Điều kiện DDP là gì trong xuất nhập khẩu

Điều kiện DDP được sử dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ điều kiện này nên còn rất lúng túng. Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ điều kiện DDP là gì, cách vận dụng nó trong thương mại quốc tế. 

DDP là gì?

Nếu học hoặc làm trong ngành xuất nhập khẩu, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp điều kiện DDP rất nhiều. Vậy DDP là gì trong xuất nhập khẩu? Điều kiện DDP là viết tắt của cụm từ Delivered Duty Paid, có nghĩa là giao tới đích đã nộp thuế. 

Ở điều kiện này người bán sẽ phải thanh toán tất cả cước phí vận chuyển và chịu tất cả rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho bên mua hàng và đã nộp đầy đủ thuế trước khi hàng được giao cho bên mua, ví dụ như thuế nhập khẩu. Còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán chi phí bốc dỡ hàng hóa khi hàng đã được vận chuyển đến nơi nhận đã được được chỉ định khi bên bán đã thanh toán thuế và cước phí.  

Điều kiện DDP là gì?
Điều kiện DDP là gì?

Nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong DDP là gì

– Nghĩa vụ của người bán

  • Chuẩn bị hàng hóa cùng các chứng từ liên quan.
  • Book tàu và chịu tiền phí vận chuyển hàng hóa. 
  • Chịu mọi rủi ro và trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao đến tay người mua. 
  • Tiến hành thông quan xuất nhập khẩu (trả mọi chi phí và thuế xuất nhập khẩu, cung cấp giấy phép xuất nhập khẩu). 
  • Vận chuyển hàng đến địa điểm giao hàng đã được hai bên thỏa thuận từ trước đó. 
  • Cung cấp đầy đủ chứng từ để người mua có thể nhận hàng tại địa điểm quy định.
Nghĩa vụ của bên bán và bên mua
Nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong DDP là gì?

– Nghĩa vụ của người mua

  • Trả đầy đủ tiền hàng theo hợp đồng đã thỏa thuận.
  • Chịu trách nhiệm về hàng hóa khi chúng được giao đến địa điểm đã chỉ định.

Qua những điều trên ta cũng có thể thấy rằng, ở điều kiện này người bán chịu trách nhiệm và chi phí tối đa còn người mua thì có trách nhiệm và chi phí tối thiểu. Vì vậy, điều khoản này có nhiều thuận tiện hơn với người mua và không thuận tiện với người bán hàng.

Xem thêm: GDP là gì? Tầm quan trọng và cách tính GDP thông dụng

Nhập khẩu DDP khác gì với CIF

DDP CIF
Với DDP, người bán phải chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa và chi phí cho tới khi hàng được giao an toàn tới địa điểm nhận hàng đã được chỉ định trước đó.  Với CIF, trách nhiệm về hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua tại cảng xếp hàng. Nhưng trách nhiệm về chi phí của người bán hết khi hàng đã được giao an toàn ở cảng dỡ hàng. 
Trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa không được nhắc đến trong điều khoản DDP. Nếu mua thì là do 2 bên thỏa thuận.  Với CIF, người bán sẽ phải mua bảo hiểm hàng hóa (chi phí này sẽ được cộng vào giá trị của hàng). Sau đó người bán sẽ gửi chứng từ bảo hiểm cho bên mua và không phải chịu trách nhiệm về hàng hóa nữa.

Bạn nên tùy vào mục đích và điều kiện của công ty mà chọn phương thức nhập khẩu cho phù hợp. Ví dụ, nếu như bạn là người mua hàng cá nhân thì nên chọn điều kiện DDP để tiết kiệm chi phí tối ưu nhất. 

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về điều kiện DDP trong Incoterms 2010. Hy vọng, qua đây bạn đọc đã hiểu rõ nhập khẩu DDP là gì, trách nhiệm của người mua và người bán trong điều kiện này và ứng dụng nó một cách hiệu quả. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *