Vai trò, cấu tạo của tim và hệ mạch máu trong cơ thể

Tim là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng đối với cơ thể người. Để “sống vui, sống khỏe” mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Cùng tìm hiểu vai trò, chức năng, cấu tạo của tim cũng như hệ mạch máu trong cơ thể ngay bài viết sau đây của chúng tôi!

Vị trí của tim trong cơ thể người

Tim là 1 phần quan trọng trong hệ thống tim mạch, giúp bơm oxy và máu giàu chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể nhằm duy trì sự sống. Kích cỡ của tim bằng nắm tay, đập liên tục khoảng 100.000 lần/ngày, bơm đến 5 – 6 lít máu/phút. 

Tim hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ trong toàn bộ giai đoạn sống của con người. Khi con người ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn nhịp tim đập sẽ khoảng 50 – 99 lần/phút. Khi con người hoạt động mạnh hay tức giận thì tim có thể đập nhanh hơn bình thường. 

Vị trí của tim trong cơ thể
Vị trí của tim trong cơ thể

Tim người có trọng lượng khoảng 300gr, là 1 khối cơ rỗng, được chia thành 4 phần: 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ. Tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch để đưa xuống tâm thất. Còn tâm thất sẽ thực hiện công việc bơm máu nhận được vào động mạch với áp lực cao.

Tim nằm ở trên trái lồng ngực, ở khoảng giữa của trung thất bên trong lồng ngực, nằm bên dưới lồng xương sườn; chếch về bên trái xương ức, ở giữa phổi.

Cấu tạo và chức năng của tim

Cấu tạo của tim và hệ mạch máu không hề đơn giản, các bộ phận được kết nối với nhau một cách chặt chẽ để duy trì sự sống. Trong cấu tạo của tim lớp 8, chúng ta đã biết thành phần của tim gồm: buồng tim, hệ thống nút tự động, van tim, sợi cơ tim, hệ thần kinh.

Cụ thể cấu tạo trong của tim và cấu tạo ngoài của tim như thế nào sẽ có ở nội dung sau đây:

Buồng tim

Tim được chia làm 4 buồng: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất phải, tâm thất trái. Nửa trên của tim được gọi là tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Hai tâm nhĩ này sở hữu đặc điểm thành mỏng, ngăn cách với nhau bởi liên nhĩ. Chúng có chức năng giúp mang mạch máu từ tĩnh mạch đến với tâm thất.

Còn phần nửa dưới là tâm thất trái và tâm thất phải. Tâm thất có thành dày, được ngăn cách bởi vách liên thất, có chức năng giúp bơm máu vào động mạch. Tâm thất phải được bơm máu vào động mạch phổi nhằm nhận Oxy và thực hiện thải khí CO2. Tâm thất trái bơm máu lên cung động mạch chủ giúp máu đi nuôi khắp cơ thể.

Buồng tim được chia làm 4 buồng 
Buồng tim được chia làm 4 buồng

Hệ thống van tim

Khi đi ra khỏi mỗi buồng tim, máu sẽ được đi qua van tim. Thông thường sẽ có 4 loại van tim, mỗi loại có bộ nắp riêng biệt được hoạt động tương tự như van một chiều. Bao gồm van 3 lá được nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Van 3 lá được nằm ở tâm nhĩ trái và tâm thất trái.

Các van động mạch phổi và van động mạch chủ được nằm ở giữa tâm thất và các mạch máu chính. 

Các van tim được sở hữu một bộ nắp riêng biệt còn gọi là nút hoặc lá mỏng. Van 2 lá sẽ có hai lá mỏng, van khác có ba lá mỏng. Những lá mỏng được gắn vào 1 vòng mô cứng là Annulus (giúp duy trì hình dạng thích hợp của van tim).

Van tim hoạt động đảm bảo máu chảy đi đúng hướng. Cho nên, nếu như bộ phận này gặp vấn đề thì sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Đông máu là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh đông máu

Sợi cơ tim

Sợi cơ tim giúp cấu tạo nên tim người, đây là các tế bào nhỏ có một nhân và được chia nhánh, có vân. Cấu tạo cơ tim với các sợi cơ tim chứa nhiều ty lạp thể và mạch máu, đảm bảo phù hợp với đặc tính hoạt động ái khí của tim. 

Thành phần chủ yếu của tế bào cơ tim là các tơ cơ (myofibrille) có chứa các sợi dày (myosin) và sợi mỏng (actin, tropomyosin, troponin). Sự co rút của chúng sẽ gây ra co rút đối với toàn bộ tế bào của cơ tim.

Những sợi cơ được liên kết với nhau giúp tạo thành một khối vững chắc để có thể đảm nhận được chức năng tự co rút. Ở quanh các sợi có mạng nội sinh cơ chất (reticulum sarcoplasmique), đây là nơi dự trữ canxi.

Các sợi cơ tim có vai trò quan trọng trong hệ thống tim
Các sợi cơ tim có vai trò quan trọng trong hệ thống tim

Hệ thống nút tự động

Bộ phận này đảm nhiệm vai trò giúp dẫn truyền, đảm bảo các buồng tim được co rút hệ thống và đồng bộ. Theo đó, những nút tự động sẽ gồm có: nút xoang, nút nhĩ – thất và bó His:

  • Nút xoang nhĩ: nằm ở cơ tâm nhĩ, phát xung khoảng 80l-100l/phút, là nút dẫn nhịp cho tim. Nút này nhận sự chi phối của sợi giao cảm và dây phó giao cảm (dây X).
  • Nút nhĩ-thất: được nằm ở phía sau bên phải vách liên nhĩ, ngay ở cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành, được phát xung 40-60l/phút, chi phối bởi dây giao cảm và dây X.
  • Bó His: được đi từ nút nhĩ-thất tố vách liên thất, chạy dưới nội tâm mạc xuống phía phải của vách liên thất ~1cm. Đảm nhiệm vai trò giúp dẫn truyền điện thế giữa nhĩ và thất, chia làm 2 nhánh phải và trái.

Hệ thần kinh

Hệ thần kinh của tim có hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Thần kinh giao cảm giúp tiết Norepinephrin, làm tăng tần số nút xoang, tăng tốc độ dẫn truyền, cũng như lực co bóp. 

Thần kinh phó giao cảm giúp làm giảm tần số nút xoang, giảm tốc độ dẫn truyền qua trung gian Acetylcholin. hai hệ này hoàn toàn trái ngược nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là điều hòa, đảm bảo đối với hoạt động của tim.

Xem thêm: Miễn dịch là gì có mấy loại miễn dịch? Cách tăng cường hệ miễn dịch

Vai trò của tim đối với cơ thể con người

Hệ tim mạch giúp con người duy trì sự sống, đây là hệ thống đặc biệt quan trọng, không thể thiếu được đối với một cơ thể sống với những chức năng quan trọng như:

Thông tin liên lạc

Giúp vận chuyển các hormon, enzym đến các cơ quan và liên lạc giữa các cơ quan với nhau.

Điều hòa thân nhiệt

Máu nóng được sản xuất từ tim giúp sưởi ấm các cơ quan, bộ phận, giúp thải nhiệt cho cơ thể.

Tim sở hữu vai trò quan trọng trong cơ thể người
Tim sở hữu vai trò quan trọng trong cơ thể người

Trong đó, việc cung cấp oxy cùng glucose giúp chuyển hóa năng lượng là nhiệm vụ quan trọng của trái tim. Tế bào não nếu bị thiếu năng lượng chỉ vài giây cũng đủ để ngừng hoạt động. Tình trạng này nếu như tiếp diễn quá 5 phút sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và khó để có thể phục hồi.

Tim hoạt động tương tự như một máy bơm, hút và đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn là đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn:

  • Đại tuần hoàn: mang máu động mạch giàu oxy, dưỡng chất từ nửa tim trái theo động mạch chủ. Động mạch phân thành các động mạch nhỏ để đưa tới những cơ quan ở trong cơ thể. các tiểu động mạch được tiếp nói với hệ thống mạng lưới mao mạch. Dưỡng chất và khí sẽ được trao đổi qua các thành mỏng của mao mạch để cung cấp cho tổ chức. Máu bị khử oxi được đưa vào tiểu tĩnh mạch để mang ra khỏi mô, tập trung vào tĩnh mạch lớn và đổ về tim phải.
  • Vòng tiểu tuần hoàn: giúp mang máu tĩnh mạch từ nửa tim phải theo động mạch phổi lên phổi. Ở mạng lưới mao mạch phổi, khí cacbonic sẽ được thải ra ngoài, máu nhận oxi để trở thành máu động mạch. Máu này sẽ theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái để bắt đầu chu trình tương tự qua vòng đại tuần hoàn.

Xem thêm: Bạch cầu là gì? Phân loại, chức năng của bạch cầu

Trái tim chính là động lực chính của hệ tuần hoàn, giúp hút và đẩy máu vào trong động mạch. Động mạch và tĩnh mạch có tác dụng giúp dẫn máu đến các tổ chức và từ tổ chức về tim. Hệ thống mao mạch diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các mô.

Những thông tin về đặc điểm, chức năng, cấu tạo của tim trên đây hy vọng là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về tim. Từ đó có ý thức giúp bảo vệ trái tim của mình luôn được khỏe mạnh.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *