“Dĩ hòa vi quý” là bài học về lối sống tốt đẹp của của con người có từ ngàn đời xưa mà đạo Nho để lại cho các thế hệ con cháu. Cùng bàn về dĩ hòa vi quý là gì, cũng như những bài học kinh nghiệm giá trị được ẩn sau câu thành ngữ này trong bài viết dưới đây!
Dĩ hòa vi quý nghĩa là gì?
Dĩ hòa vi quý là câu thành ngữ được mượn từ tiếng Hán nhằm để nói về lối sống tích cực, hòa hợp với tất cả mọi người. Dĩ hòa vi quý được viết theo tiếng Trung là: 以和为贵 phiên âm /Yǐ hé wéi guì/, lý giải theo từng từ ta có:
- [Dĩ] 以 /Yǐ/: Dùng, sử dụng, lấy
- [Hòa] 和 /hé/: hòa nhã, hài hòa, hòa hợp
- [Vi] 为 /wéi/: giúp cho, làm
- [Quý] 贵 /guì/: quý giá, quý báu, xem trọng.
Trong câu lẫy chữ [Hòa] 和 làm mục đích cao nhất, và là chuẩn mực để thể hiện thái độ sống.
Cả câu khuyên con người ta hãy giao tiếp hòa thuận, hòa nhã với nhau. Việc hòa hợp, nhường nhịn lẫn nhau sẽ là điều để giúp cải thiện được mối quan hệ giữa 2 người.
Trong cuộc sống chắc chắn chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những lúc cãi vã, tranh luận, bất đồng quan điểm. Những lúc này điều bạn cần phải làm đó chính là giữ cho mình một cái đầu lạnh. Không nên vì cái tôi quá lớn, ngông cuồng mà làm nảy sinh mâu thuẫn. Có vậy mới giữ được hòa khí, giúp thực hiện bồi đắp tình cảm cho nhau.
Ý nghĩa của dĩ hòa vi quý cuộc sống
Để cho “hòa khí” được giữ vững thì yêu cầu cái tôi của bản thân cần phải được tiết chế, tránh để bầu không khí bị mất căng thẳng. Điều tốt đẹp mà câu thành ngữ này muốn nói đến là nhằm hướng con người đến một thái độ sống đẹp, sống biết yêu thương, chan hòa, biết lắng nghe, nhường nhịn nhau.
Cuộc sống có giao tiếp, có tranh luận là sẽ phát sinh nhiều vấn đề, nên không thể tránh khỏi được những cuộc xung đột, cãi vã. Tuy nhiên, có rất ít người trong những tình huống đó có thể giữ được sự bình tĩnh để lắng nghe đối phương hay cùng ngồi lại nói chuyện với nhau.
Việc luôn giữ một thái độ cứng nhắc, cái tôi quá cao sẽ khiến cho khoảng cách giữa bản thân với mọi người bị dần xa cách. Điều này vừa cản trở công việc, lại vừa khiến các mối quan hệ của bạn bị mất dần đi chỉ vì sự nóng nảy, tức giận nhất thời.
Xem thêm: Tam cương ngũ thường là gì? Ý nghĩa trong Nho Giáo
Cách sống “dĩ hòa vi quý” với mọi người xung quanh
Mỗi người là một cá thể khác nhau, sẽ có quan điểm, lối sống, cũng như cách nghĩ khác nhau. Vậy nên ở trong công việc hay cuộc sống sẽ khó tránh khỏi các bất đồng. Sự cãi vã có thể là nguyên nhân làm cho mối quan hệ bị đổ nát, tình cảm rạn nứt, thậm chí là không thể nhìn mặt nhau.
Để có thể sống hòa hợp với tất cả mọi người những khi cãi vã bạn hãy làm những điều sau đây:
- Bình tĩnh để lắng nghe ý kiến, cũng như quan điểm của đối phương nhằm để có thể hiểu rõ được mọi vấn đề.
- Không nên chỉ nhìn nhận các vấn đề dưới phương diện cá nhân, bảo thủ. Thay vào đó bạn nên biết để chấp nhận những cái đúng, những điều nên làm.
- Biết phân biệt đúng sai, lấy nhã hòa là trọng để cùng nhau chia sẻ quan điểm.
- Cùng bàn bạc để đưa ra đối sách, cách giải quyết sao cho phù hợp nhất.
Có như vậy thì các nút thắt mới có thể được tháo gỡ, giúp mối quan hệ 2 bên vẫn được giữ vững. Bên cạnh đó mọi người cũng có thể hiểu được nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những lần hợp tác tiếp theo.
Có thể nói việc sống “dĩ hòa vi quý” với tất cả mọi người là điều không hề dễ dàng. Việc bạn cần phải làm là giữ một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Bạn cần phải biết lắng nghe, thấu hiểu suy nghĩ, tình cảm của đối phương. Nếu quan điểm đối lập nhau thì không nên tức giận, hãy cùng bàn bạc, đóng góp sẽ giúp có được kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Quá tam ba bận là gì? Ý nghĩa thành ngữ Quá tam ba bận
Dĩ hòa vi quý trong các mối quan hệ cuộc sống
Trong cuộc sống các mối quan hệ vốn dĩ vô cùng phức tạp, vì thế nếu như không chú trọng “hòa khí” sẽ rất dễ làm nảy sinh mâu thuẫn xung đột, bất hòa, có thể phát triển thành chiến tranh. Để giữ được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người bạn cần:
- Trong mối quan hệ gia đình, việc các thành viên thấu hiểu nhau, giúp đỡ nhau sẽ giúp cho gia đình được hòa thuận, yên ấm. Không nên vì cố tranh cãi hay vì những áp lực từ bên ngoài mà khiến mái ấm gia đình bị rạn nứt.
- Hay trong mối quan hệ đồng nghiệp với nhau chắc chắn sẽ có lúc phải xảy ra cãi vã, tranh luận. Để giải quyết tất cả hãy cùng ngồi lại để bàn luận đưa ra phương án tốt nhất. Không nên vì cái tôi quá cao sẽ đẩy mọi chuyện vượt quá giới hạn sẽ vừa không tốt cho mối quan hệ lại vừa khiến công việc không đạt hiệu quả cao.
- Trong chuyện tình cảm đôi lứa, việc nhường nhịn, thấu hiểu là điều cốt yếu. Để giúp tình yêu của mình bền chặt và tiến xa hơn, bạn hãy thận trọng, tuyệt đối không nên nói ra những lời khó nghe. Thay vào đó hãy bình tĩnh để tìm ra phương án tốt nhất cho cả hai.
- Ngay cả trong mối quan hệ bạn bè cũng thế, phải thấu hiểu, lo lắng cho nhau thì mới giúp cho mối quan hệ kéo dài được.
Xem thêm: Lòng bao dung là gì? Biểu hiện và dẫn chứng về lòng bao dung
Nên hay không nên sống “dĩ hòa vi quý”
Dĩ hòa vi quý là lối sống tích cực để 2 bên có thể thấu hiểu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng không phải vì hòa khí mà chúng ta để đối phương lấn lướt, đàn áp quan điểm, suy nghĩ của mình.
Lắng nghe ý kiến của đối phương để có được sự đánh giá và bổ sung tốt nhất, không nên “gió chiều nào theo chiều ấy” hay ba phải nhận hết lỗi sai về mình. Để có thể giữ được mối quan hệ bền vững phải được phát triển ở cả 2 bên.
Trường hợp đối phương có xu hướng lấn át bạn, bạn cần xem lại và có suy nghĩ thấu đáo hơn, nên biết chỉ ra cái sai của họ để giúp cho cả hai cùng nhìn nhận. Bạn không nên im lặng, nhún mình bỏ qua cho xong chuyện.
Dĩ hòa vi quý là sống chan hòa, yêu thương, nhường nhịn nhau vì lợi ích chung. Không nên sống thờ ơ, cả nể, không dám lên tiếng hay phê bình trước những việc xấu, những việc không nên làm.
Dĩ hòa vi quý không dùng cho những trường hợp cam chịu, không dám đấu tranh để bảo vệ cái đúng. Bạn không nên quá nể nang ai đó hay vì muốn níu giữ mối quan hệ mà cố cắng cam chịu, không lên tiếng.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể để chúng ta có thể biết được mình có nên hay không nên sống dĩ hòa vi quý với nhau. Nếu bản thân mỗi người mà không tìm cách hòa hợp, sống chan hòa với người khác thì thế giới của bạn sẽ chỉ có một mình.
Bạn cần biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng người với ý nghĩa câu thành ngữ này. Không nên để những giá trị tinh thân và những bài học bị sai lệch về cách hiểu.
Qua những thông tin trên đây chúng ta đã có thể hiểu được dĩ hòa vi quý là gì, cũng như bài học sâu sắc đến từ câu thành ngữ này. Từ đó để bạn có thể áp dụng một cách linh hoạt bài học này sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.