Tam cương ngũ thường là gì? Ý nghĩa trong Nho Giáo

Hệ tư tưởng nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Việt Nam, góp phần xây dựng nền tảng giáo dục, chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong đó, tam cương ngũ thường là một trong những hệ tư tưởng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người khi đó. Cùng tìm hiểu chi tiết tam cương ngũ thường là gì, cũng như ý nghĩa của tư tưởng này trong bài viết sau. 

Tam cương ngũ thường nghĩa là gì?

Tam cương ngũ thường là tiêu chuẩn đạo đức giữa người với người được đề ra bởi Lễ giáo phong kiến. “Tam cương ngũ thường” là chuẩn mực dành cho nam giới, giống như chuẩn mực “Tam tòng tứ đức” của người phụ nữ.

Những điều cần biết về tiêu chuẩn đạo đức “tam cương ngũ thường”
Những điều cần biết về tiêu chuẩn đạo đức “tam cương ngũ thường”

“Tam cương ngũ thường” thể hiện những mối quan hệ khác nhau của toàn bộ xã hội phong kiến, trở thành tư tưởng chỉ đạo trong lập pháp thời bấy giờ. Đây được xem là “vũ khí” tư tưởng mà giai cấp thống trị dùng để khống chế tư tưởng của nhân dân, ngăn cản tình trạng nhân dân “làm loạn”.

Tam cương là gì?

Tam cương gồm những gì? Tam có nghĩa là ba, còn cương là đầu mối, đại cương, khái quát. Vậy “Tam cương” 三纲 (sān gāng) dùng để chỉ ba kiểu mối quan hệ trong xã hội gồm:

  • Cha – con
  • Vua – thần
  • Phu – thê (vợ chồng)

Trong 3 mối quan hệ này, những người đứng trước sẽ có vị trí chủ đạo, lãnh đạo, còn những người phía sau cần phải tôn kính người phía trước.

Mối quan hệ vợ - chồng trong tam cương
Mối quan hệ vợ – chồng trong tam cương

“Tam cương” yêu cầu những người có bổn phận là: “thần, con cái, vợ” sẽ bắt buộc phải phục tùng tuyệt đối “Vua, cha, chồng”. Vua, cha, chồng phải là tấm gương sáng, cũng như là chuẩn mực ở trong xã hội. “Tam cương” giúp phản ánh mối quan hệ đạo đức đặc trưng trong xã hội phong kiến.

Xem thêm: Công dung ngôn hạnh là gì? Tam tòng tứ đức là gì? Ý nghĩa

Ngũ thường là gì?

Ngũ thường gồm những nội dung nào? “Ngũ thường” là để nhằm chỉ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, có nghĩa là 5 đức tính cần có của mỗi người, cụ thể:

  • Nhân 仁(rén: Là “tâm” của “Đạo”, là bác ái, nhân từ, nhắc nhở con người phải có lòng nhân ái, sự đồng cảm, biết yêu thương, giúp đỡ mọi người.
  • Lễ 礼(lǐ): Là các lễ nghi lễ giáo, nghi thức và chuẩn mực sống cơ bản được xây dựng nên nhằm chuẩn hóa đạo đức. Lễ nhắc nhở con người cần phải biết lễ nghĩa, kính trên nhường dưới.
  • Nghĩa 义(yì): Là lẽ phải, nhằm để nhắc con người phải sống có đạo lí, có chính nghĩa, ngay thẳng.
  • 智(zhì)Trí: Là trí tuệ, sự thông minh, sáng suốt của con người. Con người cần phải biết nhìn nhận thấu đáo sự việc, phân biệt được đúng sai phải trái.
  • Tín 信(xìn): Là đức tín nhằm nhắc nhở con người cần phải giữ chữ tín, để được mọi người tin tưởng.
Ngũ thường là để nói về 5 đức tính cần có của nam giới
Ngũ thường là để nói về 5 đức tính cần có của nam giới

“Ngũ thường” là năm đức tính quan trọng mà nam giới sống trong xã hội phong kiến phải có. Đây là những chuẩn mực đạo đức cơ bản bắt buộc phải rèn luyện.

Ý nghĩa của tam cương ngũ thường trong nho giáo

Tam cương ngũ thường là chuẩn mực đạo đức mà mỗi người trong xã hội cũ bắt buộc phải tuân theo. Thông qua đó giúp mối quan hệ giữa người với người với người được duy trì ổn định, đất nước được thái bình, thịnh vượng. 

Tam cương ngũ thường khuyên con người phải biết sống theo lẽ tự nhiên, bởi “ngũ thường” là sự luân chuyển của trời đất. “Nhân – Mộc, Lễ – Hỏa, Nghĩa – Kim, Trí – Thủy, Tín – Thổ.” Việc thuận theo lẽ thường sẽ tránh được những tai ương của cuộc đời.

Ý nghĩa của tư tưởng sống tam cương ngũ thường trong nho giáo
Ý nghĩa của tư tưởng sống tam cương ngũ thường trong nho giáo

Trong xã hội xưa, tam cương ngũ thường là những lời dạy của nho giáo vô cùng hà khắc. Tuy nhiên, tư tưởng này không còn quá quan trọng với con người trong xã hội ngày nay nữa. Bởi mọi người cho rằng đây chỉ là 1 công cụ dành riêng cho chế độ quân chủ chuyên chế. Riêng với những điều đúng đắn về mặt đạo đức luôn được gìn giữ cho đến nay, giúp con người có niềm tin, sự tôn trọng, lễ phép, chân thành với nhau.

Xem thêm: Lên thác xuống ghềnh nghĩa là gì? Ý nghĩa câu thành ngữ

Sự khác nhau giữa tam cương ngũ thường và tam tòng tứ đức

Tam tòng tứ đức tam cương ngũ thường đều là những chuẩn mực trong nho giáo mà mọi người sẽ cần thực hiện theo. Sự khác nhau cơ bản giữa các chuẩn mực này là: 

“Tam cương ngũ thường” là chuẩn mực đạo đức được dành riêng cho nam giới trong xã hội phong kiến. Trong khi đó, “Tam tòng tứ đức” lại là những tiêu chuẩn đạo đức mà những người phụ nữ cần phải thực hiện. 

Cụ thể, Tam tòng tứ đức là một trong những tiêu chuẩn đạo đức của Nho giáo, đó là những quy định mang tính nghĩa vụ dành cho những người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến. Vì vậy những người phụ nữ phải rèn luyện và tu dưỡng.

Sự khác nhau giữa tam cương ngũ thường và tam tòng tứ đức
Sự khác nhau giữa tam cương ngũ thường và tam tòng tứ đức

“Tam tòng” 三 là ba điều mà người phụ nữ phải tuân theo, gồm: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”:

  • Tại gia tòng tử: Nếu chưa gả đi, cần phải nghe theo cha
  • Xuất giá tòng phu: Nếu đã đi lấy chồng là phải theo chồng, phụ giúp chồng
  • Phu tử tòng tử: Nếu chồng qua đời thì phải ở “góa” để chăm sóc, nuôi dạy con cái.

Quy định “Tam tòng” trói buộc người phụ nữ một khi đã lấy chồng là sẽ trở thành người nhà chồng, luôn phải theo chồng, không được nương tựa bất cứ ai.

“Tứ đức” là để chỉ bốn đức tính người phụ nữ, gồm: “Công, dung, ngôn, hạnh”

  • Công: nữ công gia chánh 
  • Dung: (dung mạo) biết chăm sóc diện mạo và giữ gìn nhan sắc
  • Ngôn: (lời ăn tiếng nói) biết cách ăn nói khéo léo, dịu dàng, chuẩn mực
  • Hạnh: (phẩm hạnh) nết na, hiền thục. 

Trong xã hội phong kiến người phụ nữ cần phải tuân theo những chuẩn mực “Tam tòng tứ đức”. Một người phụ nữ có đầy đủ các yếu tố trên sẽ giúp xây dựng được gia đình sẽ ấm no, hạnh phúc.

Tam cương ngũ thường tam tòng tứ đức trong xã hội ngày nay?

Xã hội ngày càng văn minh hiện đại, tư tưởng “Tam cương ngũ thường” hay “Tam tòng tứ đức” đã không còn là chuẩn mực để đánh giá phẩm chất của con người. 

Nam nữ là bình đẳng, phụ nữ giờ đây đã có thêm nhiều điều kiện để mở mang tri thức, xây dựng kinh tế, độc lập tài chính, không bị phụ thuộc hay dựa dẫm vào đàn ông như trước đây. Vì thế, vai trò của người phụ nữ ngày càng quan trọng trong xã hội.

Trong xã hội ngày nay các tư tưởng cũ đã bớt khắt khe hơn 
Trong xã hội ngày nay các tư tưởng cũ đã bớt khắt khe hơn

Tuy nhiên những chuẩn mực này, vẫn có những điểm để chúng ta duy trì, học hỏi. Ví dụ, trong “Tam cương ngũ thường” mối quan hệ giữa “vua – thần” sẽ được thay thế bởi tình yêu Tổ quốc. Là công dân ai cũng sẽ có nghĩa vụ và bổn phận bảo vệ, xây dựng đất nước. 

Mối quan hệ giữa cha với con, vợ với chồng phải hòa thuận, biết yêu thương, chăm sóc nhau. Không ai phục tùng ai, bởi nam nữ là bình đẳng.

Còn trong “Tam tòng tứ đức”, “Công, dung, ngôn, hạnh” vẫn luôn là những đức tính cần thiết đối với người phụ nữ hiện đại. Nhưng những chuẩn mực này không còn quá khắt khe như trước. Nếu như áp dụng các chuẩn mực này phù hợp sẽ giúp cho xã hội sẽ ngày càng văn minh.

Qua những chia sẻ trên đây chúng ta đã có thể hiểu được tam cương ngũ thường là gì, cũng như ý nghĩa của tư tưởng này trong nho giáo. Mặc dù chỉ là câu thành ngữ ngắn gọn, nhưng lại chứa đựng đầy đủ các chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội. Qua đó, giúp bạn đọc có thể hiểu thêm về chuẩn mực trong đời sống xã hội trước đây.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *