Xét nghiệm CRP là gì? Ý nghĩa của chỉ số CRP

Xét nghiệm CRP là dạng xét nghiệm định lượng protein C phản ứng trong máu, dựa trên chỉ số CRP nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về định lượng crp là gì, cũng như ý nghĩa của chỉ số crp, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của thapgiainhietliangchi.com. 

Xét nghiệm CRP là gì?

CRP (C Reactive Protein) là protein phản ứng C, đây là loại glycoprotein mà không xuất hiện trong cơ thể của những người khỏe mạnh bình thường. Chỉ cơ quan hay vị trí nào đó bị xuất hiện tình trạng viêm nhiễm cấp tính các mô mới kích thích sản xuất, làm tăng nhanh protein này trong huyết thanh.

Xét nghiệm này được chỉ định nhằm đo nồng độ Protein phản ứng với C trong máu. Từ kết quả xét nghiệm này bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm nhiễm cấp không.

Chỉ số crp là gì?
Chỉ số crp là gì?

Hàm lượng crp định lượng cao trong khoảng 6 tiếng kể từ khi xuất hiện các hiện tượng viêm nhiễm. Cho nên, việc thực hiện xét nghiệm CRP giúp phát hiện tình trạng viêm sớm để kịp thời xử lý.

Crp bình thường là bao nhiêu? Đối với các trường hợp không có viêm nhiễm, chỉ số CRP bình thường sẽ <0.3mg/100ml (hay 3mg/l) huyết thanh. Crp dương tính là gì? Đó là khi chỉ số này tăng cao, tức là cơ thể đang có viêm nhiễm cấp. Nếu như chỉ số này giảm xuống có nghĩa là tình trạng viêm nhiễm giảm, bệnh nhân đang dần hồi phục.

Ý nghĩa của việc thực hiện xét nghiệm CRP

CRP trong máu giảm tương ứng với giảm LDL – cholesterol trong huyết thanh. Bệnh nhân LDL – cholesterol trong máu giảm dưới 70mg/100ml ít bị tái phát bệnh tim, dưới 2mg/l giúp giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim.

Việc tích tụ các mảng xơ vữa lâu ngày trong mạch máu là nguyên nhân gây ra tình trạng làm tăng chỉ số CRP. Nếu các mảng xơ vữa bị vỡ ra, có thêm máu đông làm tắc nghẽn mạch máu dẫn tới nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim cao.

Crp dương tính là bệnh gì?
Crp dương tính là bệnh gì?

Kết quả xét nghiệm CRP giúp sớm phát hiện ra các nguy cơ, biểu hiện bệnh đối với những gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Tình trạng bệnh giúp đánh giá và đưa ra quyết định việc can thiệp tới kỹ thuật không. Theo kết quả xét nghiệm CRP tính theo đơn vị mg/l máu, nguy cơ tim mạch được xác định như sau:

  • Nguy cơ tim mạch thấp: CRP <1 mg/l
  • Nguy cơ bị tim mạch vừa: CRP 1 – 3 mg/l
  • Nguy cơ bị tim mạch cao: CRP > 3mg/l

Thực hiện xét nghiệm CRP giúp đánh giá, xác định tình trạng viêm của cơ thể, hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh. Việc thực hiện xét nghiệm CRP lấy mẫu máu không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, hoàn toàn dùng được đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, điều trị bệnh.

Chỉ định đối tượng thực hiện xét nghiệm CRP

Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm CRP khi:

  • Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng sau quá trình phẫu thuật. Nếu chỉ số CRP tiếp tục tăng hơn 3 ngày phẫu thuật có thể đã xuất hiện nhiễm trùng mới. Xét nghiệm CRP khi đó rất cần thiết để đánh giá, theo dõi tình trạng viêm nhiễm.
  • Phát hiện và xác định nhiễm trùng ở các bệnh lý dễ bị viêm nhiễm như bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, ung thư hạch bạch huyết, viêm tủy xương, lupus,…
  • Đánh giá tình trạng điều trị đảm bảo đạt hiệu quả hay không với những bệnh nhân điều trị ung thư hoặc bệnh lý nhiễm trùng.

Xem thêm: Chỉ số triglyceride là gì? Ăn, uống nước gì để giảm mỡ máu

CRP bình thường ở trẻ em là bao nhiêu?

Chỉ số crp trẻ em bình thường là dưới mốc 4,86- 5 ​​mg / l, con số này phản ánh không có tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể trẻ. Nếu crp định lượng cao ở trẻ em có nghĩa là cơ thể của bé đã xuất hiện tình trạng viêm nhiễm cấp. Nếu nồng độ này giảm dần điều đó cho thấy trẻ đã có những phản ứng tốt hơn trước tình trạng viêm nhiễm. 

Các trường hợp chỉ số crp ở trẻ em cao trên 10mg/l thường là do sự xuất hiện của bệnh lý nào đó. Cụ thể như sau: 

  • Nhiễm trùng huyết. 
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Sốt xuất huyết
  • Viêm phổi
  • Viêm tủy xương 
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Lupus
  • Viêm ruột hoặc thương hàn.
Chỉ số Crp bình thường của trẻ em là bao nhiêu?
Chỉ số Crp bình thường của trẻ em là bao nhiêu?

Yếu tố làm ảnh hưởng tới xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP là kỹ thuật được đánh giá vô cùng hiện đại với kết quả chính xác. Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như:

  • Phụ nữ đang mang thai vào những tháng cuối thai kỳ 
  • Những chị em đang dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone như uống bổ sung estrogen, progesterone. 
  • Những người hút thuốc lá nhiều, người béo phì có nồng độ CRP tăng cao.
  • Bệnh nhân bị huyết áp cao, đái tháo đường hoặc nhiễm trùng mạn tính, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao,… thì sẽ kết quả CPR cao.
  • Sử dụng các loại thuốc niacin, fibrate,… cũng là nguyên nhân khiến cho nồng độ CRP bị giảm xuống. 

Có thể thấy việc thực hiện xét nghiệm CRP là phương pháp phổ biến hiện nay được dùng để phát hiện ra các bệnh lý bất thường ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Qua những thông tin đã được thapgiainhietliangchi.com cung cấp trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được crp là gì, cũng như ý nghĩa của chỉ số này đối với cơ thể.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *