Nếu hiện thực lịch sử là những sự kiện trong quá khứ không thể thay đổi được, thì nhận thức lịch sử lại là những hiểu biết về lịch sử tái hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể nhận thức lịch sử là gì chúng ta sẽ cùng làm rõ ngay sau đây!
Lịch sử là gì?
Lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, đối với lịch sử loài người thì đó là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện cho tới ngày nay. Khái niệm về lịch sử được hiểu theo 2 nghĩa bao gồm hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Nếu như bài viết trước chúng ta đã cùng nhau làm rõ thế nào là hiện thực lịch sử thì bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ về nhận thức lịch sử.
Nhận thức lịch sử là gì?
Nhận thức lịch sử là những hiểu biết, suy ngẫm, bài học được rút ra từ hiện thực lịch sử. Các nhận thức này được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau như: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình bày,…
Nhận thức lịch sử là một phần đặc biệt quan trọng để hiểu được về thế giới xung quanh, cũng như nguồn gốc phát triển của các nền văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học. Nhờ đó mà chúng ta có thể hiểu hơn về các sự kiện, con người và những điều đã xảy ra trong quá khứ để có những phân tích, đánh giá khách quan về tình hình hiện tại và định hướng tương lai.
Xem thêm: Hiện thực lịch sử là gì? 5 ví dụ về hiện thực lịch sử
Ví dụ về nhận thức lịch sử
Để hiểu hơn về nhận thức lịch sử, chúng ta có thể tham khảo những ví dụ cụ thể sau đây:
Ví dụ 1:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Việt Nam, phần lớn các quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Nhưng ngoài ra, cũng có 1 số ít các quan điểm về nhận thức cho rằng đó là nhờ may mắn.
Ví dụ điển hình về nhận thức lịch sử
Ví dụ 2:
Trận chiến giữa quân Tây Sơn và nhà Thanh trong lịch sử Việt Nam được coi là một trong những trận đánh quyết định tới việc chấm dứt sự cai trị của nhà Lê. Ngoài ra, trận chiến này còn là ví dụ điển hình cho sự dũng cảm và quyết tâm của những người lính Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ đất nước.
Ví dụ 3:
Trận chiến giữa quân Tây Sơn và Nhà Thanh được Ngô gia văn phái ghi chép lại thành tiểu thuyết mang tên “Hoàng Lê nhất thống chí”.
Ví dụ 4:
Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 được hiểu như cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam để cứu vãn đất nước khỏi ách đô hộ. Nhưng với 1 số người đó chỉ là 1 cuộc đảo chính của Việt Minh để giành quyền lực.
Ví dụ 5:
Khi ta chụp ảnh thì tấm ảnh là nhận thức lịch sử bởi vì hình ở trong gương và tấm ảnh dù cho có tốt đến đâu cũng chỉ giúp phản ánh hay ghi lại bản thân trong một khoảnh khắc, góc nhìn nào đó nhưng không cho biết được đầy đủ thông tin về con người và cuộc sống của một người.
Xem thêm: Tri thức lịch sử là gì cho ví dụ? Vai trò của tri thức lịch sử
Phân biệt giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử
Hiện thực lịch sử là những sự kiện, tình huống, nhân vật,… đã xảy ra trong quá khứ một cách khách quan, bất biến, không thể thay đổi được. Đó là những dấu vết của quá khứ, là một phần quan trọng của lịch sử mà không ai có thể thay đổi hay giảm bớt.
Còn nhận thức lịch sử là khả năng hiểu biết, suy ngẫm và bài học từ hiện thực lịch sử để có thể ứng dụng vào hiện tại, tương lai. Đây là quá trình tư duy, suy nghĩ của con người về lịch sử để hiểu hơn về quá khứ. Từ đó có những đánh giá, phân tích và nhận thức được hệ quả của những sự kiện này đến hiện tại, tương lai.
Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử mặc dù là hai khái niệm khác nhau, tuy nhiên lại có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Hiện thực lịch sử chính là cơ sở để giúp hình thành nên nhận thức lịch sử. Nhận thức lịch sử lại giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ hơn được về hiện thực lịch sử, từ đó để rút ra được những bài học, cũng như đánh gía được tác động của nó đến hiện tại, tương lai.
Xem thêm: Trước công nguyên là gì? Cách tính thời gian trước và sau công nguyên
Bài viết trên đây chúng ta đã có thể hiểu được nhận thức lịch sử là gì, cũng như những ví dụ cơ bản về nhận thức. Theo dõi ngay thapgiainhietliangchi.com của chúng tôi để tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích liên quan.