Xấu hổ là một trong những trạng thái cảm xúc thường gặp ở con người mỗi khi trong trạng thái không tốt. Cùng tìm hiểu cụ thể xấu hổ là gì, những dấu hiệu để nhận biết cảm xúc xấu hổ trong bài viết sau đây của chúng tôi!
Xấu hổ là gì?
Xấu hổ là tính từ nhằm để diễn tả cảm xúc tiêu cực khi bản thân có những hành động, lời nói, tình huống không đúng, không phù hợp, vi phạm quy chuẩn đạo đức, chuẩn mực xã hội,…
Trọng tâm của sự xấu hổ nằm ở bản thân, khi đối mặt với cảm giác xấu hổ con người sẽ thường ngại ngùng, e dè hoặc tự ti. Đi cùng với đó là cảm giác dằn vặt, tự trách, luôn cảm thấy bản thân không xứng đáng, không có giá trị.
Từ đồng nghĩa với từ xấu hổ gồm có: Mắc cỡ, mất mặt, thẹn lúng túng,…
Xấu hổ tiếng anh là gì? Trong tiếng anh xấu hổ được viết là shy.
Các mức độ của sự xấu hổ
Xấu hổ được chia thành nhiều góc độ khác nhau, tùy vào ngữ cảnh, người đánh giá. Sau đây là 1 số mức độ cơ bản của xấu hổ thường gặp nhất:
- Xấu hổ nhẹ: Cảm giác này khá nhẹ nhàng và thường gặp trong cuộc sống, chúng không làm ảnh hưởng đến sự tự tin của người bị xấu hổ.
- Xấu hổ trung bình: Cảm giác này ở mức tương đối, có thể dẫn đến sự khó chịu, lo lắng cho người bị xấu hổ, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
- Xấu hổ nặng: Cảm giác này ở mức độ cao, có thể gây rối loạn tâm lý, làm tác động tiêu cực đến cuộc sống, sự tự tin của người bị xấu hổ.
- Xấu hổ cực độ: Có thể gây ra rối loạn tâm lý nghiêm trọng.
Bên cạnh 4 mức độ xấu hổ kể trên, người ta còn chia xấu hổ dựa theo nhiều yếu tố khác ví dụ như:
- Xấu hổ thoáng quá
- Xấu hổ theo hình thức bị sỉ nhục
- Xấu hổ do bị thất bại
- Xấu hổ khi gặp người lạ
- Xấu hổ về các nhược điểm của bản thân
- Xấu hổ vì kết quả không như ý muốn
- Xấu hổ liên do những tiếp xúc không mong muốn
- Xấu hổ vì thất vọng
- Xấu hổ mãn tính,…
Dấu hiệu để nhận biết được cảm xúc xấu hổ
Người hay xấu hổ thường có những biểu hiện sau về hành vi và cảm xúc:
Về suy nghĩ:
- Có những suy nghĩ tiêu cực, tự phê bình bản thân và tập trung vào lỗi sai của mình
- Nghi ngờ về bản thân
- Thường hay lo sợ về mọi thứ sẽ lặp lại những điều tiêu cực trong tương lai
- Thường có xu hướng tập trung quá mức vào bản thân mình.
Về mặt cảm xúc:
- Cảm thấy xấu hổ
- Lẩn trốn, né tránh người khác
- Cảm thấy mình luôn nhỏ bé, bất lực
- Cảm tách rời, không thể kết nối được với mọi người
- Trở nên nhạy cảm
- Thường hay cáu kỉnh, bốc đồng, nóng nảy
- Cảm xúc không ổn định.
Về mặt hành vi:
- Cô lập chính mình và thường hay né tránh người khác
- Đỏ mặt, bối rối của tâm trí
- Mắt thường nhìn xuống với tư thế và đầu chùng xuống
- Một số trường hợp còn có cảm giác nóng bừng mặt và da
- Lẩn tránh khi gặp tình huống khó khăn
- Không dám nói lên điều mà mình muốn
- Thường xuyên tạc bản thân nhằm để che đậy những điều xấu hổ.
Nguyên nhân hình thành cảm giác xấu hổ
Có rất nhiều nguyên nhân tạo ra cảm giác xấu hổ, theo đó chúng ta có thể điểm qua một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
– Hành vi lúng túng, vụng về thường gây ra nhiều sự cố ở trong cuộc sống, cũng như thường mắc sai lầm trong công việc.
– Kỹ năng giao tiếp kém, đây là nguyên nhân khiến cho bạn thường xuyên mắc các lỗi giao tiếp.
– Thường có những lời nói, hành vi không phù hợp với hoàn cảnh.
– Tình yêu không được đáp lại hay bị từ chối cũng gây ra tình trạng xấu hổ.
– Bị vạch trần những hành vi không mong muốn, đặc biệt là dưới sự chứng kiến của nhiều người.
Nhìn chung, tất cả những tình huống không mong muốn ở trong cuộc sống sẽ đều gây ra cảm giác xấu hổ, đặc biệt là khi bản thân bạn lại là người có lỗi và gây ra những tình huống này.
Ngoài ra, đặc điểm về tính cách cũng là một trong những yếu tố chi phối cảm giác xấu hổ. Thường thì những người nhạy cảm, nhút nhát và tự ti thường hay dễ bị xấu hổ hơn những người năng động, lạc quan, bản lĩnh.
Bên cạnh đó, với những trường hợp gặp những vấn đề bệnh lý như rối loạn tâm thần cũng làm cho cảm xúc xấu hổ trở nên bất thường. Điển hình như những người bị rối loạn lo âu xã hội, trầm cảm, rối loạn nhân cách né tránh thường hay có cảm giác xấu hổ về bản thân.
Xem thêm: Tự tin là gì? Người tự tin là người như thế nào? Biểu hiện, ý nghĩa
Cách để bạn vượt qua được cảm giác xấu hổ
Xấu hổ là trạng thái cảm xúc thường thấy trong cuộc sống, tuy nhiên việc thường xuyên xấu hổ sẽ có những ảnh hưởng đáng kể cho cuộc sống, vì thế bạn cần học cách để chế ngự chúng. Hãy áp dụng ngay những cách sau đây để bản thân có thể vượt qua cảm giác này tốt nhất:
Hãy hít thở thật sâu
Hít thở sâu được xem là một trong những cách nhằm chế ngự cảm giác lúng túng và xấu hổ. Mỗi khi đối mặt với sự xấu hổ bạn sẽ khó để có thể tránh khỏi được tình trạng căng thẳng, lúng túng quá mức. Vì thế những khi xấu hổ hãy hít thở thật sâu.
Hít sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng được xem là biện pháp hiệu quả có tác dụng giúp ổn định cảm xúc, điều chỉnh nhịp tim và nhịp thở. Thực hiện lặp lại điều này vài lần bạn sẽ nhận thấy sự căng thẳng, xấu hổ giảm đi một cách đáng kể. Các biểu hiện của sự xấu hổ cũng nhờ đó mà cải thiện đi nhanh chóng.
Nhìn nhận các vấn đề theo hướng tích cực
Những người hay gặp tình trạng xấu hổ đa phần là do có suy nghĩ tiêu cực, họ luôn nhìn nhận sự việc với cái nhìn bi quan, cho rằng bản thân mình chính là nguyên nhân khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.
Điều này khiến bản thân bị dằn vặt, gây ra stress cùng với nhiều vấn đề khác về tâm lý. Vì thế để khắc phục điều này bạn hãy học cách suy nghĩ tích cực, mỗi khi suy nghĩ tích cực với những vấn đề xảy ra bạn sẽ có cái nhìn đa chiều và khách quan hơn.
Từ đó bạn sẽ thấy những sự việc xảy ra không chỉ có mặt tiêu cực mà chúng cũng có những điểm tích cực. Thông qua chúng mà ta biết cách nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ để các sự việc này không lặp lại thêm một lần nào nữa trong tương lai.
Chia sẻ với người bạn tin cậy
Nếu gặp phải vấn đề nào đó mà bạn không được chia sẻ, giải tỏa thì bản thân sẽ dễ rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng. Từ đó gây ra nhiều hệ lụy, vì thế hãy tìm những người bạn mà mình tin tưởng nhất để chia sẻ với họ mọi thứ .
Việc được chia sẻ sẽ giúp cho bạn nhanh lấy lại được cân bằng ở trong cuộc sống. Cũng nhờ việc tâm sự bạn sẽ được cho những lời khuyên hữu ích để giúp bản thân mình thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Không nên thân thiết với những kẻ cố ý khiến bạn xấu hổ
Thực tế có rất nhiều người cố ý khiến bạn bị xấu hổ trước mặt mọi người. Họ thấy thoải mái và vô cùng hả hê mỗi khi bạn bị bẽ mặt, bị chỉ trích. Vì thế hãy tự mình chấm dứt những mối quan hệ độc hại này.
Nhiều người thường dùng những câu nói khiếm nhã để nhằm trêu chọc bạn và sau đó lại nói rằng mục đích chỉ là nhằm đùa giỡn mà thôi. Trong những trường hợp này bạn nên bày tỏ suy nghĩ thẳng thắn và yêu cầu họ dừng ngay hành động làm cho bạn phải xấu hổ. Trường hợp họ vẫn cố chấp thì hãy cân nhắc để chấm dứt mối quan hệ này để tìm cho mình mối quan hệ tích cực hơn.
Biết cách để tha thứ cho những sai lầm của chính mình
Là con người chắc hẳn ai cũng sẽ mắc phải sai lầm, đây là điều không ai có thể tránh khỏi. Chính những sai lầm, những thiếu sót của bản thân sẽ là bài học, cũng là động lực để hoàn thiện chính mình.
Chúng ta cần biết cách tha thứ cho sai lầm của bản thân và không ngừng phát triển hơn mỗi ngày. Tránh mãi giữ cảm giác dằn vặt và tội lỗi, thay vì mãi nhớ đến những sai lầm ấy thì hãy thay đổi dần tính cách để giúp bản thân linh hoạt hơn và tận hưởng cho mình niềm vui thực sự.
Học cách phản ứng khi xấu hổ
Việc học cách phản ứng khi gặp phải trường hợp xấu hổ là điều rất cần thiết mà mỗi người nên áp dụng. Sau đây là một số cách để giảm bớt xấu hổ: Biết xin lỗi khi phù hợp, thay đổi chủ đề, cười trừ,…
Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên việc trấn an bản thân để giúp cân bằng cảm xúc, tránh rơi vào cảm giác quá tiêu cực.
Xem thêm: Xởi lởi là gì? Vì sao nói “xởi lởi trời cho so đo trời lấy”
Cố gắng phát triển bản thân
Cảm giác xấu hổ thường hình thành khi bản thân có quá nhiều thiếu sót, năng lực kém,… Chính vì thế nên cách tốt nhất để quả nhất để vượt qua cảm xúc này chính là cố gắng để phát triển bản thân.
Nếu như thiếu kỹ năng bạn sẽ thường xuyên gặp sự cố ngoài ý muốn và bị lúng túng khi đối mặt với những khó khăn, thử thách. Đây chính là lý do làm gia tăng cảm giác xấu hổ, tự ti,… Lời khuyên dành cho bạn là hãy hoàn thiện bản thân mỗi ngày để giúp mình tự tin hơn và hạn chế vướng phải những tình huống xấu hổ.
Dành thời gian để thực hiện hoạt động mình yêu thích
Thay vì việc mãi chìm đắm ở trong cảm giác xấu hổ, buồn bã thì bạn nên dành thời gian cho những điều mà mình yêu thích như vẽ tranh, đọc sách, tập yoga, nấu nướng,…
Việc thực hiện các hoạt động mà mình yêu thích có tác dụng giúp gia tăng hormone serotonin và dopamine, chúng giúp mang đến cảm giác vui vẻ, thoải mái. Đồng thời chúng còn có tác dụng xoa dịu cảm giác xấu hổ, buồn bã và căng thẳng hiệu quả.
Cảm xúc xấu hổ là một trong những yếu tố gây ra vấn đề stress. Vì thế nếu như không được giải tỏa kịp thời lâu ngày sẽ tích tụ, gây ra những vấn đề tâm lý, tâm thần.
Vì thế đừng quên thực hiện những hoạt động, công việc mà mình yêu thích để nhằm giải tỏa cảm xúc, giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất.
Rèn luyện bản lĩnh
Thường thì những ai có sở thích tính cách bản lĩnh, mạnh mẽ sẽ biết cách để chế ngự những cảm xúc tiêu cực. Vì thế mà khi gặp tình huống xấu hổ họ sẽ tránh được những cảm xúc xấu hổ, buồn bã quá mức.
Vì thế hãy rèn luyện cho bản thân sự bản lĩnh để có thể mạnh mẽ hơn trong mọi khó khăn xảy ra trong cuộc sống. Để rèn luyện được tính cách, bạn cần phải có sự kiên trì và cố gắng. Trước hết hãy biết cách để tự tin hơn vào thân, học cách từ chối, chăm chỉ học tập và cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Khi thực sự có bản lĩnh bạn sẽ biết cách để đương đầu với mọi thách thức, khó khăn. Ngoài ra việc biết cách nhìn nhận sự việc theo chiều hướng khách quan, tích cực còn giúp bạn vượt qua được sự xấu hổ và cảm xúc tiêu cực.
Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý
Nếu bạn đang trải qua cảm giác xấu hổ kéo dài khiến bản thân luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng, bi quan, không biết cách kiểm soát cảm xúc,.. thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ vấn đề, những điều mà bản thân đang phải đối mặt, từ đó để có thể điều chỉnh cảm xúc được tốt hơn. Ngoài ra các chuyên gia còn có thể phát hiện được những bất thường trong cảm xúc, cũng như suy nghĩ của bạn để có hướng giải quyết hợp lý.
Ngoài việc giúp bạn biết cách để chế ngự cảm xúc, các chuyên gia tâm lý còn giúp bạn trang bị những kỹ năng cần thiết nhằm để phục vụ cho cuộc sống.
Qua đây chúng ta đã hiểu rõ được xấu hổ là gì, nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách để bạn có thể vượt qua được cảm giác xấu hổ hiệu quả. Từ đó để giúp bản thân biết cách cân bằng cảm xúc, sớm lấy lại tinh thần và hoàn thiện mình hơn.