Máu là gì? Huyết tương là gì? Chức năng, thành phần cấu tạo của máu

Máu là chất lỏng được lưu thông trong cơ thể, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống của con người. Để hiểu rõ hơn về máu là gì, máu và môi trường trong cơ thể cũng như đặc điểm cấu tạo và chức năng của máu như thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi! 

Máu là gì?

Máu là một dịch lỏng màu đỏ được chảy ở trong hệ thống tuần hoàn. Thể tích máu đối với người trưởng thành là 5-6 lít ở nam giới, 4,5-5,5 lít đối với nữ giới. Máu chiếm 6-8% trọng lượng cơ thể. 

Máu lưu thông khắp cơ thể nhằm lấy đi những chất cặn bã của chuyển hóa tế bào đưa đến các cơ quan bài xuất như phổi, thận, tuyến mồ hôi,… đảm nhiệm nhiều vai trò cực quan trọng đối với cơ thể.

Máu là dịch lỏng màu đỏ chạy khắp cơ thể
Máu là dịch lỏng màu đỏ chạy khắp cơ thể

Phân loại máu

Có hai hệ thống nhóm máu phổ biến và quan trọng nhất là nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rh.

Hệ thống nhóm máu ABO

Được tìm thấy đầu tiên vào năm 1901 bởi Karl Landsteiner, ông đã phát hiện ra sự có mặt của các kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu, cùng với những kháng thể tương ứng anti A và anti B trong huyết tương. Tuỳ vào sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B, người ta chia ra làm 4 nhóm máu chính:

  • Nhóm O: sẽ không có kháng nguyên A và B trong hồng cầu
  • Nhóm B: nhóm này có kháng nguyên B trong hồng cầu
  • Nhóm AB: có cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu.

Tại Việt Nam, nhóm máu O chiếm ưu thể với khoảng 45% dân số, tiếp đến là nhóm máu B chiếm khoảng 28,3%, nhóm máu A chiếm 21,2%, còn nhóm máu AB chiếm 5,5%.

Xem thêm: Đông máu là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh đông máu

Hệ thống nhóm máu Rh

Được tìm ra vào năm 1940 bởi Lansteiner cùng cộng sự. Hầu hết kháng nguyên Rh khá yếu, trừ kháng nguyên D. Những ai có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là người có Rh dương tính (Rh+), không có kháng nguyên D trên hồng cầu gọi là Rh âm tính (Rh-). 

Kháng thể anti D bình thường không có trong huyết tương của cả người Rh+ và Rh-. Nếu thực hiện truyền máu Rh+ cho người Rh- thì người Rh- sẽ sản xuất ra kháng thể anti D, nhưng quá trình này xảy ra chậm và thường chỉ đạt nồng độ tối đa sau 2-4 tháng. Những người Rh- nếu lần sau tiếp tục nhận máu Rh+ thì các kháng thể anti D sẵn trong cơ thể họ sẽ làm ngưng kết hồng cầu, hiện tượng này cực nguy hiểm đến người bệnh.

Hệ thống nhóm máu Rh
Hệ thống nhóm máu Rh

Vai trò của máu đối với cơ thể

Máu có nhiều chức năng đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người, cụ thể như sau:

  • Máu vận chuyển các phân tử glucose, acid amin, acid béo, các chất điện giải và nước được hấp thu qua các mô khác. Cung cấp oxy từ phổi mang đến các mô
  • Quá trình chuyển hóa sẽ làm sản xuất ra một lượng nhiệt lớn, máu giúp vận chuyển nhiệt từ các bộ phận trong cơ thể đến da và đường hô hấp khuếch tán ra bên ngoài.
  • Các tế bào máu giúp duy trì sự ổn định của pH và áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào
  • Máu có chức năng bảo vệ cơ thể, giúp tiêu hóa và khử độc các chất lạ và vi khuẩn. Một số tế bào máu còn sinh kháng thể để trung hòa chất độc từ tác nhân lạ. Một số tế bào khác và protein huyết tương có vai trò cầm máu giúp bảo vệ cơ thể,… 
Chức năng của máu vô cùng quan trọng trong cơ thể
Chức năng của máu vô cùng quan trọng trong cơ thể

Thành phần cấu tạo của máu

Thành phần tế bào trong máu

Thành phần tế bào trong máu bao gồm có 3 loại tế bào là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu với những đặc điểm cấu tạo và chức năng khác nhau.

Thành phần hồng cầu

Hồng cầu là gì? Hồng cầu là tế bào giúp tạo nên màu đỏ tươi của máu bởi có chứa huyết sắc tố. Hồng cầu có kích thước nhỏ và mềm dẻo, dễ đi xuyên qua các mạch máu nhỏ tới các tế bào nhỏ. 

Nhờ cơ chế chạm và trao đổi, tế bào hồng cầu giúp cung cấp oxy cho tế bào đích, sau đó trở lại dòng máu lưu thông, đi qua tĩnh mạch và đưa trở lại tim. 

Nhiệm vụ chính của hồng cầu là vận chuyển oxy nhận từ phổi cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Mỗi một tế bào hồng cầu trưởng thành được đưa vào máu lưu thông với tuổi thọ trung bình là 120 ngày, hồng cầu sau đó sẽ chết đi và được thay thế bởi tế bào mới.

Thành phần bạch cầu

Vai trò của thành phần bạch cầu là miễn dịch, đây cũng là một trong những tế bào miễn dịch quan trọng đối với cơ thể. Nếu phát hiện có sự xâm nhập của tác nhận lạ bạch cầu sẽ nuốt để giết chất vi sinh vật. 

Một số loại tế bào bạch cầu còn giúp giải phóng kháng thể giúp chống lại sự nhiễm trùng.

Thành phần bạch cầu trong máu
Thành phần bạch cầu trong máu

Xem thêm: Bạch cầu là gì? Phân loại, chức năng của bạch cầu

Thành phần tiểu cầu

Tiểu cầu sở hữu kích thước tế bào nhỏ hơn cả tế bào hồng cầu, hình thành nhờ quá trình tách ra từ mẫu tiểu cầu, vì thế được xem là những mảnh nhỏ của tế bào lớn. 

Tuổi thọ của tiểu cầu ngắn hơn so với hồng cầu, chỉ từ 8 – 10 ngày trong cơ thể vì thế chúng được hình thành liên tục.

Tiểu cầu có tác dụng làm đông máu nếu gặp chấn thương chảy máu. Tế bào tiểu cầu cũng giải phóng một số chất thúc đẩy sự hồi phục của những mô tổn thương.

Cấu tạo của tế bào máu gồm có 3 loại là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu được hoạt động, phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy, có khả năng miễn dịch và đông máu.

Thành phần huyết tương ở trong máu

Huyết tương là gì? Huyết tương là chất dịch trong, có màu vàng nhạt, là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 – 65% tổng lượng máu ở bên trong cơ thể.

Huyết tương đóng vai trò quan trọng trong máu
Huyết tương đóng vai trò quan trọng trong máu

Sinh lý huyết tương có sự thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý của cơ thể. Sau bữa ăn huyết tương sẽ có màu đục, sau khi ăn vài giờ sẽ trong hơn và có màu vàng chanh. Nếu như đơn vị máu có huyết tương màu đục sẽ không được dùng vì chúng có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.

Huyết tương chứa nhiều chất quan trọng như:

  • Chất khoáng: Clo, sắt, Magie, kiềm, Canxi, Natri,…
  • Protein: Albumin, globulin,…
  • Nước
  • Đường: giúp cung cấp năng lượng cho tế bào
  • Lipid: giúp tham gia vào quá trình điều hòa nội môi, dinh dưỡng.
  • Các sinh tố: Tham gia quá trình tổng hợp các chất, chuyển hóa năng lượng.

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn đọc biết được máu là gì, cũng như những đặc điểm, thành phần, cấu tạo và chức năng cơ bản của máu. Từ đó, giúp bạn đọc hiểu hơn về cơ chế và sự cần thiết của máu như thế nào đối với cơ thể người.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *