Ở cộng đồng fan hâm mộ anime và manga Việt Nam hiện nay, gần như mọi người đều bị gắn mác là wibu. Vậy bạn có hiểu khái niệm wibu là gì và liệu cách sử dụng thuật ngữ wibu như thế nào cho đúng? Cùng khám phá định nghĩa weeaboo (wibu) là gì cũng như sự khác biệt giữa 2 thuật ngữ otaku và weeaboo là gì trong thế giới manga Nhật Bản.
Wibu là gì? Weeaboo là gì?
Wibu là một cách nói theo phiên âm của từ Weeaboo. Weeaboo là từ có nguồn gốc xuất phát từ phương Tây, dùng để chỉ những người không có quốc tịch Nhật Bản, tuy nhiên lại phát cuồng với các sản phẩm văn hóa Nhật Bản. Phải kể đến những thể loại phim truyện luôn được sưu tầm và hâm mộ cuồng nhiệt bởi các Wibu truyện tranh manga Nhật Bản, hoạt hình anime và light novel.
Weeaboo, hay Wibu là những thuật ngữ chuyên dùng để chỉ những ai là fan cuồng của anime (Việt Nam thường sử dụng từ Wibu). Theo một số ý kiến, thuật ngữ này mang tính sỉ nhục những người tự nhận mình là otaku, tuy nhiên lại chẳng có hiểu biết gì về anime hay về văn hóa của người Nhật rút ra từ những tác phẩm phim anime đó. Thậm chí, ngay cả khái niệm otaku là gì chưa chắc họ đã hiểu rõ.
Một số người đánh giá một cách phiến diện rằng: wibu là ai mà hay xem anime, những bạn otaku đều là wibu mà hầu như không tìm hiểu thêm. Trong khi thực ra, những đối tượng này đôi khi có thể chỉ là mới xem và thấy thích thú với những chương trình hoạt hình trên truyền hình và muốn tìm hiểu thêm, thường là ở lứa tuổi học sinh tiểu học.
Nguồn gốc của Wibu?
Để hiểu wibu có nghĩa là gì, ta cần hiểu về thuật ngữ “Wapanese” ra đời vào khoảng thời gian đầu thập niên 2000, và trường hợp thuật ngữ này được tìm kiếm bằng Google sớm nhất là với cơ sở dữ liệu Racial Slur (được xem là cơ sở dữ liệu ghi lại những từ khóa có liên quan tới sự phân biệt chủng tộc) vào ngày 30 tháng 6 năm 2002. Từ này mang ý nghĩa chỉ những người da trắng bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật Bản, bao gồm anime/manga.
Đến thời điểm cuối năm 2003, việc dùng thuật ngữ này càng nhiều trên diễn đàn 4chan khiến sự tranh chấp quan điểm giữa những ai hâm mộ văn hóa Nhật và những người không – bắt đầu bùng nổ. Đỉnh điểm là cho đến năm 2005, những người điều hành 4chan thậm chí quyết định thay luôn “Wapanese” thành từ “Weeaboo” – 1 thuật ngữ hư cấu và được Nicholas Gurewitch giới thiệu trong bộ comic Perry Bible Fellowship của mình.
Kể từ đó, khái niệm weeaboo nghĩa là gì đã được dùng khá nhiều trên thế giới để công kích những ai có xu hướng thiên vị hàng nhập khẩu, công nghệ và văn hóa Nhật Bản hơn văn hóa bản địa của họ. Khi du nhập vào Việt Nam, để ngắn gọn hơn và dễ viết hơn thì cách viết của từ này đã được giới trẻ Việt nói lái thành “Wibu” dựa theo cách đọc của từ gốc.
Sự xuất hiện của khái niệm weeaboo nghĩa là gì đã góp phần tạo nên nét nghĩa của wibu. “Weeaboo” là từ ngữ của quốc tế, còn ở Việt Nam thì từ “Wibu” được sử dụng. Dù cách viết khác đi nhưng người ta đều hiểu weeaboo và wibu có nghĩa là gì, ám chỉ đến ai.
Không chỉ vậy, weeaboo còn trở thành từ chỉ chung tất cả những ai có biểu hiện như vậy, chứ không phải chỉ riêng người da trắng nữa. Sau khi đọc những lý giải trên, bạn đã hiểu thuật ngữ được dùng phổ biến trên mạng xã hội hiện nay – wibu là cái gì, wibu là ai chưa?
Sự khác nhau giữa Otaku và Wibu là gì?
Hiện nay vẫn còn khá nhiều người bị nhầm lẫn khái niệm giữa 2 thuật ngữ “otaku” và “wibu”. Do sự phát triển lớn mạnh và thần tốc của văn hóa 2D Nhật Bản như anime, manga… nên không ít người cho rằng đó là đại diện của văn hóa Nhật và rồi đánh giá một cách phiến diện bất cứ ai thích anime, manga đều là một “wibu”. Để có thể dễ dàng phân biệt 2 từ này, cùng tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của 2 khái niệm otaku và wibu là gì dưới đây nhé!
Đặc điểm của Otaku:
- Thể hiện sở thích với manga – anime một cách vừa phải
- Họ biết rằng có người không có hứng thú với một vài thể loại manga – anime, hoặc tất cả ấn phẩm văn hóa Nhật Bản
- Có thể bàn luận cởi mở về nội dung manga – anime
- Không chèn thêm các từ tiếng Nhật khi giao tiếp với người khác
Đặc điểm của Wibu:
- Luôn cho rằng thể loại manga – anime là số một, xem thường mọi phương tiện truyền thông nghe nhìn khác, đặc biệt đối với hoạt hình phương Tây
- Luôn tôn sùng và cho rằng Nhật Bản mới là quốc gia hoàn hảo, là “vùng đất hứa”, và tất cả mọi người trên thế giới này đều yêu thích manga – anime
- Mọi hiểu biết về Nhật Bản chỉ giới hạn trong những gì họ biết về manga – anime, gồm cả tiếng Nhật
- Thường sử dụng các từ tiếng Nhật khi nói chuyện, chẳng hạn như từ “desu” ở cuối câu, hoặc nói “kawaii” thay vì “dễ thương”, gọi “mèo” là “neko”,…
- Ước mơ được trở thành người Nhật, thậm chí tự nguyền rủa xuất thân của chính mình
- Và điều quan trọng nhất là: luôn làm người khác cảm thấy phiền vì sở thích của bản thân mình
Lý do Wibu không được yêu thích?
Thực chất, wibu không chỉ bị kỳ thị ở Việt Nam, mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hầu hết, ai là wibu đều là những thanh thiếu niên trẻ còn chưa trải sự đời. Họ chỉ biết đắm chìm trong thế giới manga và anime, đồng thời luôn tự “ảo tưởng sức mạnh”, muốn chứng tỏ bản thân mình.
Lý do khiến wibu thường xuyên bị lên án là do một số thành phần luôn muốn bản thân mình “thượng đẳng” hơn tất cả mọi người và coi bản thân là số 1. Họ si mê văn hóa Nhật tới nỗi sẵn sàng “ném đá” bất kỳ ai dám lên tiếng phê bình hoặc chỉ đơn giản là không có hứng thú với những tác phẩm anime, manga – dù nó có truyền tải thông điệp tốt hay xấu.
Đặc biệt, họ chỉ biết tôn thờ văn hóa Nhật Bản đến mức xem thường và chê bai văn hóa của các quốc gia khác, kể cả văn hóa nguồn gốc của chính mình.
Xem thêm: Kimochi là gì? Sự thật thú vị đằng sau từ Kimochi trong tiếng Nhật Bản
Cách sử dụng từ Wibu đúng cách
Trong trường hợp bạn muốn sử dụng thuật ngữ Wibu để gọi một ai đó thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là tìm hiểu rõ ràng về sự hình thành cũng như những ý nghĩa mà nó mang. Hãy nhớ là từ Wibu chỉ được sử dụng trong cộng đồng fan Việt mới có ý nghĩa.
Nếu bạn giao lưu với một ai đó là người Việt thì có thể dùng từ Wibu thoải mái, vì nó là từ nói lái của Weeaboo trong tiếng Việt. Còn nếu bạn nói chuyện với những nhóm fan đến từ các quốc gia khác trên thế giới thì nên sử dụng khái niệm quốc tế – Weeaboo sẽ chuẩn hơn.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng từ này thật thận trọng vì thực chất ý nghĩa của chúng là để công kích người mà bạn thấy có hành động ngông cuồng và thể hiện mình am hiểu về văn hóa Nhật Bản một cách thái quá. Chính vì thế, ý nghĩa của nó hoàn toàn không mang ý nghĩa tích cực.
Nếu bạn chỉ có ý định trêu chọc người bạn của mình thôi thì cũng không nên dùng từ ngữ này. Điều đó có khả năng sẽ khiến họ cảm thấy không được tôn trọng và bị tổn thương. Một cách gọi thiếu ý tứ và không hợp lý sẽ có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ và sử dụng từ thật đúng để tránh các tình huống hiểu nhầm ngữ nghĩa, gây ra những kết quả đáng tiếc cho cả người nói và cả người nghe nhé.
Bản chất cốt lõi của thuật ngữ wibu cũng như nguồn gốc hình thành của nó đều mang theo tính chất tiêu cực cũng như hàm ý mỉa mai và châm chọc. Do đó, nếu từ này bị dùng một cách vô tội vạ, vô tình sẽ khiến những người chỉ đơn giản là quan tâm đến nền văn hóa Nhật bị tổn thương.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về sự khác biệt giữa hai thuật ngữ Otaku và Wibu là gì. Wibu thường mang ý nghĩa sỉ nhục, xúc phạm, vì vậy hãy cẩn thận khi muốn ám chỉ nguwofi khác với thuật ngữ này nhé. Để không khiến ai đó bị tổn thương, bạn có thể dùng từ “manga – anime fan” để miêu tả những người hâm mộ manga và anime, đặc biệt nếu bạn đang ở Nhật hoặc giao tiếp với người Nhật Bản.