Bạch cầu là tế bào đảm nhiệm vai trò cực quan trọng, không thể thiếu trong thành phần máu. Để hiểu rõ hơn về bạch cầu là gì, cũng như các loại và chức năng cụ thể của bạch cầu, mời bạn đọc đi sâu vào tìm hiểu chi tiết ngay thông tin sau đây của thapgiainhietliangchi.com.
Bạch cầu là gì?
Bạch cầu là những tế bào có chức năng giúp chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu là sẽ thực hiện thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng chất truyền tin hóa học, các enzym,…
Nguồn gốc của bạch cầu là từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương. Hiện có các loại bạch cầu khác nhau, mỗi loại đảm nhiệm một vai trò, nhưng đều thống nhất với nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể.
Bạch cầu bao nhiêu là bình thường ở người? Cơ thể người bạch cầu có chỉ số sau đây là bình thường?
- Trẻ sơ sinh: 13000 – 38000/mm3
- Trẻ được 2 tuần tuổi: 5000 – 20000/mm3
- Người trưởng thành: 4500 – 11000/mm3.
Phân loại chức năng của bạch cầu là gì?
Phân loại bạch cầu chúng ta có 3 loại chính sau đây: bạch cầu hạt, tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân. Cụ thể chức năng của bạch cầu mỗi loại như sau:
Bạch cầu hạt
Bạch cầu hạt là những tế bào bạch cầu với các hạt nhỏ có chứa protein. Theo đó ta có 3 loại bạch cầu hạt như sau:
- Bạch cầu ái kiềm: chiếm ít hơn 1% tế bào bạch cầu ở trong cơ thể người và xuất hiện tăng dần sau mỗi phản ứng dị ứng.
- Bạch cầu ái toan: loại bạch cầu này đảm nhiệm vai trò giúp đáp ứng với nhiễm trùng mà các ký sinh trùng gây ra. Chúng đóng vai trò trong phản ứng miễn dịch nói chung, cũng như các phản ứng viêm ở bên trong cơ thể.
- Bạch cầu trung tính: Chúng đại diện cho phần lớn cho các tế bào bạch cầu ở bên trong cơ thể. Giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm có thể có trong cơ thể.
Xem thêm: Vai trò, cấu tạo của tim và hệ mạch máu trong cơ thể
Tế bào lympho
Các tế bào bạch cầu này gồm có:
- Tế bào B: Còn được gọi là tế bào lympho B, chúng tạo ra kháng thể giúp hệ thống miễn dịch gắn kết với những phản ứng với nhiễm trùng.
- Tế bào T: hay còn gọi là tế bào lympho T, chúng giúp nhận biết và loại bỏ các tế bào gây nhiễm trùng.
- Các tế bào giết tự nhiên: Nhiệm vụ của các tế bào này là tấn công và tiêu diệt các tế bào virus, cũng như các tế bào ung thư.
Bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu đơn nhân chiếm khoảng 2 – 8% tổng số tế bào bạch cầu ở trong cơ thể. Chúng có mặt khi cơ thể chống lại các nhiễm trùng mãn tính. Các bạch cầu đơn nhân nhằm mục tiêu, phá hủy các tế bào gây nhiễm trùng.
Chỉ số WBC là gì?
Ý nghĩa của chỉ số WBC bạch cầu viết tắt là gì được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Theo đó, chỉ số Wbc được viết tắt bởi cụm từ White Blood Cell, đây là chỉ số nhằm để thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu.
Các giá trị này bình thường trong khoảng 4.000 – 10.000 tế bào/mm3. Nếu số lượng bạch cầu cao hơn khoảng trên thì là tình trạng tăng bạch cầu, còn nếu thấp hơn khoảng trên chính là tình trạng giảm bạch cầu.
Đây là một trong những chỉ số đặc biệt quan trọng, dựa vào chỉ số này tăng hoặc giảm bác sĩ có thể tiên lượng được tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bạch cầu (WBC) với những trường hợp cụ thể như sau:
- Kiểm tra dị ứng
- Xét nghiệm nhiễm trùng
- Xét nghiệm bệnh bạch cầu
- Theo dõi sự tiến triển của 1 số bệnh lý
- Theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số tế bào bạch cầu
Những tình trạng có thể làm ảnh hưởng tới số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể bao gồm:
- Thiếu máu bất sản là tình trạng cơ thể bị phá hủy các tế bào gốc trong tủy xương. Tế bào gốc giúp tạo ra các tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và tiểu cầu mới.
- Hội chứng Evans là tình trạng tự miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả tế bào hồng cầu và bạch cầu.
- HIV làm giảm lượng tế bào bạch cầu gọi là tế bào T CD4.
- Bệnh bạch cầu là ung thư ảnh hưởng đến máu và tủy xương, xảy ra khi tế bào bạch cầu được sản xuất một cách nhanh chóng, nhưng không thể chống lại những tác nhân gây nhiễm trùng.
- Xơ hóa tủy xương sơ khởi xảy ra khi sinh ra quá nhiều tế bào máu phát triển, hoạt động bất thường, phá hủy khả năng sinh ra tế bào máu bình thường của cơ thể, khiến người bệnh thiếu máu trầm trọng.
Bạch cầu giảm khi nào?
Tình trạng bạch cầu thấp, giảm thường xảy ra khi số lượng bạch cầu trung tính trong cơ thể thấp hơn giá trị quy định. Với người trưởng thành, bệnh giảm bạch cầu được xác định khi kết quả kiểm tra bạch cầu dưới 1500/ml.
Số lượng bạch cầu có thể giảm có thể do bệnh nhân bị mắc các bệnh như: bệnh lao, bệnh sốt xuất huyết, tiểu đường, bệnh nhiễm trùng, viêm gan, HIV,… Bên cạnh đó, những người đang dùng thuốc cao huyết áp, thuốc tâm thần, thuốc kháng sinh,… cũng khiến cho chỉ số bạch cầu trong cơ thể ít hơn so với người bình thường.
Khi bị giảm bạch cầu nên ăn gì? Việc kích thích sản sinh, làm tăng hàm lượng bạch cầu sẽ tuỳ vào từng nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng giảm bạch cầu như:
- Nếu do virus, nhiễm trùng: Bạn có thể kích thích chỉ số bạch cầu bằng những loại thực phẩm như trái cây (vitamin A/ vitamin C), hạt ngũ cốc (Vitamin E và kẽm), đậu nành, cũng như các sản phẩm từ sữa (vitamin B12).
- Nếu như chỉ số bạch cầu giảm do bệnh ung thư, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Không được dùng bất kỳ thuốc tăng bạch cầu nào nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp chúng ta trả lời được cho câu hỏi bạch cầu là gì, cũng như các loại và chức năng cụ thể của bạch cầu. Theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất cho mình nhé!