu điểm lớn của miễn dịch thụ động.

Loại miễn dịch này giúp bảo vệ cơ thể ngay lập tức trong khi đó miễn dịch chủ động phải mất một thời gian để cơ thể tự sản sinh ra kháng thể. Miễn dịch thụ động chỉ kéo dài trong vài tuần hay vài tháng, trong khi miễn dịch chủ động có khả năng tồn tại lâu dài.

Xem thêm: Xét nghiệm CRP là gì? Ý nghĩa của chỉ số CRP

Cách tăng cường hệ miễn dịch

Để tăng cường sức khỏe, cũng như bảo vệ hệ thống miễn dịch, chúng ta nên lưu ý những điều cơ bản sau:

  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất là 30 phút mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng miễn dịch
Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh là cách để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh là cách để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý để hệ thống miễn dịch có thể được hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều loại rau xanh, trái cây, cũng như bổ sung thêm vitamin vào chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Để tăng cường sản xuất sản phẩm chống lại nhiễm trùng, bạn có thể chọn nấm hương hay nấm linh chi. Đồng thời hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến cho chất lượng giấc ngủ kém, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như: tiểu đường, thừa cân. Một giấc ngủ ngon giúp làm giảm căng thẳng, ngăn chặn tế bào cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. 
  • Hạn chế căng thẳng, bởi căng thẳng là môi trường thuận lợi để các tác nhân ngoại lai gây bệnh. Khi căng thẳng sẽ giúp tiết ra hormone adrenaline và cortisol làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu. Căng thẳng còn khiến cho cơ thể dễ mắc phải các bệnh tăng huyết áp và tim mạch. 
  • Hạn chế uống bia rượu cùng những chất kích thích khác để tránh làm ức chế chức năng của tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra việc dùng cần sa cũng là nguyên nhân gây hại cho hệ miễn dịch, các tế bào bạch cầu.

Với những chia sẻ mà chúng tôi mang trới trên đây đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi miễn dịch là gì cũng như cách để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *